Bromhexine a.t 4mg/5ml giá bao nhiêu

Thuốc Bromhexine A.T sản xuất bởi doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên và doanh nghiệp kê khai tại Việt Nam: Cty CP DP An Thiên, số đăng ký: VD-25652-16, đây là thuốc nội [sản xuất tại Việt Nam].

Thành phần chính [Hoạt chất]: Bromhexin hydroclorid 4mg/5ml

Hàm lượng – Nồng độ: 4mg/5ml

Quy cách đóng gói: Hộp 20 ống, hộp 30 ống, hộp 50 ống x 10ml

Giá Bromhexine A.T loại hộp 20 ống, hộp 30 ống, hộp 50 ống x 10ml ở dưới dùng để tham khảo, vì đây là giá bán cho các đơn hàng lớn, các đại lý cấp 1; Vì vậy giá bán lẻ tại nhà thuốc – quầy thuốc – bệnh viện có thể cao hơn do chịu nhiều chi phí khác.

Giá bán thuốc Bromhexine A.T tính theo đơn vị Ống là: 5200 VNĐ [năm nghìn hai trăm đồng/Ống].

Trong trường hợp bạn mua thuốc Bromhexine A.T giá rẻ hơn xin vui lòng xem lại các thông tin như: nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin: Công tác dụng, Tác dụng phụ, Chỉ định, Chống chỉ định, Liều lượng và Cách sử dụng Bromhexine A.T ở đây, hoặc tham khảo các thuốc khác có thành phần chính tương tự tại đây.

Khi dùng thuốc, nếu gặp phải các tác dụng phụ hay dị ứng bạn hãy tham vấn ngay bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều hãy gọi Trung tâm cấp cứu số điện thoại 115 hoặc đến trạm Y tế gần nhất.

Hãy để lại giá bán lẻ Bromhexine A.T trong phần bình luận nếu bạn biết hoặc đã mua; Việc này giúp mọi người biết và tránh mua phải thuốc giá cao. Cảm ơn bạn!

Bromhexine A.t 4Mg/5Ml An Thiên 30 Ống X 5Ml làm loãng đờm trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp hoặc mạn có ho xuất tiết.

Thành phần của ‘Bromhexine A.T’

  • Dược chất chính: Bromhexin hydroclorid 4mg/5ml
  • Loại thuốc: Thuốc làm long đờm, loãng đờm
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 30 ống nhựa uống x 5ml

Công dụng của ‘Bromhexine A.T’

Làm loãng đờm trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp hoặc mạn có ho xuất tiết.

Liều dùng của ‘Bromhexine A.T’

Cách dùng

Dùng đường uống

Liều dùng

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 1/2 ống/lần, ngày 2 lần
  • Trẻ em từ 2 -6 tuổi: 1 ống/lần, ngày 2 lần
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: 1 ống/lần, ngày 3 lần
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: 2 ống/lần, ngày 3 lần.

Hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Quá liều và xử trí

Cho đến nay chưa có triệu chứng quá liều nào được ghi nhận. Ðiều trị triệu chứng được chỉ định trong trường hợp quá liều.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.

Bromhexin, do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây huỷ hoại hàng rào niêm mạc dạ dày; vì vậy, khi dùng cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.

Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.

Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hóa có thể bị giảm ở người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần phải thận trọng và theo dõi.

Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu, trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi, vì không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: A

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về dùng bromhexin cho người mang thai, vì vậy không khuyến cáo dùng bromhexin cho người mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa biết bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ hay không; vì vậy không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ nuôi con bú. Nếu cần dùng thuốc thì tốt nhất là không cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn [ADR]:

Tiêu chảy, buồn nôn và các tác dụng nhẹ trên đường tiêu hóa.

Phản ứng dị ứng gồm phát ban trên da, mày đay, co thắt phế quản, phù mạch.

Sốc phản vệ và phản ứng phụ nghiêm trọng trên da

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Các ADR thường nhẹ và qua khỏi trong quá trình điều trị [trừ co thắt phế quản khi dùng thuốc cho người bị hen suyễn].

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch [giảm cả dịch tiết khí phế quản] như các thuốc kiểu atropin [hoặc anticholinergic] vì làm giảm tác dụng của bromhexin.

Không phối hợp với các thuốc chống ho.

Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh [amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin] làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Như vậy, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuấn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.

4.9 Quá liều và xử trí:

Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo về quá liều do bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Bromhexin hydroclorid là chất có tác dụng long đờm. Do hoạt hóa tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

Khi uống, thường phải sau 2 – 3 ngày mới có tác dụng trên lâm sàng, nhưng nếu tiêm, chỉ sau khoảng 15 phút.

Bromhexin đã được uống liều 16 mg/lần, 3 lần/ngày hoặc dùng tại chỗ để điều trị hội chứng mắt khô kèm sản xuất dịch nhày bất thường [hội chứng Sjõgren’s], nhưng kết quả không ổn định, chưa rõ, nên tác dụng này ít được áp dụng.

Cơ chế tác dụng:

Bromhexine là một dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất thảo dược vasicine.

Về mặt tiền lâm sàng, bromhexine được nhận thấy làm tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản. Bromhexine làm tăng sự vận chuyển chất nhầy bằng cách làm giảm độ quánh của chất nhầy và hoạt họá biểu mô có nhung mao [độ thanh lọc chất nhầy của nhung mao].

Trong các thử nghiệm lâm sàng, bromhexine cho thấy có tác dụng phân hủy chất tiết và vận chuyển chất tiết ở đường phế quản giúp thuận lợi việc khạc đờm và ho dễ dàng.

Sau khi điều trị bằng bromhexine, nồng độ kháng sinh [amoxicilin, erythromycin, oxytetracyclin] trong đờm và dịch tiết phế quản – phổi tăng lên.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Bromhexin hydroclorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và bị chuyển hóa bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt khoảng 20 %. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của bromhexin hydroclorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống, từ 1/2 giờ đến 1 giờ.

Bromhexin hydroclorid phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh [95 – 99%] với protein huyết tương. Khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố của thuốc là 7 lít/kg. Bromhexin chuyển hóa chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hóa trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 13 – 40 giờ tuỳ theo từng cá thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não và một lượng nhỏ qua được nhau thai.

Khoảng 85 – 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, ở dạng liên hợp sulfo hoặc glucuro và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ rất ít qua phân, chỉ khoảng dưới 4%.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Acid citric, Sucralose, Sorbitol 70%, Methyl paraben, Propyl paraben, Hương dâu, Màu đỏ erythrosin, Sucrose, Propylen glycol, Nước tinh khiết

Chủ Đề