Biểu thuế xuất khẩu năm 2023

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2022 – 2027 [Hiệp định EVFTA].

Theo dự thảo, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho từng năm, kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31/12/2027, áp dụng đối với 737 dòng thuế.

Về mức thuế xuất khẩu ưu đãi: Thuế suất trung bình năm 2022 là 14,8%; năm 2023 là 10,1%; năm 2024 là 9,6%; năm 2025 là 8,4%; năm 2026 là 8% và năm 2027 là 7,5%.

Về điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA: Hiệp định EVFTA là hiệp định thứ hai sau Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] mà Việt Nam cam kết cắt giảm/xoá bỏ thuế xuất khẩu. Hiệp định này không có quy định cụ thể về các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế được nhập khẩu vào các lãnh thổ quy định tại Nghị định theo đúng đối tượng và tránh gian lận thương mại, dự thảo Nghị định quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi là có bản sao chứng từ vận tải và tờ khai hải quan nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc các lãnh thổ quy định tại Nghị định.

Về thủ tục áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định EVFTA: Theo quy định hiện hành, người khai hải quan thực hiện khai hải quan theo quy định tại mục V của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, biểu thuế xuất khẩu ưu đãi ban hành kèm theo dự thảo Nghị định chỉ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu có điểm đến là các lãnh thổ quy định tại Nghị định nên cần bổ sung 02 loại hồ sơ [bản sao chứng từ vận tải và bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu] để tránh các trường hợp gian lận thương mại. Việc bổ sung này không phát sinh thêm thủ tục hành chính mà chỉ phát sinh thêm giấy tờ cần nộp để chứng minh lô hàng đủ điều kiện được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Việc bổ sung bản sao chứng từ vận tải và bản sao tờ khai nhập khẩu phù hợp với quy định của Điều 71 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ 6,3%-1%

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt EVFTA theo AHTN 2022 giai đoạn 2022 - 2027 gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho từng năm, kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31/12/2027.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bình quân cho từng năm là: Năm 2022 là 6,3%; năm 2023 là 4,7%; năm 2024 là 3,5%; năm 2025 là 2,3%; năm 2026 là 1,7% và năm 2027 là 1%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan thuộc các nhóm: 04.07 [trứng gia cầm], 17.01 [đường], 24.01 [lá thuốc lá] và 25.01 [muối] là mức thuế suất trong hạn ngạch.

Dự thảo Nghị định quy định các điều kiện để hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA, gồm: [1] Thuộc biểu thuế quy định tại Phụ lục II; [2] Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các lãnh thổ quy định tại Nghị định, và hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; [3]
Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.

Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công Thương

 

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Chủ Đề