Bịt lỗ hổng cơ chế mua sắm vật tư y tế

Bịt lỗ hổng cơ chế mua sắm vật tư y tế
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã khẳng định trên diễn đàn Quốc hội, các vụ án trong mua sắm trang thiết bị y tế không phải do lỗi cơ chế mà có yếu tố tư lợi, tham ô, trục lợi.

(PLVN) - Thời gian vừa qua, xảy ra nhiều vụ án liên quan đến đấu thầu vật tư, thiết bị y tế. Đau buồn là nhiều trí thức, bác sỹ có “bàn tay vàng” trong mổ xẻ, trị bệnh cứu người cũng bị kỷ luật, dính vào lao lý. Câu chuyện được nêu lên tại kỳ 2 của Kỳ họp thứ 2 QH15 đang diễn ra tại Hà Nội.

Có nhiều nguyên nhân, nhưng dưới góc độ quản lý nhà nước, rõ ràng còn rất nhiều “lỗ hổng” trong luật pháp, các quy định liên quan.

Luật Quản lý giá 2012 xác định giao cơ quan quản lý giá đối với giá chuyên ngành về cho ngành quản lý. Ví dụ, giá đất giao cho Bộ TN&MT; giá điện, xăng dầu giao về Bộ Công Thương; giá thiết bị y tế do Bộ Y tế chịu trách nhiệm. Từ quy định đó, Nghị định của Chính phủ đã xác định trách nhiệm quản lý giá thiết bị y tế thuộc về Bộ Y tế. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 14 năm 2020.

Trong lĩnh vực đất đai, cơ quan điều tra cũng vừa khởi tố bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Vimedimex về hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Với vật tư y tế, gần đây Bộ Tài chính tham gia cùng với Bộ Y tế góp ý để đề nghị Chính phủ bịt chặt “lỗ hổng” này. Liên Bộ Tài chính-Y tế đã thảo luận để xây dựng Nghị định 98 ngày 8/11/2021. Nghị định này quy định phải kê khai giá. Khi đã kê khai giá, nếu bán giá sai so với quy định sẽ bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép, thậm chí bị xử lý hình sự. Trong kê khai giá, phải có yêu cầu nếu thiết bị y tế nhập khẩu thì nêu rõ giá nhập. Thiết bị sản xuất trong nước cũng phải được công khai các chi phí hợp lý.

Phải nói rằng, tình hình tội phạm kinh tế, trong đó có nhóm tội danh tham nhũng vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm về kinh tế có xu hướng tăng cả về phạm vi hoạt động, cơ cấu, thành phần tội phạm và tính chất nguy hiểm, có trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ bản, thuế, tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, xuất, nhập khẩu, hợp tác đầu tư, quản lý và sử dụng đất đai, tội phạm có tổ chức và có tính quốc tế và tội phạm tham nhũng... Phương thức, thủ đoạn phạm tội và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, như sử dụng công nghệ cao, lợi dụng những sơ hở và sự chưa đồng bộ của pháp luật và chính sách phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, việc phát hiện, điều tra, chứng minh tội phạm gặp không ít khó khăn.

Tất nhiên, “lổ hổng” về luật pháp là khách quan. Chính Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã khẳng định trên diễn đàn Quốc hội, các vụ án trong mua sắm trang thiết bị y tế không phải do lỗi cơ chế mà có yếu tố tư lợi, tham ô, trục lợi. Dù các đối tượng cố ý, tuy nhiên, bịt kín “lổ hổng” luật pháp có ý nghĩa phòng tội phạm.

Chiều 20.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên chuyên đề, cho ý kiến về dự án luật Đấu thầu sửa đổi. Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết dự án luật dự kiến bổ sung quy định các trường hợp chỉ định thầu để tạo điều kiện thuận lợi áp dụng trong các trường hợp cấp bách hoặc cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án lớn, trọng điểm. Ông Dũng dẫn một số gói thầu dự kiến áp dụng cơ chế chỉ định thầu như: gói thầu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; gói thầu thuộc các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn; gói thầu thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Bịt lỗ hổng cơ chế mua sắm vật tư y tế

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu ý kiến tại phiên họp

Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng các trường hợp mở rộng chỉ định thầu theo dự thảo luật vốn là các cơ chế đặc thù mà Quốc hội cho phép trong nghị quyết gần đây. Tuy nhiên, các cơ chế này chưa được tổng kết, đánh giá thì dự thảo luật lần này đã thể chế hóa. “Chúng tôi rất băn khoăn mặt tích cực, tiêu cực thế nào? Đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo làm rõ hơn”, ông Thanh nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, lâu nay mỗi khi nói đến đầu tư công, đấu thầu, đấu giá lúc nào cũng có lý do là thủ tục kéo dài, thậm chí ách tắc, rồi nói là do luật, nên đề nghị cơ quan soạn thảo chỉ thẳng nội dung ách tắc, phức tạp khiến việc đấu thầu kéo dài, khó thực hiện. “Các đồng chí chỉ thẳng ra nội dung nào ách tắc, phức tạp, làm cho đấu thầu kéo dài. Và sửa thế nào, có khắc phục được chuyện ấy không? Không đi thẳng vào cái này rất khó. Rồi sửa luật xong vẫn như cũ rồi lại bảo do luật”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, và nói rõ dự án luật chưa làm rõ được việc này.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu đấu thầu được thì giá giảm xuống rất thấp trong khi các cơ quan thường xuyên lấy lý do khó đấu thầu để xin chỉ định thầu. “Như sân bay Long Thành, các anh Đồng Nai báo cáo chúng ta đấu thầu công khai, rộng rãi, nghiêm ngặt và giảm được rất nhiều tiền”, Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị cơ quan soạn thảo phải làm rõ vì sao có tình trạng này để có cách khắc phục.

Dẫn tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông thầu, tham nhũng tiêu cực trong lĩnh vực đấu thầu, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ rõ thực trạng nói trên chỗ nào do pháp luật, chỗ nào thiếu chặt chẽ. “Ta nói bịt lỗ hổng thì lỗ hổng là cái gì, có lỗ hổng không, hổng ở đâu, vá thế nào? Tôi thấy phải đi thẳng vào, chứ nói chung quá”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Sau hàng loạt phân tích, Chủ tịch Quốc hội đánh giá luật đang được sửa theo hướng “kém minh bạch hơn”. “Chúng ta muốn luật hóa để minh bạch, công khai, nhưng đọc các điều khoản sửa tôi lại thấy có thể phát sinh tình trạng làm chậm trễ hơn trong thi hành luật, rồi lại tạo ra sơ hở, thêm thủ tục hướng dẫn khi 30% điều khoản là giao Chính phủ quy định chi tiết”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

\n

Giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết dự thảo đã sửa một số quy định để đảm bảo cạnh tranh trong hồ sơ mời thầu. “Điều này nhằm hạn chế đấu thầu hình thức, tức quân xanh, quân đỏ; gian lận trong đấu thầu”, ông Dũng nói và cho biết dự thảo luật cũng thiết kế để khắc phục tình trạng trúng thầu giá rẻ nhưng thực tế phải trả giá đắt như vừa qua.

Luật vướng gì mà Thủ tướng chỉ đạo vẫn thiếu thuốc?

Một vấn đề được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm là ách tắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế “có vấn đề gì không mà tổ chức thực hiện lại khó như thế”. “Đến mức Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt mà vẫn thấy khan hiếm thuốc”, ông Thanh nói và cho rằng, cần làm rõ để thấy luật sửa đổi sẽ khắc phục vấn đề này như thế nào.

Liên quan vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu quan điểm, cần phải làm rõ những vướng mắc hiện nay là do luật hay do nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Y tế ban hành.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng với lĩnh vực y tế, nhiều trường hợp phải tháo gỡ khó khăn nhưng mặt khác phải nghiêm túc và chặt hơn. Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, trước đây, nói thuốc biệt dược không đấu thầu được, nhưng khi mở thêm một kênh đấu thầu bên BHXH thì vẫn đấu thầu được. “Kết quả hai bên làm thì biệt dược vẫn đấu giá được. Vô tư mà giảm giá rất nhiều”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay việc ách tắc đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế có nhiều nguyên nhân như dự tính nhu cầu không sát thực tế, đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh trong khi một số đơn vị của Bộ Y tế vừa qua “quá tập trung vào phòng chống dịch, ít người nhiều việc”. “Cũng có tâm lý e dè, đặc biệt là của người đứng đầu”, ông Thuấn nói, đồng thời nhấn mạnh, nếu để BHXH tham gia đấu thầu thuốc tập trung thì “Bộ rất vui mừng, sẵn sàng chuyển giao”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết việc vướng mắc trong đấu thầu của ngành y tế chủ yếu do Nghị định 98 của Chính phủ và các thông tư của Bộ Y tế về mua sắm thuốc, vật tư y tế. “Còn tất cả luật Đấu thầu hiện nay không vướng gì”, ông Dũng nói và cho biết, toàn bộ trang thiết bị, vật phẩm y tế, thuốc, vắc xin… mua trong quá trình chống dịch vừa qua “không vướng gì”.

Tin liên quan

Bịt lỗ hổng cơ chế mua sắm vật tư y tế

Các doanh nghiệp bán lẻ đang đối mặt nhiều áp lực vào cuối năm khi việc cắt giảm việc làm tác động đến nhóm người tiêu dùng công nhân, xu ...

Bịt lỗ hổng cơ chế mua sắm vật tư y tế

Không chỉ dệt may, gỗ, da giày với nỗi lo ‘đói’ đơn hàng, mà nông sản vốn là ngành có lợi thế, nhu cầu tất yếu trong đại dịch COVID-19 ...

Bịt lỗ hổng cơ chế mua sắm vật tư y tế

Từ khi dịch COVID-19 xảy ra đến nay, hầu như không có đoàn xúc tiến thương mại nào của Việt Nam tham gia các hội chợ, hay tìm kiếm cơ ...