Bỏ game như thế nào

Em chơi game nhiều là do e rãnh rỗi không biết làm gì nên mới chơi game thôi . Bây giờ bỏ liền một lần thì chắc chắn k được rồi. E lên kế hoạch là một ngày không chơi quá 3 ván LOL và đi làm thêm hoặc chuyển qua đọc sách, cf , đi chơi với bạn bè, chơi thể thao … sau một thời gian là ổn.

p/s : một thanh niên chơi game LOL nhiều cho biết

Bỏ game như thế nào
( giờ bớt rồi )

Có phải đây là một mối trăn trở của không ít game thủ điêu đứng vì đã lỡ dấn thân quá sâu vào thế giới ảo? Hay chính bạn đang rất bận lòng bởi một cậu bạn, một đứa em, một người anh… suốt ngày không rời bàn phím và thậm chí “chà đồ nhôm” để có ít “ngân lượng” trả cho chủ phòng net. Tệ hơn nữa là một người chồng bỏ bê cả công việc và gia đình để được làm người hùng trong cái thế giới mà họ luôn khao khát nhưng không thể thực hiện ngoài cuộc sống.

Vậy còn những game thủ chơi game như một nghề nghiệp, một thú vui hay đam mê, vì cớ gì mà họ bỏ game? Hãy lắng nghe họ chia sẽ để thử tìm cách “cai nghiện” game nhé, cho dù tôi luôn cho rằng, game chưa bao giờ có khả năng gây nghiện hoặc gây nên những tình trạng khủng khiếp như một số bài báo miêu tả.
Nghiện game, được và mất gì?

Bài này viết cho tạp chí eChip ngót nghét cũng hơn một năm rồi. Hôm nay, nhân cao hứng post lại bên này để lưu trữ, chẳng may một ngày đẹp trời nào đấy ổ cứng lăn ra giãy đành đạch thì bao nhiêu tấm sức không bị tan biến.

————————-

Bỏ game như thế nào

Có phải đây là một mối trăn trở của không ít game thủ điêu đứng vì đã lỡ dấn thân quá sâu vào thế giới ảo? Hay chính bạn đang rất bận lòng bởi một cậu bạn, một đứa em, một người anh… suốt ngày không rời bàn phím và thậm chí “chà đồ nhôm” để có ít “ngân lượng” trả cho chủ phòng net. Tệ hơn nữa là một người chồng bỏ bê cả công việc và gia đình để được làm người hùng trong cái thế giới mà họ luôn khao khát nhưng không thể thực hiện ngoài cuộc sống.

Vậy còn những game thủ chơi game như một nghề nghiệp, một thú vui hay đam mê, vì cớ gì mà họ bỏ game? Hãy lắng nghe họ chia sẽ để thử tìm cách “cai nghiện” game nhé, cho dù tôi luôn cho rằng, game chưa bao giờ có khả năng gây nghiện hoặc gây nên những tình trạng khủng khiếp như một số bài báo miêu tả.
Nghiện game, được và mất gì?

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất khi một người lỡ say mê game thì cũng giống như yêu thích một điều gì khác, họ không muốn rời khỏi trò chơi mình yêu thích dù cuộc sống hối hả chạy qua. Dù ngày mai là ngày thi, 30 phút nữa tới giờ hẹn với bạn gái, mẹ cầm roi gọi đi ngủ… tất cả đều khó giúp họ nhấc mông ra khỏi ghế. Thậm chí, có chàng còn “em ơi, anh đang săn boss, chờ anh nha”, hay dẫn luôn bạn gái đến tiệm net hoặc mời nàng đến nhà… ngồi xem chàng chơi game, mặc nàng ngáp lên ngáp xuống vì buồn ngủ. Trước đây khi còn chơi Võ Lâm Truyền Kỳ, tôi từng nghe một câu nói bất hủ do một người bạn làm cộng đồng cho game thuật lại, mà có lẽ không sao quên được đến hết cuộc đời: “Tiền mua sữa cho con có thể không có nhưng không thể không mua cây bổng Hoàng Kim (một loại vũ khí khủng).” Để phát ngôn một câu “bó toàn thân” như vậy, chắc chúng ta cũng hiểu anh ta mê game đến độ nào. Kết quả ra sao? Chẳng có điều gì quá lên lại mang đến một kết thúc tốt nếu không được điều chỉnh kịp thời.

Bỏ game như thế nào

Những anh sinh viên, học sinh không thể thức thâu đêm ôn thi nhưng đánh bang hội cả đêm thì lúc nào cũng thừa sinh lực. Trong kỳ Đại hội Võ Lâm Truyền Kỳ, một cao thủ trong bang 30/11, bang vô địch giải đấu đó đã hãnh diện khoe với tôi rằng, anh đã hai đêm không ngủ chỉ để “săn” một… thằng láo lếu khác. Khi tôi hỏi, chẳng lẽ anh không lo cho sức khỏe của mình? Anh còn đùa “Bởi vậy, giờ mới buồn ngủ quá trời, mà lát thắng trận chắc cũng phải nhậu với anh em đến gần sáng quá.” Ba đêm không ngủ, tôi ngoài thầm phục sức khỏe còn tự hỏi, vậy còn công việc và cuộc sống, anh để nó nơi mô? Đây phải chăng chính là hình ảnh của một cao thủ? Không! Vì cao thủ là người chơi game khôn ngoan chứ không phải là một con mọt game.

Cuộc sống của những tay yêu game quá độ dường như không còn tồn tại gì ngoài nhân vật anh/cô ta đang điều khiển. Tất cả chỉ sống trong từng câu chat trên màn hình, tương tác giữa những nhân vật với các động tác xã giao ảo, những hoạt động bang hội, những trận đánh nhau và công thành hoành tráng… nhưng tất cả cũng chỉ là ảo. Bạn đừng nghĩ rằng họ mê các ngày lễ vì đó là thời gian mọi người cùng nhau tham dự các lễ hội, họ mê vì đó là những dịp mà các nhà phát hành không thể không tạo các sự kiện đặc biệt. Và dĩ nhiên, đây là dịp tuyệt vời, một động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục cắm đầu vào game.

Con người không thể phát triển khả năng giao tiếp mà không mở miệng nói, không dùng ngôn ngữ cơ thể (hoa tay múa chân), không gặp gỡ bạn bè ngoài đời; game không mang đến những điều đó, dù chúng thực mang đến rất nhiều cung bậc cảm xúc, hay nhiều “bằng hữu” tốt không biết mặt. Những mối quan hệ ảo thực sự chỉ phát triển bền vững khi chúng hóa thành mối quan hệ thật: gặp gỡ, trò chuyện và hiểu cuộc sống thật của nhau. Đó là kinh nghiệm thật mà tôi đã trải qua cũng như nhìn vào bạn bè mình.

Bỏ game như thế nào

Có một thời gian tôi cũng mê game online lắm lắm, mỗi buổi sáng lên tiệm net chơi game đến 10g đêm, và hôm sau lại tiếp tục chu kỳ đó. Chỉ sau một tháng, tôi trông thật kinh khủng, da xanh xao, người teo nhách, học hành bếc bác lem nhem… nhìn lại mình, tôi chợt cảm thấy xấu hổ, còn đâu một “bo-đì” khiến bao người khen ngợi, kiểu này ai dám kết mình và quyết định chơi game điều độ lại để giữ cân bằng cuộc sống. Mặc dù lúc đó, cả hội chỉ có mình tôi tách nhóm nhưng dần dần, họ cũng như tôi, nhận ra giá trị của những giấc mơ cả nhóm từng ấp ủ và giờ đây, tất cả chúng tôi đều ổn định công việc trong các công ty phát hành game online tại Việt Nam. Chính niềm say mê một thời từng lệch lạc và biết chấn chỉnh kịp thời đã mang đến một tương lai tươi sáng mà đúng sở thích nữa mới đã chứ. Có tuyệt không bạn?

Vậy điều gì đã khiến tất cả bọn tôi dần bỏ game và biến nó thành một thú vui lành mạnh như ngày hôm nay? Tôi chắc bạn sẽ muốn nghe bởi nó thú vị lắm lắm và biết đâu còn giúp được cho bạn hay người thân của bạn nữa.

Bỏ game vì chẳng ai chơi cùng

Trong cái kinh nghiệm có phần xương máu của tôi bên trên, bạn có loáng thoáng nhận ra lý do vì sao chúng tôi dần rời khỏi thế giới ảo? Gợi ý chút nhé, tôi tách nhóm, rồi một người bạn khác cũng rời game… Một trò chơi trực tuyến dựa vào yếu tố nào để giữ trò chơi sống mãi? Hey, chúc mừng bạn đã đoán đúng. Đó chính là nhờ vào cộng đồng.

Một online game sẽ không còn ý nghĩa và mất đi sức thu hút khi xung quanh bạn không một ai sánh bước bởi không giống offline game, có nội dung, có cốt truyện dành cho một mình bạn; online game không có cốt truyện rõ, không có điểm dừng và tất cả đều được chính cộng đồng đang sống trong nó thổi vào những linh hồn. Không có bạn bè thì ta làm gì trong đó? Okay, làm nhiệm vụ rồi luyện cấp, nhưng làm như thế trong một thời gian dài thì chả thú vị chút nào, trong khi những tính năng cao cấp như săn boss, công thành hoặc đánh nhau đều cần những người chơi khác. Vậy không có bạn, không có bè, lủi thủi một mình sẽ khiến bạn chán đến phát ốm mà bỏ chơi game ngay thôi.

Bỏ game như thế nào

Điều này không chỉ các game thủ Việt Nam cùng cảm thấy và các game thủ đang sinh hoạt tại diễn đàn mmosite.com cũng đồng quan điểm. Quả thật, chơi online game mà không có ai để chuyện trò hoặc thậm chí để choảng nhau với mình thì nghỉ cho khỏe thân. Vì thế, nếu muốn bỏ game, hãy tìm cho mình một niềm đam mê lành mạnh khác để rủ rê hội bạn cùng tham dự, cả nhóm sẽ dần thoát khỏi trò chơi và biến nó thành một trong những thú vui lành mạnh giúp bạn giải trí hàng ngày.

Một trong những thú vui khác mà tôi đang theo đuổi là đi tập thể dục, vừa giữ dáng vừa cực vui và tha hồ ngắm… mỹ nhân, hehe. Hiện nay, những trung tâm thể thao đang phát triển rất tốt, nếu có điều kiện, bạn có thể đến trung tâm thể dục thể thao để luyện tập với các chương trình luyện tập mới lạ, cực vui. Đảm bảo với bạn là còn thích hơn cả chơi game nữa í. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến các câu lạc bộ thuộc Nhà văn hóa Thanh Niên và chọn CLB phù hợp với sở thích của mình, cũng như tham gia vào các lễ hội truyền thống nhân các ngày lễ lớn. Tôi đã tham gia hầu hết các hoạt động bên trên và giờ đây, ngoài giờ đi làm, game chỉ còn chiếm khoảng 1-2 giờ chơi mỗi ngày mà thôi, dĩ nhiên phải trừ thời gian tôi buộc phải tham gia vào các game mình phụ trách do tính chất công việc.

Bỏ game vì yếu tố ngoại cảnh

Yếu tố mạnh mẽ nhất và cũng có thể sốc đến độ bạn “tưng tửng” vài ngày, đó là bị… chôm sạch đồ. Việc toàn bộ công sức bạn đã chắt chiu dành dụm và chăm chỉ chơi bỗng chốc nổ bụp như bong bóng xà phòng chắc chắn sẽ khiến bạn nản tột cùng và bỏ game ngay tức khắc, bạn không muốn gặm nhấm nỗi đau này thêm một giây phút nào. Có thể bạn sẽ đau khổ vài tuần nhưng an tâm đi, thời gian và cuộc sống tươi đẹp luôn có cách bù đắp lại cho mất mát đó bằng những điều tốt hơn, cho dù là do bạn bất cẩn hay ông trời muốn vậy thì xin chúc mừng, bạn đã “quay đi mà lòng không ngoảnh lại, nhìn ngang nước mắt lưng ròng”.

Bỏ game như thế nào

Yếu tố thứ hai là nhà phát hành hoặc phát triển “chuối” khiến một game vốn hay trở thành một đống bùi nhùi không ra gì. Bằng cách cập nhật nhiều tính năng vô thưởng vô phạt đi trái với quy luật game, bổ sung vào một lớp nhân vật khiến game mất cân bằng, hay nâng cấp kỹ năng không đồng đều… tất cả đều ảnh hưởng rất mạnh đến tâm lý của người chơi. Bỗng dưng một ngày nào đó đăng nhập vào game và bạn chợt nhận ra, mình bị cái bọn vốn hằng ngày mình ngang cơ với nó, đánh mình liểng xiểng thì có vui không? Hay một game mãi chẳng có gì mới cũng sẽ phát chán không sớm thì muộn, chẳng có ai ham hố gì một trò chơi mà bạn sẽ chỉ vào đó làm một việc, điều khủng khiếp nhất là ngày mai nó sẽ lại bắt đầu y như vậy. Một chuỗi chán ngắt!

Yếu tố thứ ba là môi trường game khủng khiếp! Hãy thử nghĩ xem, suốt ngày bạn cứ phải chứng kiến, phải đọc, phải nhìn những dòng chữ “đầy châu đầy ngọc” trên kênh chat chung. Đặc biệt trong các game casual, cùng với công dụng của những chiếc loa phát thanh, các game thủ lệch lạc tha hồ phun ra hàng tràng từ “hoa mỹ” dành cho các đứa mình ghét mà không cần biết những người không liên quan khó chịu đến độ nào. Không ít lần tôi phải bỏ chạy khỏi Audition, XDO… vì các game thủ tự nhiên đến độ vô văn hóa. Và gần đây nhất là Zing Play, do tính chất trò chơi cần tất cả người tham gia phải cùng sẵn sàng để bắt đầu vòng đấu, nên khi phải chờ lâu một ai đó thì những người khác tự dưng phải nghe phun châu nhả ngọc đến độ ra khỏi phòng đó ngay lập tức. Hy vọng các nhà phát hành xử lý mạnh tay những hành vi này để giữ môi trường game như đúng tiêu chí “giải trí là chính” của casual game, vốn là những game không tốn nhiều thời gian và ai cũng tham gia được.

Yếu tố thứ tư, cũng là yếu tố chung nhất thường xảy ra với đại đa số game thủ chưa có thành tích đáng kể trong game: thấy game khác hay hơn. Hàng năm tại Việt Nam, mỗi nhà phát hành có thể cho ra mắt tối đa khoảng hai tựa game mới, quy ra khoảng sáu game, và có thể có ít nhất hai game bạn sẽ thấy thích nó. Trong khi những game thủ có thời gian gian gắn bó lâu dài ở một game sẽ khó từ bỏ do cộng đồng game vẫn gắn bó thì phần còn lại rất dễ nhảy game. Ví dụ như gần đây nhất là sự ra mắt của Chinh đồ đã hút không ít game thủ của các game khác. Ngoài ra, người ta nhảy game cũng vì muốn thử một không khí mới, điều này giống với trường hợp của ba game đình đám nhất năm nay: Age of Conan, World of Warcraft và Warhammer Online. Khi AoC ra mắt, các game thủ lục tục chuyển sang và rồi thấy thất vọng và quay trở lại WoW; còn WAR sẽ như thế nào? Game chỉ vừa ra mắt một tháng, tất cả còn ở con đường phía trước.

Chơi thế nào là thông minh?

Chọn đúng game: Với vài chục game được phát hành hàng năm trên toàn thế giới, chắc chắn có những game phù hợp với sở thích và những yêu cầu của bạn. Hãy chọn những casual game để giải trí, những MMORPG không nặng luyện cấp và đừng ngại dùng auto nếu như nó là một tính năng có sẵn của game. Một số game thủ VN rất ngại khi sử dụng auto hay chơi những game có auto vì chơi như vậy không đáng mặt game thủ, là gà, là noob… cho dù có noob thật thì chuyện ảo trong game có bằng chuyện bạn noob thật ngoài đời không khi không tiền, không sức khỏe?

Tham gia diễn đàn, fansite…: để tìm hiểu, chia sẽ kinh nghiệm với các game thủ khác để tìm ra các phương pháp chơi game đó hiệu quả; vd như bí quyết lên cấp, bí quyết săn boss… Sếp cũ của tôi từng nói, một cao thủ là người nhìn ra các bí quyết chơi chứ không phải cắm đầu luyện cấp, cấp cao không hẳn là cao thủ.

Offline với bạn bè: những buổi họp mặt sẽ giúp bạn quen bạn mới, và biết đâu họ còn chung sở thích khác ngoại trừ game với bạn nữa đó. Tuy nhiên, dù gì cũng cần nhớ chọn bạn nghen.

Cộng tác với các tạp chí: nếu có khả năng chấp bút, bạn đừng ngại viết kinh nghiệm, nhận xét, cảm nhận của mình về game yêu thích và gửi cho… eChip, kekeke; kiếm tiền bằng sỡ thích của mình cực kỳ sảng khoái đó.

Thế đấy, chuyện bỏ chơi một game dễ thực hiện hơn nếu nó được tác động bởi một yếu tố ngoại cảnh nào đó, còn tự thân vận động lại tùy thuộc vào sự nhận thức của chính game thủ đó. Nếu một game thủ cảm thấy cuộc sống của chính mình quan trọng hơn một cuộc sống ảo, một người yêu thật đáng yêu hơn cô vợ trong game, có tiền ngoài đời vẫn thích hơn đầy thứ tiền vàng lấp lánh trên màn hình… thì tự anh/cô ta sẽ bỏ game vì chính mình. Hãy chơi game thật khôn ngoan để còn tận hưởng giá trị cuộc sống vốn thú vị hơn thế giới ảo rất nhiều. Cuối cùng, chơi game là một trong những hoạt động giải trí tốt, hãy chơi thông minh để chứng minh cho mọi người thấy rằng: “Chơi game chỉ thấy tốt hơn thôi!” nhé!