Biomass energy là gì

Năng lượng trong vật liệu sinh khối - biomass được tạo ra bởi thực vật thông qua quá trình quang hợp. Sinh khối có thể được sử dụng trực tiếp như một chất đốt hoặc chuyển đổi thành nhiên liệu lỏng và khí thông qua các quá trình sản xuất khác nhau. Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng Thuận Hải tìm hiểu xem: Biomass - sinh khối là gì cùng ứng dụng của loại nhiên liệu này trong hoạt động sản xuất công nghiệp.


Nhiên liệu sinh khối - biomass vòng đời thân thiện môi trường

Biomass - sinh khối là gì?

Biomass hay sinh khối là một loại vật chất dạng thực vật hoặc động vật sử dụng để làm nhiên liệu sản sinh ra điện và nhiệt. Chúng ta có thể bắt gặp việc sử dụng sinh khối như một nguồn nhiên liệu là: Củi khô, vật chất được sử dụng làm chất đốt trong nấu nướng ở nhiều gia đình vùng nông thôn tại Việt Nam.

Biomass là nguồn nhiên liệu tái tạo và đang là một trong những nguồn năng lượng quan trọng tại nhiều quốc gia. Việc sử dụng sinh khối trong sản xuất nhiệt và điện giúp giảm việc phát thải carbon dioxide [CO2], từ đó bảo vệ môi trường và hạn chế sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch khác.

Nhiên liệu sinh khối - biomass được sử dụng như thế nào?

Có nhiều cách để sử dụng nhiên liệu sinh khối nhờ vào sự phát triển của khoa học nói chung và ngành hóa học nói riêng. Rộng rãi nhất là sử dụng các viên nén sinh khối từ gỗ, mùn cưa để đốt trực tiếp thay thế cho than đá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chuyển đổi biomass thành khí sinh học và nhiên liệu sinh học, một loại nhiên liệu lỏng có thể được sử dụng để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong vận tải.

Sản xuất nhiên liệu sinh khối như thế nào?

Nhiên liệu sinh khối - biomass hiên này được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau, từ phụ phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, cây trồng khai thắc năng lượng đến các phế thải như thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt.

Thuận Hải - bên cạnh việc cung cấp các loại nhiên liệu [biomass, than đá] còn là một những doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ nhiên liệu sinh khối lớn nhất Việt Nam. Như một lời cam kết với môi trường, chúng tôi luôn ưu tiên phát triển mảng năng lượng sạch thông qua việc sử dụng nhiên liệu từ trấu, vỏ cọ và gỗ, góp phần vào sự phát triển bền vững.


Nguyên liệu sinh khối phổ biến được sản xuất từ gỗ phế phẩm

Sinh khối là nhiên liệu tái tạo

Nguồn sinh khối được khai thác thông qua các phương pháp bền vững được phân loại là nguồn năng lượng tái tạo. Trong suốt quá trình sinh trước, sinh khối - biomass đến từ các chất hữu cơ, là vật chất sống, hấp thụ carbon dioxide [CO2] trong quá trình phát triển. Khi nhiên liệu sinh khối bị đốt cháy sẽ thải ra lượng khí CO2 bằng một lượng mà nó đã hấp thụ trong quá trình trên.

  • Vào năm 2019, sinh khối chiếm 6% sản lượng điện của Vương quốc Anh, hơn 1/6 tổng sản lượng điện tái tạo.
  • Con người chiếm khoảng 1 / 10.000 khối lượng sinh khối trên Trái đất.
  • Năng lượng sinh khối lần đầu tiên được phát triển và sử dụng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch [dầu, than đá] vào năm 1973
  • Cơ quan Năng lượng Quốc tế [IEA] ước tính năng lượng sinh học chiếm khoảng 1/10 tổng nguồn cung năng lượng của thế giới.

Thuận Hải tiên phong trong ứng dụng nhiên liệu sinh khối - biomass

Năng lượng sinh khối từ lâu đã gắn liên với cuộc sống của con người trong tiến trình tiến hóa và phát triển, từ việc sử dụng gỗ để làm nhiên liệu đốt đến sử dụng các loại phế phẩm từ nông nghiệp như rơm, rạ, vỏ trấu.

Ngày nay sinh khối ở dạng gỗ vẫn là nguồn năng lượng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới thay thế cho nhiên liệu hóa thạch [dầu mỏ, than đá] nhằm ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thuận Hải trở thành một trong những nhà tiên phong ứng dụng nhiên liệu sinh khối - biomass khi Công ty bắt đầu và phát triển hệ thống lò hơi đồng đốt với than đá. Sản lượng nhiên liệu sinh khối - biomass tiêu thụ hàng năm lên tới 200,000 tấn như một lời cam kết của Thuận Hải trong tiến trình cắt giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch để hướng đến một tương lai phát triển bền vững hơn.

Thuận Hải - nhà cung cấp giải pháp năng lượng tối ưu: linh động, ổn định và hiệu quả.

Công Ty Cổ Phần Thuận Hải

Địa chỉ: Tòa nhà Thuận Hải, Lô Vb.20a2, Đường số 24, Khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 1900 1766

Email:

Website: //thuanhai.com.vn/

>>> Tìm hiểu thêm: Tiềm năng năng lượng Biomass tại Việt Nam

-----------------------------------------------------------------------------

Tổng hợp.

Năng lượng sinh khối không phải nguồn năng lượng mới, nhưng công nghệ hiện nay ở nước ta lại chưa thể khai thác tối đa 100% nguồn năng lượng dồi dào này.

Các dạng vật liệu có thể chuyển thành năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối [biomass energy] là năng lượng được tạo ra từ các vật liệu dư thừa như trấu, rơm rạ, bã mía hoặc chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người [rác, bùn/nước cống]. Sinh khối là sử dụng các vật liệu này chuyển hóa thành điện năng [sinh hóa, hóa học] hoặc nhiệt năng [đốt].

Với đặc thù là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng khai thác khoảng 150 triệu tấn các loại này mỗi năm. Việc làm này không chỉ giúp giảm bớt các chất thải ra môi trường mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Chẳng hạn, sản xuất điện từ gỗ củi có tiềm năng quy đổi đạt 14,6 triệu tấn dầu, các loại phế thải là 20,6 triệu tấn dầu quy đổi và rác thải đô thị là khoảng 1,5 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2030.

Các dạng sinh khối khác như trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía ở các nhà máy mía đường có thể áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng [sản xuất cả điện và nhiệt] để hòa vào lưới điện quốc gia. Đồng bằng sông Cửu Long chính là vùng có tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối lớn nhất cả nước [33.4%], kế đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung [21.8%].

Đặc biệt, năng lượng sinh khối từ bã mía đang có tiềm năng rất lớn để cân bằng nguồn cung điện cho thủy điện vào mùa khô, thời điểm sản xuất điện của các nhà máy mía đường. Theo tính toán, đến năm 2030 cả nước sẽ có 40 triệu tấn mía, tương ứng công suất phát điện 1.600MW, điện năng từ bã mía đạt 4,7 triệu MWh, tương đương 2,8 tỷ kWh điện thương phẩm hòa lưới điện quốc gia. 

Cả nước có khoảng 41 nhà máy mía đường, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng sinh khối

Theo Quy hoạch điện VII, mục tiêu đến năm 2025 và 2030 nguồn năng lượng sinh khối chiếm 1,2% và 2,1% tổng sản lượng điện quốc gia, tương ứng công suất 1.200 MW và 3.000 MW. Trong khi đó, sáu tháng đầu năm, công suất điện sinh khối nối lưới của Việt Nam đạt khoảng 350MW, tương đương 50% mục tiêu của năm 2020. 

Vì thế, điện sinh khối rất cần một cơ chế khuyến khích đặc thù tương tự như đối với năng lượng tái tạo [mặt trời, gió...]. Quyết định 08/2020/QĐ-TTg vừa được Chính phủ ban hành như một cú hích đối với phát triển năng lượng sinh khối. Theo Quyết định này, với dự án đồng phát nhiệt - điện thì giá mua cố định trong 20 năm là 1.634đ/kWh, còn dự án không phải là đồng phát nhiệt - điện giá mua là 1.968đ/kWh.

Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển điện sinh khối, theo ông Phạm Nguyên Hùng - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1, ngoài cơ chế về giá, Chính phủ cần gỡ vướng các quy định, thủ tục đầu tư cần sự phê duyệt của các Bộ, ban, ngành Trung ương, hướng dẫn cụ thể việc bổ sung các dự án điện sinh khối theo Luật Quy hoạch. 

Dư địa cho phát triển năng lượng sinh khối vẫn còn rất lớn, từ bã mía, gỗ vụn đến trấu rơm rạ

Khi các nút thắt được gỡ, năng lượng sinh khối sẽ dễ dàng thu hút được sự đầu tư đến từ khu vực tư nhân.

Về vấn đề thời vụ thu hoạch mía chỉ kéo dài 3 tháng, Ông Vũ Hiệp - PGĐ Trung tâm Năng lượng tái tạo - Viện Năng lượng [Bộ Công Thương] tư vấn, các nhà máy cần linh hoạt lựa chọn công nghệ và nhiên liệu thay thế [như gỗ vụn, trấu, rơm rạ…] để tăng khả năng phát điện quanh năm từ đó tăng doanh thu, đảm bảo tính ổn định, lâu dài của dự án. 

Về điện sinh khối từ các nhà máy nhiệt điện đốt rác thải, các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ hiện đã có một số dự án xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng để phát điện. Theo Quy hoạch phát triển điện lực TP.HCM, thành phố dự kiến đưa vào hoạt động các nhà máy này với tổng công suất khoảng 45MW sau năm 2025.

Khái niệm biomass energy trên thế giới được hiểu là đơn giản là năng lượng từ những thứ có sự sống, đa phần có nguồn gốc thực vật hoặc chất thải động vật. Tại Việt Nam, năng lượng sinh khối còn bao hàm cả đồng đốt nhiên liệu sinh khối với than tại các nhà máy điện than, phát điện từ chất thải rắn.

Như vậy tiềm năng và dư địa của phát triển năng lượng sinh khối hiện nay là vô cùng to lớn. Vấn đề lớn nhất hiện nay chính là việc đầu tư vào các nhà máy sinh khối yêu cầu hàm lượng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cần có sự nghiên cứu, đầu tư chuyên sâu vào thực hiện dự án kết hợp các giải pháp đồng bộ của Chính phủ.

Phương Nguyễn

Hàng loạt ngành nghề, lĩnh vực công đã có sự thay thế, chuyển dần từ các loại đèn truyền thống sang đèn LED nhằm đem đến lợi ích về tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường

Video liên quan

Chủ Đề