Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao

Ngày nay bệnh mất ngủ đang có xu hướng phát triển nhanh cả về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi. Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về chứng mất ngủ cũng như các phương án điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.

Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp cơ thể con người tái tạo năng lượng sau mỗi ngày hoạt động. Trung bình mỗi ngày một người bình thường cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng. Thời gian ngủ có thể khác nhau theo độ tuổi, trẻ nhỏ thường ngủ nhiều hơn.

Mất ngủ tiếng Anh gọi là Insomnia – thuộc hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Mất ngủ là tình trạng người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ tự nhiên, bị giật mình tỉnh giấc nhiều lần và khó ngủ lại, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên mộng mị,… Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ là 2 chỉ số để đánh giá tình trạng mất ngủ gặp phải.

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Bất kể chúng ta ai cũng có thể bị mất ngủ khó ngủ

Mất ngủ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, tuổi tác, công việc. Bệnh được chia thành 2 dạng: mất ngủ thể cấp và mất ngủ thể mãn. Trong đó:

Mất ngủ cấp tính: Còn được gọi là chứng khó ngủ tạm thời, người bệnh bị mất ngủ vài đêm hoặc ít hơn 4 tuần. Dạng mất ngủ này chiếm khoảng 30 – 40% chứng rối loạn giấc ngủ. 

Mất ngủ mãn tính: Tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đủ giấc kéo dài liên tục trên 1 tháng. Mỗi ngày người bệnh chỉ ngủ được khoảng 3 – 4 tiếng/ ngày hoặc ít hơn, hay mộng mị tỉnh giấc giữa đêm và khó có thể ngủ lại.

Người bệnh có thể nhận biết mình bị mất ngủ khó ngủ dựa theo các triệu chứng gồm:

  • Khó ngủ vào buổi tối
  • Bị tỉnh giấc giữa đêm và rất khó có thể ngủ lại
  • Thức giấc sớm vào buổi sáng 
  • Không cảm thấy thoải mái sau khi ngủ dậy
  • Cảm giác rất mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không thể ngủ 
  • Cáu gắt, buồn bực, bồn chồn, lo lắng
  • Khó chú ý, tập trung, trí nhớ giảm sút
  • Luôn cảm thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều về giấc ngủ

Theo bác sĩ Đỗ Thu Hiền, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh mất ngủ: Mất ngủ, khó ngủ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể là tình trạng rối loạn giấc ngủ thông thường hoặc liên quan tới một số bệnh lý khác. Trong đó nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ kinh niên gồm:

Căng thẳng, áp lực, stress quá độ: Lo lắng, áp lực về công việc, học tập, cuộc sống là nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Vấn đề tuổi tác: Theo thống kê, chứng mất ngủ sẽ tăng theo tuổi tác, tuổi càng cao càng dễ gặp các vấn đề trong giấc ngủ, nhất là với người trên 60 tuổi. 

Chất kích thích: Việc lạm dụng thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… trước khi đi ngủ sẽ ức chế lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn quá độ và khó ngủ sau đó. 

Môi trường ô nhiễm: Không gian ngủ không thoải mái, nhiều bụi bẩn, nhiều tiếng ồn, quá chật hẹp cũng được xác định là nguyên nhân phá giấc ngủ của bạn. 

Thay đổi múi giờ: Một số người thường xuyên phải di chuyển xa, thay đổi ca làm việc ca, chu trình thức – ngủ bị rối loạn do thay đổi múi giờ. Nếu cơ thể không thích ứng kịp sẽ gây tình trạng khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ.

Thói quen sinh hoạt: Ăn uống quá no, tập thể dục muộn, ngủ ngày cày đêm, làm việc trên giường ngủ, sử dụng điện thoại, internet… là những thói quen không tốt ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. 

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Lạm dụng điện thoại, đồ điện tử quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ

Ít hoạt động thể chất: Khi chúng ta lười vận động, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ì ạch. Điều này vô tình khiến giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh khó đi vào giấc ngủ vào buổi tối.

Do bệnh lý: Những người mắc bệnh dạ dày, viêm khớp, tiểu đường, tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer sẽ làm tăng nguy cơ bị mất ngủ. 

Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn nam giới do tâm lý nữ giới thường dễ bị kích động, nhạy cảm, dễ rơi vào trạng thái lo âu, phải trải qua nhiều giai đoạn nội tiết tố thay đổi như thời gian mang bầu, giai đoạn tiền mãn kinh,…

Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh hen suyễn, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng,… có chứa caffeine và các chất kích thích có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Người bệnh không nên chủ quan khi bị mất ngủ thường xuyên, bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày mà đây còn là dấu hiệu sớm cảnh báo một số bệnh lý bao gồm:

  • Bệnh dị ứng: Một số dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng,… có thể gây dị ứng gây viêm mũi, nghẹt mũi,…. Những triệu chứng này xảy ra ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ gây ra tình trạng tỉnh giấc giữa đêm, mất ngủ.
  • Bệnh viêm khớp: Những người bị viêm khớp thường gặp khó khăn trong việc có một giấc ngủ trọn vẹn. Mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến các cơn đau nhức, tê bì do viêm khớp càng tăng và ngược lại. 
Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Mất ngủ khó ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý
  • Bệnh tim: Bệnh động mạch vành, các bệnh lý liên quan tới tim và phổi khác cũng được xác định là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
  • Các vấn đề về tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến chức năng trao đổi chất trong cơ thể làm việc quá tải. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy hưng phấn, trần đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và đi vào giấc ngủ sâu giấc. 
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, ho và nghẹt thở khi nằm xuống sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ dễ dàng. Các triệu chứng khác như viêm nướu, hôi miệng, đau họng cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. 

Ngoài ra, người bị mất ngủ thường xuyên có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: rối loạn âu lo, suy kiệt thần kinh, trầm cảm, rối loạn stress sau đa chấn thương, nghiện rượu, các chất kích thích, người bị tâm thần phân liệt.

Một số bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ khác gồm: ngưng thở khi ngủ, mộng du, ác mộng, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ … cũng gây ra bệnh mất ngủ.

Mất ngủ thường xuyên, rối loạn giấc ngủ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Cụ thể:

Người mệt mỏi, khó tập trung: Những người bị mất ngủ, khó ngủ thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, khó tập trung, thiếu sức sống, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc, học tập. 

Nguy cơ teo não, đột quỵ: Mất ngủ trầm trọng sẽ làm tăng nguy cơ bị teo não. Người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần so với bình thường. 

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Người bị mất ngủ có nguy cơ đột quỵ rất cao

Tăng nguy cơ béo phì: Khi bị khó ngủ, mất ngủ, não bộ sẽ thay đổi hoạt động. Người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói và thèm ăn vặt vào ban đêm, đặc biệt là đồ ăn nhanh giàu chất béo. 

Da bị lão hóa : Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol khiến cấu trúc collagen của da bị phá vỡ. Da bắt đầu bị khô, sạm nám, chảy xệ, không còn săn chắc làm tăng nguy cơ lão hóa cao, da dễ nổi mụn.

Sức khỏe tim mạch bị đe dọa: Hệ thần kinh của những người bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc luôn trong trạng thái căng thẳng, hưng phấn quá độ. Điều này tạo áp lực không tốt cho tim, mạch làm tăng huyết áp. 

Suy giảm sinh lý: Mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Từ đó giảm ham muốn “chuyện ấy” gây ra hiện tượng mộng tinh, di tinh. 

Rối loạn cảm xúc, tâm lý: Khi bị mất ngủ, người bệnh dễ suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần rơi vào trạng thái sợ giao tiếp, suy nhược thần kinh, trầm cảm. 

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Họ thường xuyên rơi vào trạng thái cáu gắt, rối loạn tâm lý

Mất ngủ sụt cân : Mất ngủ kéo dài nếu không can thiệp y tế kịp thời sẽ khiến thần kinh suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến người bệnh bị sụt cân đột ngột. 

Tăng nguy cơ tai nạn: Thực tế có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ nguyên nhân tài xế bị thiếu ngủ, mất ngủ. Những người thường xuyên làm việc với máy móc công suất lớn bị khó ngủ, ngủ không đủ giấc thường có nguy cơ bị tai nạn trong quá trình làm việc.

Nên đọc: Top 10 bài thuốc Đông y chữa mất ngủ hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều cách trị mất ngủ, tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn phương pháp hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mất ngủ người bệnh có thể tham khảo:

Trường hợp mất ngủ trầm trọng, kéo dài nhiều ngày, người bệnh có thể tìm tới đơn thuốc Tây để cải thiện. Tùy theo tình trạng mất ngủ, độ tuổi của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc ngủ có thể xuất hiện trong kê toa của người bệnh:

  • Nhóm thuốc an thần: Trường hợp người bệnh bị mất ngủ do căng thẳng quá độ,  hệ thống thần kinh bị kích thích, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như: Clonazepam, Diazepam, Bromazepam…
  • Nhóm thuốc gây ngủ như: Phenobarbital hay Zolpidem là một số loại thuốc ức chế trực tiếp vào hệ thần kinh, gây ra những cơn buồn ngủ tức thì.
  • Nhóm thuốc kháng histamin như: Promethazine, Dimedrol,  Clorpheniramin,… Nhóm thuốc trầm cảm 3 vòng có thể kể đến như mirtazapine, Clomipramine,…
  • Ngoài ra, người bị mất ngủ có thể sử dụng thêm một số sản phẩm an thần, thực phẩm chức năng bổ não. 
Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Hãy cẩn trọng với mối hiểm họa từ thuốc ngủ, thuốc an thần

*Lưu ý: Thuốc ngủ có thể giúp người bệnh ngủ ngay sau khi dùng thuốc, tuy nhiên thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, dễ nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc, ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, thần kinh.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây, bạn đọc có thể tham khảo thêm các thực phẩm bổ sung, hỗ trợ sức khỏe hệ thần kinh. Các chuyên gia y tế và bác sĩ đầu ngành khuyến khích người bệnh nên tìm hiểu và bổ sung những loại vitamin, khoáng chất thiết yếu để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và tránh nguy cơ mất ngủ kéo dài.

Theo Y học cổ truyền, mất ngủ, khó ngủ được gọi chung là chứng thất miên, bất mị. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể bị ngoại tà xâm nhập cộng thêm chính khí suy yếu, can thận suy giảm chức năng khiến tâm trí rối loạn mà mất ngủ. 

Y học cổ truyền sử dụng thảo dược tự nhiên để loại bỏ căn nguyên gây bệnh, đồng thời tập trung bồi bổ cơ thể, nâng cao chính khí. Một số bài thuốc YHCT điều trị mất ngủ người bệnh có thể tham khảo gồm:

Bài thuốc dưỡng tâm giúp ngủ sâu giấc 

Vị thuốc: 20g lạc tiên khô, 12g hạt sen, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 2g lá vông. Gia giảm thêm lá dâu, táo nhân sao, lá tre mỗi thứ 10g.

Cách dùng: Sắc thuốc cùng 750ml nước, để lửa nhỏ liu riu tới khi trong ấm cạn còn 250ml thì tắt bếp. Uống mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 1 tháng.

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Chữa mất ngủ bằng YHCT được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn

Bài thuốc bổ tâm, dưỡng huyết tư tâm 

Vị thuốc: 18g nhân sâm, thêm phục linh, đan sâm, viễn chí, cát cánh, ngũ vị tử, phục linh mỗi vị 15g. Gia giảm thêm toan táo nhân, thiên môn đông, bá tử nhân, đương quy nhân mỗi vị 60g; 120g sinh địa hoàng. 

Cách dùng: Tán các vị thuốc thành bột mịn sau đó luyện thành viên hoàn to bằng hạt đỗ. Mỗi lần sử dụng 1 hoàn hòa cùng nước sôi, đợi nguội rồi dùng thuốc khi đói vào sáng, trưa và tối.

Tìm lại giấc ngủ ngon tự nhiên với bài thuốc Định tâm An thần thang – Tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

Trong số các bài thuốc Y học cổ truyền hỗ trợ điều trị mất ngủ, khó ngủ hiệu quả phải kể tới bài thuốc Định tâm An thần thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu “Ứng dụng Y học cổ truyền trong điều trị mất ngủ” được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành. Bài thuốc Định tâm An thần thang nổi bật với những ưu điểm trong điều trị mất ngủ sau:

Kế thừa và phát triển tinh hoa Y học cổ truyền, nghiên cứu hiện đại

Định tâm An thần thang kế thừa, phát triển từ nhiều bài thuốc cổ phương, nổi bật là bài thuốc Quy tỳ thang của Hải Thượng Lãn Ông, Toan táo nhân thang, Dưỡng tâm thang, Thiên vương bổ tâm đơn và sự góp mặt của bài thuốc chữa đau đầu, mất ngủ của người Tày – Bắc Kạn. 

Bên cạnh đó, kiến thức y học hiện đại về giấc ngủ sinh học, hệ thần kinh được phân tích và ứng dụng nhằm mang lại hiệu quả cao và phù hợp với người Việt hiện thời.

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao

Công thức thuốc hoàn chỉnh HIỆU QUẢ với mọi thể mất ngủ

Bài thuốc Định tâm An thần thang vừa hỗ trợ điều trị mất ngủ, vừa bồi bổ sức khỏe và hệ thần kinh duy trì hiệu quả lâu dài với 2 nhóm thuốc. Trong đó:

Nhóm TRỪ TÀ (Thuốc điều trị): Tác dụng khắc phục căn nguyên gây mất ngủ, trừ tà khí, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu loạn thần kinh ảnh hưởng tâm trí dẫn tới mất ngủ. Đồng thời bảo hộ tim mạch, phục hồi chính khí, an thần, người bệnh không còn lo âu, mộng mị, đi vào giấc ngủ dễ dàng. 

Nhóm PHỤC CHÍNH (Thuốc bồi bổ, hoạt huyết): Tác dụng điều hòa tạng phủ, dưỡng huyết, hoạt huyết, dưỡng não, phục hồi sức khỏe thần kinh, nâng cao chính khí, định tâm, an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao

Bài thuốc Nam của Trung tâm Thuốc dân tộc phát huy công dụng theo nguyên tắc Y học cổ truyền, tuân thủ cơ chế giấc ngủ tự nhiên, không ức chế thần kinh, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ theo cơ chế sinh học của cơ thể.

Song song dùng thuốc thảo dược, Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng vật lý trị liệu xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu; sử dụng thảo dược ngâm chân, trà thảo dược. Liệu pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ tại Trung tâm Thuốc dân tộc hiệu quả với mất ngủ cấp – mãn tính, mất ngủ do rối loạn âu lo, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ… 

Bảng thành phần hơn 30 vị thuốc gia giảm theo tỷ lệ vàng

Định tâm An thần thang kết hợp hơn 30 vị thuốc tác dụng dưỡng tâm, an thần, giải độc, bồi bổ cơ thể. Một số chủ dược chính phải kể tới như: Lạc tiên, Đại táo, Phục thần, Củ bình vôi, Toan táo nhân, Dạ giao đằng, Viễn chí, Liên nhục, Đương quy, cam thảo, ngưu hoàng…

Dược liệu được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam chuyên canh chuẩn hóa GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển. Một số vị thuốc được lấy từ rừng tự nhiên trong dự án hợp tác với người dân bản địa. Vì vậy, bài thuốc Định tâm An thần thang an toàn, không tác dụng phụ.

Định tâm An thần thang là bài thuốc thang truyền thống được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn dạng cao viên hoàn hoặc cao tinh chất tiện lợi, dễ dàng bảo quản. 

Đã có đông đảo người bệnh điều trị mất ngủ, khó ngủ hiệu quả, không tái phát với bài thuốc Định tâm An thần thang sau 1-3 tháng sử dụng. Bài thuốc Định tâm An thần thang được chương trình Vì sức khỏe người Việt VTV2 giới thiệu là giải pháp hoàn chỉnh trong điều trị mất ngủ bằng Đông y. [Xem chi tiết TẠI ĐÂY]

Bài thuốc Định tâm An thần thang được kê đơn duy nhất bởi bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tại địa chỉ: Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: 0979 509 155 | Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: 0961 825 886

Bạn đọc xem thêm chi tiết về bài thuốc chữa mất ngủ tại của Trung tâm Thuốc dân tộc TẠI ĐÂY.

Một trong những giải pháp TỐI ƯU được nhiều bệnh nhân lựa chọn để LOẠI BỎ BỆNH MẤT NGỦ hiện nay chính là các liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc với cơ chế TỰ CHỮA LÀNH.

Tiêu biểu có thể kể đến một số giải pháp như: Vật lý trị liệu YHCT; hương dược (Trà thảo dược, tắm thảo dược…), âm nhạc trị liệu, tập luyện, dưỡng sinh,… và kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn, bệnh nhân cần có phác đồ trị liệu phù hợp, tác động đúng và đủ, khi đó bệnh mới được giải quyết triệt để.

Các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ tại nhà sử dụng thảo dược tự nhiên dễ tìm kiếm hướng tới tính tiện lợi, tối ưu chi phí. Người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây để cải thiện giấc ngủ của mình:

Bài thuốc dễ ngủ từ mật ong 

Hàm lượng axit amin tryptophan trong mật ong dễ chuyển thành serotonin – chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện giấc ngủ. Thành phần glucose và fructose trong mật ong có tác dụng thư giãn thần kinh. Bài thuốc dân gian chữa mất ngủ từ mật ong được thực hiện theo cách sau:

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Áp dụng mẹo dân gian chữa mất ngủ bằng mật ong nguyên chất

Uống nước mật ong: Hòa 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng 1 ly nước ấm. Khuấy đều rồi uống từng ngụm nhỏ trước khi đi ngủ 60 phút. 

Pha trà mật ong: Sử dụng 1 gói trà túi lọc cùng 350ml nước nóng, thêm bạc hà đậy nắp kín hãm trà trong khoảng 10 phút. Chắt nước cốt trà, thêm 2 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh. Khuấy đều để nguội rồi sử dụng mỗi ngày.

Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây lạc tiên 

Lạc tiên là thảo dược có tính mát, không chứa độc tố nên an toàn khi sử dụng. Dân gian lưu truyền bài thuốc chữa mất ngủ từ trà lạc tiên sử dụng hàng ngày. Các bước thực hiện gồm: 

  • Cây lạc tiên rửa sạch bụi bẩn, chặt nhỏ thành từng khúc sau đó phơi hoặc sấy khô 
  • Sử dụng khoảng 50g lạc tiên khô cho vào nồi
  • Thêm 1,5 – 2 lít nước đun sôi sau đó tắt bếp, đợi khoảng 5 – 10 phút
  • Lọc nước lạc tiên ra uống thay nước lọc mỗi ngày. Kiên trì sử dụng từ 1 – 2 tháng sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện. 
Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Uống nước lạc tiên mỗi ngày để dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn

Ngủ ngon hơn với trà tâm sen 

Hoạt chất alcaloid có trong tâm sen tác dụng an thần, dưỡng tâm hiệu nghiệm, từ đó người dùng có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Với tâm sen, người bị mất ngủ có thể áp dụng cách sau:

Pha trà tâm sen: Lấy một lượng tâm sen vừa đủ sau đó thêm nước ấm pha trà. Thời gian hãm trà khoảng 10 – 15 phút tới khi thấy tâm sen lắng xuống đáy ấm là có thể dùng. Có thể thêm vài lát cam thảo để tăng hương vị thơm ngon, dễ uống.

Ăn hạt sen chữa mất ngủ: Nấu chè hạt sen, cháo hạt sen, hạt sen luộc ăn trực tiếp mỗi tuần 3 lần để cải thiện tình trạng mất ngủ. 

Chuối xanh điều trị mất ngủ:

Trong chuối xanh có chứa Serotonin – Hoạt chất có tác dụng duy trì giấc ngủ ngon tự nhiên, ngủ sâu giấc. Vitamin C, vitamin B6, chất xơ, tinh bột có trong chuối xanh có tác dụng bổ não, điều hòa thần kinh giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ tự nhiên. 

Buồn ngủ mà không ngủ được phải làm sao
Chuối xanh có thể cải thiện giấc ngủ

Bài thuốc chữa mất ngủ bằng chuối xanh được thực hiện theo các bước:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê bột quế, 1 quả chuối tiêu xanh, 600ml nước
  • Chuối xanh cắt bỏ đầu đuôi, thêm nước luộc tới khi sôi, để lửa nhỏ liu riu khoảng 20 phút thì tắt bếp
  • Chắt nước chuối luộc uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Sau 10 phút tiếp tục ăn quả chuối xanh khoảng 1 tuần.

Trên đây là những thông tin về mất ngủ khó ngủ. Hy vọng qua bài viết, độc giả và người bệnh sẽ có thêm kiến thức hữu ích để có được giấc ngủ ngon tự nhiên theo đúng đồng hồ sinh học.

Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị