Bộ nhớ vga là gì

Sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng sản xuất khiến anh em luôn thấy “rối” khi chọn card màn hình. Cùng TNC bật mí các thông số card đồ họa quan trọng cần biết nhé!

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của card màn hình trong một cây máy tính hay laptop. Nó có nhiệm vụ chính là xử lý đồ hoạ, kết xuất các hình ảnh 2D, 3D với độ phân giải cao, đạt chuẩn Full HD, 2K, 4K hoặc thậm chí là 8K - mức cao nhất hiện nay với RTX3090 đến từ NVIDIA. 

Bộ nhớ vga là gì

Chính vì vậy nên card đồ họa là một trong những linh kiện mà anh em quan tâm đầu tiên khi xây dựng một bộ case máy tính hoặc laptop. Những chiếc card với hiệu năng mạnh mẽ, có dung lượng VRam khủng sẽ xử lý được các tác vụ kết xuất đồ họa nặng, cho hình ảnh có độ sắc nét và chân thực. 

Tuy vậy không phải ai cũng nắm rõ những thông số card đồ họa được các nhà phát hành công bố. Hãy để TNC Store điểm qua các thông số card đồ họa phải nắm rõ để có được sản phẩm phù hợp nhất nhé! 

1. PCIe (Peripheral Component Interconnect Express)

PCI Express, viết tắt là PCIe, là một dạng giao diện bus hệ thống/card mở rộng của máy tính. Nó là một giao diện nhanh hơn nhiều và được thiết kế để thay thế giao diện PCI, PCI-X, và AGP (thế hệ cũ) chuyên dùng cho các card mở rộng và card đồ họa. Đây là phần kết nối của card đồ họa với bo mạch chủ và là nơi trao đổi dữ liệu với máy tính. Hầu hết card đồ họa hiện nay sử dụng giao diện PCIe x16, trong đó, x16 thể hiện số làn PCIe, tương ứng với kích thước của khe cắm.

Bộ nhớ vga là gì

PCI Express có hai phiên bản chính hiện nay là PCI Express 3.0 và PCI Express 4.0.  PCI Express 4.0 là tiêu chuẩn mới nhất thường được sử dụng và cung cấp băng thông gấp hai lần so với PCI Express 3.0, có khả năng tương thích ngược và chuyển tiếp.

2. Vi xử lý đồ họa (GPU - Graphic Processing Unit)

Vi xử lý đồ họa trên card màn hình là một con chip xử lý chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để thực hiện các phép tính toán học và hình học phức tạp cần thiết để kết xuất hình ảnh đồ họa. Đây là thông số card đồ họa quan trọng vì GPU giống như CPU của 1 chiếc PC vậy.

Bộ nhớ vga là gì

>>> Khám phá ngay các card đồ hoạ mới nhất trên thị trường với mức giá đặc biệt chỉ có tại TNC Store!

3. Xung Nhịp GPU (Clock)

Xung nhịp GPU là tốc độ xung xử lý dữ liệu của GPU, thường được tính bằng MHz. Trong đó, mỗi GPU đều có 2 mức xung nhịp là Xung cơ bản (Base Clock)Xung nhịp tăng cường (Boost Clock)

  • Base Clock (Xung nhịp cơ bản): Là mức xung nhịp hoạt động thông thường của GPU với các tác vụ đồ họa nhẹ, không đòi hỏi hiệu năng quá cao.
  • Boost Clock (Xung nhịp boost): là trạng thái các chip xử lý được ép xung tự động, có thể chạy với tần suất cao hơn bình thường nhưng nhiệt độ vẫn ở trong giới hạn cho phép do nhà sản xuất tinh chỉnh và tối ưu sẵn.

4. Nhân CUDA (CUDA Cores)

Nhân CUDA là một lõi xử lý trong chip GPU của Nvidia. GPU nào càng chứa nhiều nhân CUDA thì càng mạnh (cũng tùy thuộc vào xung nhịp, kích thước bộ nhớ và tần số)

Bộ nhớ vga là gì

5. Lõi vi xử lý (Stream Processor)

Đây là tên gọi một lõi xử lý trong chip GPU của AMD. Về cơ bản thì lõi vi xử lý cũng giống như nhân CUDA của Nvidia, GPU càng chứa nhiều lõi thì càng mạnh. Tuy nhiên, cấu trúc GPU của AMD và Nvidia là khác nhau nên không thể dùng thông số này để so sánh hiệu năng card đồ họa giữa hai hãng. 

Bộ nhớ vga là gì

6. Kích thước bộ nhớ (Memory size)

Thông số card đồ hoạ này cho biết dung lượng bộ nhớ ram (VRAM - Video Random Access Memony) của card màn hình. Nó có chức năng giống như RAM của PC. Bộ nhớ Vram càng lớn thì card sẽ càng có nhiều chỗ trống để xử lý đồ họa, cho hiệu năng càng cao.

Bộ nhớ vga là gì

7. Giao diện bộ nhớ (Memory Interface)

Giao diện bộ nhớ là chiều rộng của bus bộ nhớ mà các dữ liệu được truyền qua đó. Độ rộng bus càng lớn thì càng truyền được nhiều dữ liệu trong một chu kỳ xung nhịp của Vram.

8. Loại bộ nhớ (Memory Type)

Đây là thông số card đồ họa thường thấy. Loại bộ nhớ phổ biến hiện nay là GDDRx (Ví dụ GDDR6). Các thế hệ bộ nhớ về sau sẽ có tốc độ và băng thông được cải thiện so với người tiền nhiệm.

Bộ nhớ vga là gì

9. Tốc độ bộ nhớ (Effective Memory Clock)

Thông số card đồ họa này thể hiện xung bộ nhớ được chạy dựa trên công nghệ “quad bump” của loại bộ nhớ GDDR5 trở lên, có tốc độ gấp 4 lần tần số xung nhịp thực tế.

10. Thư viện đồ họa DirectX

Microsoft DirectX là một thư viện tập hợp các giao diện lập trình ứng dụng (API) để xử lý các tác vụ đa phương tiện, đặc biệt là lập trình game và video trên nền tảng của Microsoft.

Bộ nhớ vga là gì

11. Thư viện đồ họa OpenGL

OpenGL (Open Graphics Library) là một thư viện tập hợp các giao diện lập trình ứng dụng (API) đa ngôn ngữ, đa nền tảng để kết xuất đồ họa 2D và 3D. API thường được sử dụng để tương tác với đơn vị xử lý đồ họa (GPU) để đạt được tốc độ kết xuất phần cứng.

12. Cổng HDMI (High-Definition Multimedia Interface)

HDMI (Giao diện đa phương tiện độ nét cao) là một giao diện âm thanh / video nhỏ gọn để truyền dữ liệu kỹ thuật số không nén. HDMI hỗ trợ tất cả các chuẩn hình ảnh từ tiêu chuẩn đến độ nét cao, cũng như tín hiệu âm thanh đa kênh trên duy nhất một dây cáp.

13. Cổng DisplayPort 

DisplayPort là tiêu chuẩn giao diện hiển thị kỹ thuật số, giúp tối ưu việc hiển thị hình ảnh chất lượng cao trên nhiều màn hình.

>>> HDMI và DisplayPort cũng là thông số màn hình rất đáng chú ý đấy nhé!

14. Giao diện liên kết mở rộng (SLI)

Giao diện liên kết mở rộng là tên thương hiệu của công nghệ đa vi xử lý do NVIDIA phát triển để liên kết hai hoặc nhiều card đồ họa trên một máy nhằm tăng sức mạnh xử lý đồ họa.

15. Công suất thiết kế nhiệt (TDP)

Nhắc đến thông số card đồ họa mà không nhắc đến công suất thiết kế nhiệt là thiếu sót lớn. Nó là lượng nhiệt tối đa được tạo ra bởi card màn hình tính bằng watt mà hệ thống làm mát cần tản ra để giữ cho linh kiện luôn hoạt động. TDP không phải là lượng điện năng chính xác mà chỉ là chỉ số chỉ định. TDP càng cao, card sẽ dùng nhiều năng lượng hơn từ nguồn điện và càng cần nhiều khả năng làm mát hơn.

16. Bảo vệ nội dung số băng thông cao (HDCP)

Bảo vệ nội dung số băng thông cao là một tiêu chuẩn mã hóa dùng để bảo vệ nội dung số và chống sao chép bất hợp pháp. Trong đó, phiên bản 2.2 chính là phiên bản mới và tiên tiến nhất của chuẩn mã hóa này. Về lý thuyết thì 2.2 sẽ khó để hack và an toàn hơn so với các phiên bản tiền nhiệm.

Và đó là những thông số card đồ họa quan trọng mà anh em cần phải biết. Hãy đến với TNC Store để rinh ngay chiếc card màn hình ưng ý với mức giá tốt nhất nhé!

Chúng ta rất hay bắt gặp những cụm từ như “chơi game phải có VGA”, “VGA dùng để Render”, “VGA xử lý hình ảnh”, vậy liệu chúng ta có bao giờ tự hỏi rằng “VGA là gì?”.

Khái niệm

Bộ nhớ vga là gì

VGA là viết tắt của cụm từ “Video Graphic Adaptor”, hoặc như giải nghĩa ra tiếng Việt là Card màn hình, Card rời… là một bộ phận rất quan trọng trong thành phần cấu tạo của một bộ máy tính. Chức năng của VGA là chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh, độ phân giải, màu sắc, các nhóm đối tượng đồ họa, hoặc gọi chung là chất lượng hình ảnh được hiển thị trên màn hình, có thể là màn hình vi tính hoặc màn hình Laptop.

VGA sẽ có rất nhiều mục đích sử dụng, tùy vào nhu cầu của mỗi người và tài chính của họ, có những khách hàng cá nhân họ sẽ cần một chiếc VGA đa năng, có thể vừa dùng để làm việc mà cùng có thể chơi game được. Mảng khách hàng doanh nghiệp thì lại khác, cái họ cần là sự ổn định ở mức tuyệt đối cho công việc, có thể là công việc tác vụ đồ họa, có thể là các công việc ở mức cao cấp như trí tuệ nhân tạo.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số, phần cứng máy tính liên tục có những đột phá trong nghiên cứu và sản xuất, kéo theo sự phát triển và nâng tầm của nền tảng phần mềm đi kèm, đồng nghĩa với việc nhu cầu về VGA sẽ ngày càng tăng cao, và chúng ta phải luôn nhớ rằng VGA càng mạnh thì khả năng xử lý càng khỏe, có thể là chơi game giải trí hoặc công việc tác vụ đồ họa.

Cấu tạo của VGA

Cấu tạo của một chiếc VGA hay Card đồ họa về cơ bản gồm hai phần, đó là GPU (bộ xử lý hình ảnh) và bộ nhớ, mỗi bộ phận đều có những chức năng và vai trò khác nhau.

✍️ GPU.

Bộ nhớ vga là gì

GPU chịu trách nhiệm đọc lệnh và dịch thành tín hiệu, chuyển lên màn hình để hiển thị, với thiết kế là những vi mạch xử lý và tính toán thuật toán phức tạp. Trong các bộ máy không có Card rời, nhiệm vụ này sẽ do CPU thực hiện, nhưng GPU với sức mạnh và cấu tạo vượt trội sẽ làm cho quá trình này được nhuần nhuyễn và nhanh hơn so với CPU, đảm bảo được chất lượng và tính ổn định của hình ảnh. Khi có được sự trợ giúp của GPU, CPU có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn để thực hiện các tác vụ khác, mà không phải lo vấn đề ổn định của hình ảnh.

✍️ Bộ nhớ.

Bộ nhớ vga là gì

Bộ nhớ Card rời với tốc độ xử lý ưu việt có nhiệm vụ cung cấp thông tin tới GPU một cách nhanh nhất, tốc độ càng cao thì khả năng xử lý càng nhanh. Những chiếc VGA thế hệ mới đều được các nhà sản xuất tối ưu ở điểm này, để giúp cho khả năng truyền thông tin được diễn ra nhanh nhất có thể.

Phân loại

Trên thị trường hiện nay, chúng ta sẽ bắt gặp chủ yếu hai loại VGA phổ thông nhất, đó là Card Onboard (nằm sẵn trong CPU) và Card rời, An Phát Computer sẽ phân loại và giải thích cho các bạn về ý nghĩa cũng như hiệu năng của hai loại này ở phía bên dưới.

Card Onboard.

Bộ nhớ vga là gì

Chủ yếu xuất hiện trên Laptop và các loại CPU phổ biến trên thị trường hiện nay, được tích hợp với bộ vi xử lý của CPU và RAM, sử dụng các tài nguyên của hai linh kiện này để xử lý hình ảnh và đồ họa hiển thị.

Đây là loại Card được sản xuất với tiêu chí rẻ mà đảm bảo được công việc ở mức khá, dĩ nhiên chúng ta không thể yêu cầu nó hoạt động trơn tru và mạnh mẽ như một chiếc VGA rời, nhưng độ hiệu quả so với giá tiền nó mang lại là chấp nhận được.

Những ai chỉ có nhu cầu lướt web, giải trí nhẹ nhàng, công việc dạng văn phòng với các phần mềm kế toán, Word, Excel, phần mềm bán hàng… hoặc sử dụng các tác vụ đồ họa nhẹ như Photoshop thì có thể tham khảo loại này, phần lớn các mẫu Laptop phổ thông hiện này đều không sử dụng VGA rời, thay vào đó là Card Onboard được tích hợp trong CPU để có thể đem lại mức chi phí thấp.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa CPU nào cũng có Card Onboard đâu nhé, chúng ta phải phân biệt thật rõ, tránh tình trạng nếu lắp máy không có VGA rời mà sử dụng CPU không có Card Onboard là sẽ không thể hiển thị hình ảnh. Với AMD, nếu đuôi CPU có chữ “G”, tức là CPU có Card Onboard, còn với Intel, sản phẩm nào có chữ “F” ở đuôi thì có nghĩa là sẽ không có nhân đồ họa tích hợp đâu!

Bộ nhớ vga là gì

Khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường CPU có Card Onboard đã trở nên sôi động hơn rất nhiều mà AMD đã cho ra mắt dòng sản phẩm Ryzen G với các mẫu Ryzen 3 3200G, Ryzen 5 3400G, 5600G, Ryzen 7 5700G… đây đều là những CPU có xung đơn nhân và Card Onboard rất mạnh, thậm chí chơi được game mượt mà với điều kiện bạn phải dùng Ram ở kênh Dual Chanel và cài đặt cấu hình game hợp lý.

Link các sản phẩm CPU AMD: CPU AMD

Link các sản phẩm CPU Intel: CPU Intel

VGA rời.

Cũng là xử lý hình ảnh và các tác vụ đồ họa, nhưng VGA rời là một cá thể độc lập, không bị hạn chế bởi tài nguyên CPU và RAM. Về cơ bản, VGA rời có hiệu năng vượt trội so với Card Onboard của CPU ở cả việc chơi game và sử dụng phần mềm đồ họa, lý do là vì cấu tạo phức tạp của nó và bộ tản nhiệt được thiết kế riêng.

VGA rời có sức mạnh và hiệu năng tốt hơn, vậy nên khi lắp ráp một bộ máy tính có VGA rời, chúng ta cũng phải chú ý đến bộ nguồn cung cấp điện, đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho dàn máy, tránh tình trạng sập điện gây nguy hiểm cho linh kiện bên trong. Ngoài ra khi sử dụng VGA rời, đặc biệt là các loại VGA thế hệ mới ngày nay có kích cỡ khá to, chúng ta phải lưu ý chiều dài của vỏ case để lựa chọn loại VGA phù hợp.

Trên thị trường hiện tại, có hai nhà sản xuất VGA đó là AMD và Nvidia, giữa họ là cuộc cạnh tranh khốc liệt cho thị phần VGA trên thị trường, mục đích là tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Bộ nhớ vga là gì

Với AMD, dòng sản phẩm chủ đạo của họ hiện tại có mã ký hiệu là RX, với các sản phẩm đang cực kỳ khan hiếm hàng về độ Hot trên các hệ thống bán lẻ toàn thế giới là RX 6700 XT, RX 6600 XT, RX 6600… Đây đều là những mẫu VGA có mức P/P (Price/Performance – Giá cả/Hiệu năng) cực kỳ tốt. Chơi game tốt, làm việc ổn, đó là những gì mà AMD muốn mang đến cho người tiêu dùng về một sản phẩm toàn diện trong phân khúc giá có thể chi trả.

Link các sản phẩm VGA AMD: VGA AMD

Sang đội Nvidia, họ có hai dòng sản phẩm phân chia rõ ràng nhu cầu sử dụng, chơi game (GTX và RTX), chuyên dụng đồ họa (Quadro).

Bộ nhớ vga là gì

RTX là sản phẩm mới được Nvidia cho ra mắt khoảng hơn 1 năm trở lại đây, là sản phẩm thế hệ mới, thuộc phân khúc tầm trung đến cao cấp của hãng. Với rất nhiều tính năng vượt trội so với phiên bản GTX như băng thông bộ nhớ cao hơn, được sử dụng kiến trúc mới, công nghệ Ray-Tracing, là những nét đột phá khiến cho RTX luôn trong tình trạng khan hiếm hàng vì độ Hot của nó. Tuy được thiết kế và phát triển chủ yếu phục vụ cho công việc giải trí chơi game ở yêu cầu cao cấp, nhưng thế hệ RTX vẫn có thể được sử dụng để thực hiện các thao tác đồ họa, đặc biệt ở khoản Render với các phần mềm phổ biến như Premiere, Blender, Lumion,…

Link các sản phẩm VGA GTX và RTX: VGA GTX và RTX

Bộ nhớ vga là gì

Dòng sản phẩm còn lại của Nvidia là Quadro, đây là cái tên mà những người thuộc nhóm sử dụng đồ họa kiến trúc luôn gọi tên khi muốn xây dựng một bộ máy cho đặc thù công việc. Quadro với nhiều lợi thế như khử răng cưa cho đường thẳng và điểm, nhân CUDA rất nhiều, tính năng xử lý sự chồng lấp các mặt phẳng đồ họa… là một lựa chọn tối ưu cho những người dùng là sinh viên của các trường Đại học về thiết kế như ĐH Xây Dựng, ĐH Kiến Trúc, ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp. Nếu bạn cần một chiếc VGA cho nhu cầu vẽ 3D máy móc cơ khí, công trình kiến trúc, bảng mạch điện tử, thông qua các phần mềm Autocad, Revit, 3Ds Max, Sketchup… bạn biết phải lựa chọn dòng VGA nào rồi đấy!

Những tiêu chí khi lựa chọn VGA

Về cơ bản, một chiếc VGA sẽ có rất nhiều tiêu chí và thông số bạn phải quan tâm khi lựa chọn cho bộ máy tính của mình, An Phát xin đưa ra những tiêu chí quan trọng nhất để bạn dễ dàng hơn trong việc chọn VGA:

✍️ Tên sản phẩm.

Bộ nhớ vga là gì

Nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng thực sự, có một quy tắc bất di bất dịch trong ngành công nghiệp sản xuất Card đồ họa rời, là số càng to thì hiệu năng sẽ càng lớn, ví dụ RTX 3090 có sức mạnh hơn hẳn so với RTX 3080, RTX 3080 thì lại mạnh hơn RTX 3070...

✍️ Nhu cầu sử dụng.

Bộ nhớ vga là gì

Phải xác định rõ nhu cầu sử dụng của bản thân, nếu như bạn muốn một chiếc VGA đa dụng, vừa làm vừa chơi được, thì nên sử dụng GTX, RTX của Nvidia hoặc RX của AMD. Còn nếu chỉ cho mục đích làm việc thì nên chọn Quadro để tối ưu nhất.

✍️ Kích cỡ.

Bộ nhớ vga là gì

Dĩ nhiên rồi, bạn không thể đặt một chiếc VGA quá dài vào một vỏ case quá bé được, đây là tính chất vật lý bắt buộc phải lưu ý khi chúng ta xây dựng một cấu hình máy tính mới.

✍️ VRAM.

Bộ nhớ vga là gì

Đây được gọi là bộ nhớ Card đồ họa, VRAM càng lớn sẽ càng mang lại hiệu năng mạnh hơn, đặc biệt cho những ai muốn chơi game ở phân giải cao cấp như 2160x1440p (2K) hoặc 3840x2160p (4K).

✍️ Nhân CUDA.

Bộ nhớ vga là gì

Là nhân xử lý trong GPU của Card đồ họa, dĩ nhiên, nhân CUDA càng nhiều thì sẽ càng có lợi, khả năng tính toán sẽ được nhanh hơn và độ chính xác cao hơn. Chúng được coi là một trong những tác nhân chính khi hiển thị hình ảnh trên màn hình, độ chất lượng khi chơi game, hoặc độ chính xác, tỉ mỉ khi Render hình ảnh.

✍️ Khả năng hỗ trợ VR.

Bộ nhớ vga là gì

Là một loại công nghệ cho tương lai, VR vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đây hứa hẹn sẽ là một tính năng cực kỳ phổ biến trong tương lai của ngành công nghiệp phát triển phần cứng.

✍️ Tính tương thích với màn hình.

Bộ nhớ vga là gì

Nếu bạn sử dụng màn hình có công nghệ FreeSync (công nghệ độc quyền của AMD, giảm tải việc xé, vỡ hình, tối ưu hóa VGA khi chơi game), bạn nên chọn một chiếc VGA đến từ AMD để tối ưu được công nghệ này. Tương tự là với công nghệ G-Sync, thì VGA của Nvidia là lựa chọn tối ưu cho bạn.

Link các sản phẩm VGA Quadro: VGA Quadro

Đây là những chia sẻ của An Phát Computer về khái niệm “VGA là gì?”, và phân loại các VGA, mong rằng các bạn sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc chọn ra một chiếc VGA phù hợp với nhu cầu sử dụng và tài chính của bản thân.