Blue Side nghĩa là gì

[Review] Review album Hope World từ nhà phê bình âm nhạc Kim Youngdae.

hopeland.1994
3 years ago
X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Reviewer: Kim Youngdae Nhạc sĩ/Nhà phê bình âm nhạc Hàn Quốc
Source: 제이홉 J-Hope Mixtape [Hope World] 리뷰: Critics Review Ep. 9

Xin chào, tôi là nhà phê bình âm nhạc Kim Youngdae. Chủ đề review lần này của chúng ta sẽ là mixtape Hope World.

Mixtape của thành viên j-hope đến từ nhóm nhạc BTS đã chính thức ra lò. Nhưng trước khi nói về nó, tôi nghĩ có khá nhiều khán giả ngồi đây vẫn chưa thực sự quen với khái niệm mixtape lắm. Đôi khi chỉ vì thấy ai ai cũng nhắc mixtape nên bạn sẽ lập tức hình thành một suy nghĩ kiểu như ồ hoá ra có một thứ tồn tại trên đời được gọi là mixtape nhỉ. Chính vì có khá nhiều khán giả vẫn còn chưa hiểu rõ thuật ngữ này nên trước hết tôi sẽ giải thích qua một chút về nó nhé.

Thuật ngữ mixtape xuất hiện khá phổ biến trong nền hip-hop đương đại. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu một cách chính xác về nó dù rằng bạn có thể bắt gặp khá nhiều người xung quanh sử dụng nó hàng ngày. Ngay cả khi nó thật sự phổ biến trong giới hip-hop tại Hàn Quốc đi chăng nữa, nhất là trong giới nghệ sĩ lẫn idol thì mixtape cũng không phải là một hướng làm nhạc phổ thông và có thể vì lí do đó mà khá nhiều người cảm thấy tò mò về hình thức sản phẩm âm nhạc này.

Mixtape như cái tên gọi của nó, là sự kết hợp giữa phần mix và phần tape nói nôm na là một tập hợp những giai điệu âm nhạc phục vụ cho mục đích cá nhân. Xuất phát điểm của mixtape chính là để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, điển hình như khi người ta trộn nhiều ca khúc khác nhau vào trong một chiếc cassette rồi bật trong các bữa tiệc vậy. Những thế hệ tiền bối của chúng ta có lẽ sẽ rõ về nó hơn ai hết. Kể cả khi bạn đem gom những ca khúc hay vào một thiết bị rồi gửi nó đến cho ai đó như là một món quà thì nó cũng được xem như một dạng của mixtape. Nhưng ý nghĩa của mixtape đã thay đổi ít nhiều kể từ sau khi nó chính thức xuất hiện trên thị trường âm nhạc khi ấy, mixtape còn có nghĩa là một hình thức thực hành kỹ năng âm nhạc hoặc sản xuất âm nhạc. Cụ thể hơn thì nó được xem như một quá trình sản xuất một sản phẩm âm nhạc, kiểu như: Tôi nên làm gì với nó đây khi mà nó là một kiểu sản phẩm âm nhạc cá nhân không chính thức [unofficial personal work], nó giống các sản phẩm nghiệp dư hơn là được thực hiện theo quy trình chuyên nghiệp. Lấy ví dụ như trong hip-hop, khi bạn bắt tay vào viết beat nhạc, bạn sẽ thường sử dụng đến các bản mẫu [sample] mà các nhạc sĩ dân chuyên thường gọi là clearance [một dạng quy trình xin phép chủ nhân của các sample để được tái sử dụng các beat nhạc sẵn có] và khi họ đáp lại clear samples thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải trả phí bản quyền cho tác giả. Đối với âm nhạc đường phố, thì quy trình clearance này hầu như không có nhiều. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thoải mái các beat nhạc từ LP và kiểu hình thức công việc này thường được gọi là mixtape; nó không phải sản phẩm chính thức, chủ yếu phục vụ nhu cầu cá nhân và thi thoảng còn ngoài vùng phủ sóng các thể loại luật lệ, quy định nữa đấy ý tôi là nó khá gần với kiểu các bản thu âm được thực hiện chui ấy.

Ngày nay, có thể thấy mixtape đang dần trở thành một hình thức hoạt động solo mà nghệ sĩ có thể thử sức trên con đường sự nghiệp của họ. Đặc điểm nổi bật ở mixtape đó là nó phác hoạ một cách đậm đà cái tôi của người nghệ sĩ và mà họ nỗ lực thể hiện sự phong phú trong âm nhạc không có giới hạn. Nó tương tự như trí tưởng tượng của con người vậy. Album là một trong những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp của một nghệ sĩ. Một album sẽ yêu cầu một nhà sản xuất nhạc, người đó có thể là chính nghệ sĩ hoặc một người khác và nó cũng cần có thêm một nhà sản xuất chính sẽ là người thống nhất và chịu trách nhiệm làm phần việc quan trọng hoặc phần tổng quan cho album, cũng như giúp định hình album sẽ trông như thế nào. Vậy nên khi ta gọi một sản phẩm là album, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ bao gồm rất nhiều bài hát trong đó. Hiện tại thì một album mang đậm dấu ấn cá nhân dường như cũng chẳng còn xa lạ với khán giả. Nếu so sánh với album thì nét tự do phóng khoáng trong mixtape dường như là một điều kiện tiên quyết rất quan trọng, tuy nhiên điều này không mang hàm ý nói mixtape là một kiểu âm nhạc rẻ tiền đâu nhé. Trên hết, trong các khái niệm về âm nhạc, mixtape còn trao đi cơ hội giúp nghệ sĩ có thể thử sức với nhiều khía cạnh âm nhạc hơn là chỉ tập trung vào thể hiện một concept hay định hướng theo phong cách nào đó. Rất nhiều rapper và DJ, trước khi ra mắt công chúng hoặc thậm chí ra mắt rồi, họ vẫn làm mixtape trước khi quyết định chuyển hướng đi âm nhạc của mình. Không cần phải đặt nặng nhiều vấn đề, họ chỉ cần cố gắng truyền tải quan điểm âm nhạc của bản thân và tạo ra một bộ sưu tập cho chúng. Ở thời điểm hiện tại, mixtape là một hình thức sản xuất nhạc cũng như góp phần truyền tải văn hoá hip-hop cực kỳ phổ biến. Và dựa trên góc nhìn này thì tiếp sau đây, chúng ta sẽ lắng nghe các ca khúc trong mixtape của j-hope nhé.

TRACK 1: HOPE WORLD

Trong lúc lắng nghe bài hát này, tôi đã nảy ra vài suy nghĩ. Chúng ta thường nói về sự tích cực và lạc quan trong tính cách con người. Tích cực chắc chắn có thể thuộc phần tình cách bẩm sinh của một số người. Theo ý kiến của tôi, dù đây có là kiểu tính cách thuộc về bản năng tự nhiên đi chăng nữa, thì bên cạnh đó nó còn cho thấy sự gắn kết với nhân sinh quan của một người về cuộc đời và những giá trị khác trong cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản thì đó là khi bạn đang nỗ lực thúc đẩy bản thân trở nên lạc quan hơn. Sự tích cực không hề tự nhiên sinh ra, bạn sẽ luôn cần phải cố gắng tìm kiếm và nắm lấy nó. Trong bài hát có một câu thế này: Hãy như một chú thiên nga trên mặt nước và nó khiến tôi đã bật ra suy nghĩ À, ra là vậy khi nghe tới phân đoạn này. Thông qua ý nghĩa của câu hát, tôi có thể thấy được phần nào tính cách và quan điểm sống của j-hope ở khía cạnh con người trước khi xem xét đến vai trò là một nhạc sĩ trẻ tuổi.

Dường như cậu ấy đang cố gắng truyền tải những kinh nghiệm và sự từng trải của bản thân thành thông điệp tích cực giúp mọi người sống hạnh phúc hơn và tiếp thêm hy vọng cho họ; sự trăn trở và nỗ lực của j-hope trong việc tiếp cận mọi người và mang tới hy vọng cho họ đã cho thấy bài hát này chính là nói lên triết lý, nhân sinh quan của cậu ấy về cuộc đời. Phải nói đây là một track rất thích hợp để mở đầu cho album solo của j-hope. Chất giọng mang hiệu ứng âm thanh style talk box xen kẽ với nền nhạc sôi động. Nó khá giống với style P-Funk của thập niên 70, thực sự rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó thì ca khúc cũng mang đến một màu sắc retro đầy ấn tượng. Tôi nghĩ gam màu retro và nhịp điệu tươi sáng chính là những từ khoá để nói về mixtape này.

TRACK 2: PIECE OF PEACE PT.1

Tôi không chắc có bao nhiêu người đồng tình với mình nhưng theo quan điểm của tôi thì đây là ca khúc dù đơn giản nhất, nhưng lại là bài hay nhất và mang đầy tính kỹ thuật trong mixtape này. Bản thân phần lời, sự tiến triển, giao thoa qua lại ở giữa bài, sự cảm nhận bao quát về hoà âm phối khí và cả rap tôi có thể cảm nhận được những điều này qua từng phân đoạn trong bài hát. Dù bài hát khá ngắn nhưng nói theo ngôn ngữ âm nhạc, bài hát đã truyền tải được tất cả những mong muốn của nó nó không thừa không thiếu. Phần lời bài hát thì rất tinh tế, thấu đáo và chân thành; bài hát đã lặng lẽ truyền tải thông điệp của nó theo một cách rất riêng như vậy. Đây thực sự là một điểm nhấn trong tất cả các bài hát của mixtape. Ca khúc này cho thấy một cách biểu lộ tình cảm sâu sắc và nó thực sự là một ca khúc hay. Điều khiến tôi ấn tượng đó là câu hát Hãy để tôi giúp bạn nhé bởi tôi cũng từng như bạn thôi, những người mang theo bên mình một hoài bão. Điều này thật sự thú vị đấy. Trước khi bàn tới chất lượng phần rap thì có thể nói j-hope vẫn là một nhạc sĩ có tuổi đời rất trẻ xét trong bối cảnh xu thế âm nhạc và nền công nghiệp âm nhạc idol hiện hành. Ở độ tuổi đó, thật chẳng hề dễ dàng để tìm ra một người có thể viết nên những bản nhạc truyền tải những thông điệp trưởng thành, tích cực và thuần khiết như cách mà cậu ấy đang làm. Những hiệu ứng âm thanh như tiếng trống mang đến cảm giác sảng khoái vô cùng. Hãy từ từ lắng nghe và cảm nhận, bạn sẽ thấy đây quả là một bài hát thực sự ấn tượng.

TRACK 2: DAYDREAM

Bản thân phần beat, cách phối beat khá độc lạ và nó mang đến âm hưởng old-school style. Ca khúc không bị nặng về gam màu nhạc house từng thịnh hành một vài năm trước.

Đã có một xu hướng mang tên gọi house dance trên nền nhạc house rất hot vào khoảng giữa thập niên 80 đến đầu thập niên 90. Ca khúc này đã tái hiện chính xác âm hưởng ấy và nó thật sự khá độc đáo đấy. Cá nhân tôi thì thấy nó đang mang đến một sự hồi tưởng với những kiểu âm thanh rất khó đoán. Đây không phải là điều mà tôi đã từng nghĩ đến về mixtape của nhạc sĩ j-hope.

Tôi đã có tweet lên bằng tiếng Anh rằng Daydream đang bị đánh giá thấp. Ý của tôi là, album hay mixtape, dù ca khúc chủ đề đôi khi sẽ có màu sắc độc đáo nhất và vô cùng thú vị bởi nó là bài chủ đề và bởi nó sẽ trở nên phổ biến và quen thuộc, thì thi thoảng người ta vẫn sẽ đánh giá thấp khía cạnh âm nhạc của nó, có lẽ Daydream là một trong số đó.

Bài hát này mang đến cho tôi cảm giác khác nhau ở mỗi lần nghe. Âm thanh sống động đây là một điểm tốt; phần lời sinh động mang tới một cảm xúc mới lạ. Cộng thêm những yếu tố mới mẻ trong quá trình phối khí, ca khúc này mang đến những điểm nhấn khác nhau mỗi khi bạn nghe nó và đây là một yếu tố làm nên một bài hát hay. Việc thể hiện ca khúc bằng tông giọng trầm rất độc đáo đấy, tôi chưa từng có cơ hội xem xét khả năng hát hò của j-hope nhưng qua dịp này, tôi cho rằng cậu ấy thực sự là một nghệ sĩ có tài năng toàn diện.

Daydream mang đến những ấn tượng độc đáo và đầy thu hút từ phần lyrics ẩn dụ cho tới chất liệu beat nhạc house. Nó là một track khá vui nhộn, khiến nó trở thành một sự lựa chọn thích hợp cho những ai muốn khám phá về khía cạnh mới của cậu ấy.

TRACK 2: BASE LINE

Tôi rất ấn tượng với track Base Line. Nhịp điệu dồn dập của bài hát này sẽ mang đến cho bạn một cảm giác hồi hộp. Cá nhân tôi thích những bài hát có chút gắt gỏng, và Base Line là một sự lựa chọn hoàn hảo. Sau khi tải về và lắng nghe hết mixtape, tôi thường không đọc thông tin về tracklist hay một số thông tin liên quan mà chỉ lắng nghe toàn bộ các bài hát trước. Thi thoảng, nếu một bài nào đó gây ấn tượng với tôi, tôi sẽ xem tên của ca khúc đó là gì và Base Lline chính là như thế. Chất liệu nhạc Jazz, những tiếng cào xước cổ điển, cùng lời thoại Base line, base line đơn giản và lặp lại nhiều lần đi kèm chút âm thanh gắt gỏng sẽ mang tới cho bạn một ấn tượng rất mạnh mẽ. Track này khá ngắn nên nó giống như một bài hát ngẫu hứng nhưng phần âm nhạc thì không có gì để chê cả. Đây là một bước đi thông minh và đầy trí tuệ. Nó là một trong những ca khúc yêu thích trong list nhạc của tôi đấy.

TRACK 2: [항상] HANGSANG

Một chiếc bài hát hay tiếp theo trong mixtape chính là Hangsang. Hangsang và Base Line là hai ca khúc tôi ấn tượng từ lần nghe đầu tiên. Nếu tìm hiểu sâu hơn vào nội dung câu chuyện được kể qua lời rap và tính nhất quán với những cụm từ khó thì Hangsang là ca khúc hay nhất. Đồng thời, ca khúc này thực sự mang nhiều nét tính cách của j-hope, và thậm chí nó còn phù hợp để làm bài hát cho BTS nữa. Sự mạnh mẽ, sự gay gắt hay là cái vibe cá tính trong bài hát này dường như là được phát triển từ âm nhạc của BTS. Nó cũng gợi nhớ cho tôi về style rap từ những năm đầu thập niên 90. Thực lòng thì mỗi người sẽ có khẩu vị khác nhau về rap, cá nhân tôi không thích kiểu rap mà chỉ chú trọng vào thể hiện swag cho lắm và thi thoảng tôi còn khá ghét kiểu cố thể hiện như vậy. Tuy nhiên, ca khúc này thì lại khác biệt so với những bài hát quá mạnh mẽ ngoài kia. Khi bạn lắng nghe nó, bạn sẽ thấy ca khúc này mang theo cái swag được tái hiện trên sự tự tin của j-hope về tình cảm anh em với các thành viên BTS, những hy vọng của cậu ấy về tương lai và những thành tựu mà cậu ấy đã đạt được. Nó khá gần gũi với kiểu âm nhạc của BTS. J-hope là một nhạc sĩ đặc biệt rất đáng để trông đợi đấy.

TRACK 6: AIRPLANE

Ca khúc tiếp đến là Airplane. Tôi không biết tại sao cái câu Some people trash-talk me [Tao lại chả biết thừa đứa nào nói xấu sau lưng tao quá lyrics Airplane] lại tác động mạnh tới tôi như thế. Lời bài hát dường như đang muốn truyền tải một thông điệp Phận haters thì muốn kiếp vẫn mãi là haters mà thôi. Chẳng cần phải có người nói xấu tôi thì tôi vẫn có thể hiểu những gì cậu ấy muốn truyền đạt. Ca khúc này còn mang đến nét ý nghĩa khác thông qua hình ảnh chiếc máy bay, diễn đạt những xúc cảm như thể đang bước trên mây hay bay cùng mây vậy. Trong văn hoá Hàn Quốc, máy bay sở hữu một biểu tượng . Bên cạnh đó thì lời bài hát cũng đề cập tới Gwangju chính hiệu, thành công, ngồi trên máy bay, ngó xuống những thành công đang có. Ngay cả khi bay trên máy bay không mang ý nghĩa về sự thành công thì bạn biết đó, khi bạn ngồi trên máy bay, những thứ từng là vướng mắc của bạn hay những thứ mang đến khó khăn cho bạn bỗng trở nên vô nghĩa với bầu trời trên cao. Tôi đoán ca khúc này chứa đựng những thông điệp sáng tạo đó và Hoseok không đơn giản là chỉ muốn thể hiện bản thân ở đây. Những âm điệu bay bổng lặp lại ở phần điệp khúc đã kết thúc bài hát một cách gọn ghẽ.

TRACK 7: BLUE SIDE

Cuối cùng là outro Blue Side. Tôi nhớ bản thân đã từng nói về điều này trong các phần đánh giá trước rồi, rằng BTS sở hữu những ca khúc outro cực kỳ hay và Blue Side cũng không ngoại lệ. Dù tình cờ hay vốn dĩ xuất phát từ chính ca khúc thì mixtape này cũng thực sự đã cho thấy sự kế thừa truyền thống ấy. Một giai điệu trầm lắng đi xuyên suốt bài hát, du dương và đầy chất thơ là những gì chúng ta có thể thấy ở outro này. Khi tôi lắng nghe từng ca khúc kỹ hơn, outro dường như còn mang đến một hàm ý sâu xa hơn rằng đây vẫn chưa phải là hồi kết, nó khiến bạn cảm thấy giống như có một miền quá khứ nào đó đang dội về trong tâm trí, và ca khúc quả thực đã truyền tải thành công xúc cảm ấy tới người nghe. Thật sự là một ca khúc hay với những thanh âm dễ chịu.

Không rõ những góc nhìn và ấn tượng của tôi về mixtape này có gì khác so với mọi người không, nhưng thành thực mà nói thì tôi đã dành kha khá thì giờ để có thể đánh giá và xem xét từng ca khúc đấy.

Với tư cách là một nghệ sĩ solo và K-pop solo, xét trên mọi khía cạnh, j-hope thực sự rất ấn tượng và lôi cuốn. Chính tôi cũng không hề nghĩ đến chuyện này. Không đề cập đến những thành tích thương mại, chỉ riêng về khía cạnh âm nhạc thôi, tôi tự hỏi mixtape này có ý nghĩa như thế nào với j-hope với tư cách là một idol, một thành viên của BTS.

Sau cùng, mixtape còn cho thấy cái nhìn tương quan với bối cảnh hiện nay của giới Kpop idol. Có một sự thật là dù idol có sự tự do và tài năng trong âm nhạc thì hướng đi của họ vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những nhà sản xuất âm nhạc hoặc quyết định từ phía công ty chủ quản. Thật sự thì việc thể hiện cá tính riêng trong âm nhạc là một thử thách với idol Kpop. Trong một nhóm nhạc, bạn có thể cố gắng thể hiện màu sắc cá nhân qua những bài hát solo, nhưng rất khó để được tự làm ra kiểu âm nhạc mà bạn yêu thích. Đây là một trong những đặc điểm cũng là hạn chế của giới idol Kpop hiện này. Về khía cạnh này, mixtape là một bước đột phá cho hoạt động solo, một thử thách cá nhân thực sự mà không phụ thuộc vào hình ảnh trong nhóm, và những nỗ lực trong âm nhạc cũng sẽ không cần phải gắn với một format cụ thể nào ví dụ như album. Có lẽ vì lí do đó mà BTS rapline nói chung và chàng dancer tài năng j-hope nói riêng đã tận dụng mixtape như một hướng tiếp cận mới trong âm nhạc mà không cần đặt nặng vấn đề thương mại về lượng bán ra của album. Âm nhạc của j-hope đã chứng minh cho tôi thấy điều đó. Và cũng phải nói thêm rằng, mỗi khi nghĩ đến việc một nghệ sĩ nào đó đang dốc hết tâm huyết cho ra sản phẩm đầu tay của họ, thì phải thừa nhận là hướng đi này càng khiến tôi thêm hài lòng hơn bao giờ hết. Ngay cả một mixtape thôi cũng trở nên ngày càng chất lượng và mang vẻ đẹp của một thứ âm nhạc thuần khiết. Quả thực, BTS đang kiến tạo nên một chuẩn mực mới dành cho Kpop.

Bản thân BTS luôn thể hiện rõ khao khát này và có lẽ BigHit và fan của BTS cũng không phải ngoại lệ. Tức là ở đây, dù trên danh nghĩa là công bố một hoạt động nghệ thuật mới nhưng mixtape còn bật mí khá nhiều nét tính cách đặc trưng riêng biệt của j-hope, thứ giúp nó trở nên khác biệt so với mixtape của RM hay SUGA. Mixtape không chỉ cho thấy nhiều khía cạnh tài năng của j-hope từ vocal, rap đến khả năng sản xuất nhạc mà nó còn mang đến một sự kết hợp giữa âm hưởng retro cổ điển hoà quyện với những sắc màu hiện đại để làm nổi bật phong cách cá nhân của cậu ấy. Nói tóm lại, mixtape này xứng đáng được xem là một hướng đi giúp phô diễn năng lực thực sự của j-hope dưới hình ảnh một nghệ sĩ đa tài và đầy triển vọng.

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói về mixtape này. Video có vẻ khá dài và có nhiều thứ khá khó hiểu đấy nên tôi không chắc liệu rằng các bạn có thích nó hay không. Tôi sẽ trở lại với những review thú vị hơn vào lần sau nhé.

Từ chuyên gia phê bình âm nhạc, Kim Youngdae.

Advertisements

Share this:

Related

  • [Phân tích vũ đạo] Nghệ thuật múa trống Samgo-mu đương đại kết hợp với popping: Góc nhìn và đánh giá toàn diện về các khía cạnh vũ đạo
  • September 1, 2019
  • In "j-hope dance review & analysis"
  • [Music Review] Nhà phê bình âm nhạc Kim Young Dae nhận xét và đánh giá về j-hope trong ca khúc Chicken Noodle Soup [j-hope ft Becky G]
  • October 1, 2019
  • In "Hope Music: Review & Analysis"
  • [Phân tích vũ đạo] Phân tích kỹ năng trình diễn Just Dance và phong cách trình diễn sân khấu đạt đến chuẩn hoàn mỹ của Jung Hoseok
  • March 20, 2019
  • In "j-hope dance review & analysis"
Categories: Hope Music: Review & Analysis
Tags: jhopemusic, jhopereview
Leave a Comment

Video liên quan

Chủ Đề