Bút lực tài hoa là gì

Ý nghĩa của từ Bút lực là gì:

Bút lực nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Bút lực Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Bút lực mình


0

Bút lực tài hoa là gì
  0
Bút lực tài hoa là gì


sức viết, vẽ; dùng để chỉ khả năng viết văn, vẽ tranh bút lực tài tình



Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácA.MỞ ĐẦUNguyễn Tuân - một con người sống vì cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, tìm cáiđẹp trong nghệ thuật, cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong đời sống…. Mộtphong cách độc đáo không trộn lẫn với ai.Ông là một nhà văn không chỉ đặc biệt về tài năng văn chương mà còn là mộtngười có nhân cách cao quý.Ấy là thiên lương trong sạch, lòng yêu nước thiết tha,nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục.Với phong cách sáng tác độc đáo của mình ông đã cho ra đời những tác phẩmvăn chương đặc sắc mang dấu ấn riêng. Thể hiện một ngòi bút đầy tài hoa và uyênbác.Nhóm 1Page 1Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácB. NỘI DUNGCHƯƠNG 1 TÁC GIẢ1.1 Cuộc đờiNguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, naythuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.Ông sinh ra trong một giađình nhà Nho khi Hán học đã tàn.Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấpTrunghọc cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đốimấygiáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch"qua biên giới không có giấy phép.Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp vănhọcphong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa.1.2 Sự nghiệpNguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từnăm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóngmột thời, Một chuyến đi… Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vìgiao du với những người hoạt động chính trị.Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình thamgia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn họcmới.Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà(1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc vàhương vị đất nước.Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ ChíMinh về văn học nghệ thuật (đợt I).Nhóm 1Page 2Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácCHƯƠNG 2 SỰ TÀI HOA UYÊN BÁC CỦA NGUYỄN TUÂN2.1 Đề tài chủ đềNguyễn Tuân là một cái tôi tài hoa, uyên bác, điều này được thể hiện đậm nétqua hệ thống đề tài đa dạng phong phú của nhà văn trước và sau Cách mạng thángTám.2.1.1 Trước Cách mạng tháng TámTrước Cách mạng tháng Tám, cái tôi của Nguyễn Tuân về cơ bản là cái tôi cánhân chủ nghĩa đối lập với xã hội.Hồi ấy, sống hay viết, đối với ông nhiều khi chỉlà để tìm mình để thực hiện cái cá nhân mình cho đến kỳ cùng. Ông chú trọng viếtvề bốn mảng đề tài: Đề tài xê dịch, đề tài hưởng lạc, đề tài về vẻ đẹp xưa và đề tài“yêu ngôn”.Xê dịch trở thành mô tip tiêu biểu trong tác phẩm Nguyễn Tuân, bộc lộ rõphong cách nghệ thuật của ông. Nguyễn Tuân cho rằng, đi để “thay đổi thực đơncho giác quan”.Với ham muốn đi nhiều, đi vô mục đích, miễn là “được lăn cái vỏmình mãi mãi trên trái đất này” (Thiếu quê hương), tư tưởng ấy đã đem lại cho nhàvăn một kho kiến thức và vốn am hiểu nhiều lĩnh vực, nhiều vùng miền từ đó nhàvăn chuyển tải vào tác phẩm một cách chân thực và đa dạng. Vốn sống củaNguyễn Tuân cũng từ những chuyến “xê dịch” ấy mà trở nên giàu có.Mỗi tác phẩmcủa ông đều mang màu sắc tri thức về một lĩnh vực cụ thể, sự kết hợp đan xen giữacác lĩnh vực ấy đã làm nên một Nguyễn Tuân uyên bác.Một chuyến đi mới đích thực là văn Nguyễn Tuân: Một lối tùy bút – du ký hếtsức phóng túng, lấy cái tôi của mình làm nhân vật trung tâm. Một lối văn đã tìmđúng cái giọng riêng của nó: khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bôngphèn, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ, bừa bãi như là ném ra trong mộtcơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa. Đó làvăn của một con người hoài nghi tất cả, chỉ tin ở cái vốn tình cảm, ý nghĩ, cái khoNhóm 1Page 3Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên báccảm giác linh tinh nhưng sắc sảo, tài hoa của mình, tích lũy trên đường giang hồ xêdịch.Tác phẩm được viết bằng một ngòi bút thành thực, vì vậy nó vừa có chất thơbay bổng của một tâm hồn nghệ sĩ tìm thấy cảm hứng ở cảnh, ở người, ở thanh sắcmới lạ nơi đất khách, vừa có chất văn xuôi trần trụi, lạnh lùng, nhận ra được mộtcách cay đắng ở “những khách tài tình” khi tiền hết, rượu hết, chỉ còn trơ lại cáibản chất nhỏ nhen, ích kỷ, cái chán chường, thảm hại của những kiếp người khônglý tưởng.Sau Một chuyến đi chủ nghĩa xê dịch trở thành đề tài quen thuộc của NguyễnTuân. Nhiều bài viết sắc sảo của ông dành cho đề tài này: Thèm đi, Lại đi nữa, Mộtngười lữ khách giữa thành phố chúng ta, Chiếc va-ly mới,…Đến 1940, chủ nghĩaxê dịch được Nguyễn Tuân chọn làm đề tài cho cuốn tiểu thuyết mấy trăm trangvới nhan đề Thiếu quê hương.Ngay từ tác phẩm Một chuyến đi, Nguyễn Tuân là một con người từng lăn lộnnhiều với đời sống trụy lạc ở những tiệm rượu, tiệm hút, nhà chứa, xóm hát, ănchơi phóng túng của một cái tôi nghệ sĩ ngông cuồng. Thực tế ấy, sau này, đượcông dùng làm đề tài cho tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc và Chiếc lưđồng mắt cua.Chất uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện ở việc ông đi sâu tìm hiểu, khám phánhững tệ hại do thuốc phiện mang đến, về những thói hư tật xấu, lọc lừa dối trá củanhững kẻ ăn chơi trụy lạc với thuốc phiện bàn đèn.Chiếc lư đồng mắt cua là tác phẩm thể hiện độ chín của ngòi bút Nguyễn Tuân.Tác phẩm viết về cuộc sống ăn chơi, hút xách, cô đầu. Trong tác phẩm, người đọcbắt gặp một nhân vật “tôi” bế tắc, hoang mang trước cuộc đời và tìm cách trốnchạy trong rượu, thuốc phiện và đàn hát. Điều muốn nói trong tác phẩm không phảilà bản thân của sự trụy lạc mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ của một thanh niêntrí thức bất mãn với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nó nhưng tự biếtNhóm 1Page 4Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên báckhông sao thoát được nên lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn ào của truy hoangđể khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng trống rỗng của mình.Tuy nhiên, Chiếc lư đồng mắt cuavẫn có nhiều nét đặc sắc. Đó là khi cây bút tàihoa bất đắc chí trả thù xã hội, ném giọng khinh bạc đúng vào những đối tượngđáng khinh.Ngoài ra, còn có những trang viết đột ngột vút lên chất thơ của một tâmhồn, tuy sống trong trụy lạc vẫn muốn vươn lên một cái gì trong trẻo. Nhân vậttrong tác phẩm là những con người tài hoa, tài tử, lâm vào cảnh bê tha, trụy lạc màvẫn ngông nghênh, kiêu ngạo. Bị xã hội trưởng giả khinh bỉ vì hư hỏng, họ đãkhinh bỉ lại bằng tài hoa nghệ thuật của mình. Họ quây quần, gắn bó với nhau, lấytiếng đàn, giọng hát mà giải oan, chiêu tuyết cho nhau, mượn đôi cánh của nghệthuật mà dìu đỡ nhau bay lên, cất mình lên khỏi những cõi đời bất công, thô lỗ vàphản trắc.Tác phẩm được viết với nhiều giọng điệu khác nhau: giọng kiêu bạc, ngạo đờihoặc mỉa mai chua chát ném vào thế thái nhân tình, giọng buồn thảm, thê lươngnhư chạm vào chỗ sâu kín nhất của tâm hồn cô độc, giọng tự trào ỡm ờ, nửa trịnhtrọng, nửa đùa cợt, giọng trữ tình cổ kính,…Tính đa giọng điệu ấy đã thể hiện mộtcái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.Nguyễn Tuân được khẳng định và tồn tại rực rỡ là ở tập truyện Vang bóng mộtthời mà Vũ Ngọc Phan cho rằng: “gần đạt tới độ hoàn mỹ”. Bế tắc và vô vọngtrước hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân quay về quá khứ tìm kiếm ca ngợi nhữngvẻ đẹp “vang bóng một thời”.Vang bóng một thờivẽ lại cái đẹp xưa của thời phong kiến suy tàn. Thời cónhững ông Nghè, ông Cử, ông Tú chơi lan, chơi cúc vui thú điền viên, uống rượu,ngâm thơ,…Với phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm đã đặt Nguyễn Tuân vào mộtvị trí chắc chắn trong đời sống văn học. Thành công của tác phẩm, về mặt này,chẳng những nhờ người viết đã am hiểu, đã sống, yêu mến, nâng niu thật sự nhữngđiều mình thuật tả, mà do ông còn biết dựng lại cái cổ xưa bằng khả năng của bútNhóm 1Page 5Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácpháp, kỹ thuật hiện đại: khả năng phân tích tinh vi từ cảm giác, ý nghĩ của nhân vậtđến đường nét, màu sắc của cảnh vật và khả năng vận dụng cách quan sát củanhiều ngành nghệ thuật khác nhau từ hội họa đến điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo,…Tấtcả đã làm nên một Nguyễn Tuân uyên bác, am hiểu mọi lĩnh vực, mọi ngóc ngáchcủa đời sống.Từ những bế tắc, khủng hoảng sâu sắc đã đẩy Nguyễn Tuân quay về thế giớiyêu ma, viết truyện “yêu ngôn” hoang đường.Và dù là chuyện ma thì cũng là matài hoa, tài tử, ma rất Nguyễn Tuân. Người xưa dù viết truyện thần tiên, ma quỷ thìcũng là để tải đạo răn đời nhưng Nguyễn Tuân viết “yêu ngôn” không nhằm mụcđích ấy. Với ông, “yêu ngôn” trước hết phải là yêu ngôn.Tác giả có ý thức gia côngnhiều vào cái phần thần kì, quái đản của nhân vật, cảnh vật, tình tiết, chi tiết vànhất là vào cái không khí ma quái của truyện.Nguyễn Tuân thật sự uyên bác và tài hoa, để viết được những trang như thế, nhàvăn phải thực sự đắm mình trong thế giới nghệ thuật do mình sáng tạo ra. Có nghĩalà ông phải “sống thật sự” với những hồn qua để quan sát cảm xúc và ngẫm nghĩ.Nhờ thế mà ông có thể tạo ra được những cảnh tượng khó phân biệt được là âmhay dương, là sống hay chết, là thế giới tưởng tượng hay là thế giới thực.Trước 1945, Nguyễn Tuân- một nhà văn lãng mạn đã tìm đến những hệ đềtài đa dạng thể hiện chân thực cái tôi tài hoa, uyên bác ở mọi lĩnh vực. Trang vănNguyễn Tuân còn là sự kết hợp cùng lúc nhiều mảng đề tài để bật lên sự tài hoa,am hiểu của con người ham “xê dịch” và đam mê cái đẹp, phản kháng thời đại, mộtcái tôi ngông đúng nghĩa Nguyễn Tuân.2.1.2 Sau Cách mạng tháng TámSau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, kháng chiếnvà trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.Nguyễn Tuân viết nhiều và đềtài chủ yếu là đề tài về cuộc sống mới.Ông không “xê dịch” nay đây mai đó nữamà đến với từng địa chỉ cụ thể.Tuy nhiên ông không đi thực tế mà chỉ đi và viết,Nhóm 1Page 6Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên báctức là đi theo nhu cầu tự thân của người nghệ sĩ. Ông không ca ngợi một chiềunhững con người với chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước mà thường viết về vẻđẹp của thiên nhiên và cuộc sống lao động, chiến đấu của con người.Tùy bút Đường vuiđánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của ngòi bút NguyễnTuân. Tác phẩm mang chất men say buổi đầu của người nghệ sĩ đang hòa mình vàocuộc sống mới. Đường vuiviết về chuyến đi dài, chuyến đi hòa nhập với nhân dân,với cuộc sống, thể hiện sự say sưa của tác giả trong không khí rạo rực, náo nức củacuộc kháng chiến.Sau Đường vui, Nguyễn Tuân viết Tình chiến dịchcũng là con đường hòanhập với thiên nhiên.Năm 1960, Nguyễn Tuân cho ra đời tập tùy bút Sông Đà, đánh dấu bướcphát triển ngoạn mục của lời văn Nguyễn Tuân sau cách mạng.Sông Đà gồm 15mẫu tùy bút và một bài thơ phác thảo, tác phẩm đã tô dậm phong cách nghệ thuậtuyên bác, độc đáo và tài hoa của Nguyễn Tuân.Ở Sông Đà ta bắt gặp một phong cách đặc trưng của Nguyễn Tuân, đó là sựgắn bó với cái đẹp, nhìn con người, cuộc sống ở dạng thẩm mĩ của nó. Tác phẩmca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đát nước, con người của cuộc sống mới. Sự hòahợp vào mọi thứ xung quanh đã giúp ngòi bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng cóthêm một sức mạnh dồi dào. Tác phẩm không chỉ viết về thiên nhiên Tây Bắc màcòn ca ngợi vẻ đẹp lòng người mà Nguyễn Tuân gọi là “chất vàng mười” của tâmhồn người Tây Bắc. Nguyễn Tuân đã tìm thấy “chất vàng mười” ấy ở những chiếnsĩ cách mạng kiên cường bất khuất ở nhà tù Sơn La.Nguyễn Tuân đã nhìn thấy chấtnghệ sĩ, chất tài hoa ở những con người lao động bình thường nhất.Tác phẩm Người lái đò sông Đà là bài ca về cái đẹp của cuộc sống conngười.Qua tác phẩm, Nguyễn Tuân đã vẽ nên một bức tranh sống động về thiênnhiên hùng vĩ và sức mạnh chinh phục của con người. Nhân vật người lái đò vớiNhóm 1Page 7Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên báctrận hỗn chiến không cân sức với dòng sông đã trở thành bản hùng ca về con ngườimới.Năm 1964, Nguyễn Tuân viết Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi khai thác đề tài chốngMĩ. Ngòi bút Nguyễn Tuân thiên về cái đẹp, nét đẹp của người Việt Nam trongkháng chiến.Trong Xuân lửa trên sông Gianh và sông Tuyến, Nguyễn Tuân tả cảnh mùaxuân 1965 thắng Mĩ rực rỡ hoa vàng.Trong Nhà thương Tân Sơn Nhất cắt bỏ bàntay một quan ba tàu bay An Nam, Nguyễn Tuân tả cảnh người dân Hà Nội trongsúng đạn vẫn không chịu để “một cánh hoa nào rụng vãi vì vướng vấp, hốthoảng”.Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân “NgườiViệt Nam ta đánh Mĩ vừa anh hùng vừa tài hoa, tư thế ung dung, sang trọng…Mộtdân tộc không chỉ có tình nghĩa mà còn có cả văn minh nữa”.Sau Cách mạng, ngòi bút Nguyễn Tuân đã biết tìm đến những hiện tượng mangcảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên, đất nước vànhững chiến công của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng.Những tác phẩm củaông lúc này không đối lập qua khứ và hiện tại, đối với ông, cái đẹp có ở cả quá khứvà hiện tại, tương lai mà tài hoa ở cá nhân đại chúng.Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân vẫn dùng thể văn tùy bút nhưng có pha chút kívới bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu,xây dựng của nhân dân.2.2 Hình tượng nghệ thuậtCái biểu hiện quan trọng nhất cho phong cách Nguyễn Tuân chính là cái nhìn.Cái nhìn của ông độc đáo ở chỗ chỉ nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ vàcon người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Điều này cũng thể hiện sự tài hoa uyênbác của tác giả.Nhóm 1Page 8Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bác2.2.1 Hình tượng con ngườiĐối với Nguyễn Tuân, con người dù ở địa vị xã hội nào hay làm bất cứ côngviệc gì, nếu như có hành động đẹp thì đều là nghệ sĩ. Trước Cách mạng tháng Tám,con người Nguyễn Tuân hướng tới và ca ngợi những “con người đặc tuyển, nhữngtính cách phi thường”. Sau Cách mạng tháng Tám, nhân vật tài hoa nghệ sĩ củaNguyễn Tuân có thểtìm thấy ngay trong cuộc chiến đấu, lao động hàng ngày củanhân dân.Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là một người tài tử, thích chơi“ngông”, mắc cái bệnh ham mê thanh sắc, thích chiêm ngưỡng, chắt chiu cái Đẹpvà nhấm nháp những cảm giác mới lạ. Sau Cách mạng tháng Tám, nhà văn nhạycảm với con người mới, cuộc sống mới từgóc độthẩm mĩ của nó. Nhưng không cònlà một Nguyễn Tuân “nghệthuật vị nghệthuật” nữa. Ông đã nhìn cái đẹp của conngười là cái đẹp gắn với nhân dân lao động, với cuộc sống đang nảy nởsinh sôi,đồng thời lên án, tốcáo chếđộcũ, khẳng định bản chất nhân văn của chếđộmới.Nguyễn Tuân tiếp cận con người ởphương diện tài hoa, nghệsĩ.Vẫn là ngòibút tài hoa, uyên bác, lịch lãm, vận dụng tri thức tổng hợp củanhiều ngành văn hóanghệthuật khác nhau trong miêu tảvà biểu hiện.Vẫn sử dụng vốn ngôn từhết sứctinh lọc, phong phú, độc đáo. Khả năng tổchức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, cónhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng.Các phép tu từ được nhà văn phốihợp vô cùng điêu luyện.Thông qua nhân vật người lái đò sông Đà và nhân vật Huấn Cao ta sẽ thấyrõ hình tượng con người trong sáng tác được Nguyễn Tuân khắc họa tài hoa,tài tìnhnhư thế nào.Nhân vật người lái đò sông Đà có ngoại hình và những tốchất khá đặc biệt:tay “lêu nghêu”, chân “khuỳnh khuỳnh”, “giọng ào ào như tiếng nước trước mặtghềnh”, “nhỡn giới vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó”... ĐặcNhóm 1Page 9Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácđiểm ngoại hình và những tốchất này được tạo nên bởi nét đặc thù của môi trườnglao động trên sông nước. Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dungpha chút nghệsĩ: ông hiểu biết tường tận về“tính nết” của dòng sông, “nhớ tỉ mỉnhư đóng đanh vào lòng tất cảnhững luồng nước của tất cảnhững con thác hiểmtrở”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”, “thuộc quy luật phục kích củalũ đá nơi ải nước hiểm trở”, biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên “thạch trận” sôngĐà. Đặc biệt, ông chỉhuy các cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biếtnhìn những thửthách đã qua bằng cái nhìn giản dịmà không thiếu vẻlãng mạn....Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm: tảxung hữu đột trước “trùng vi thạch trận” của sông Đà, kiên cường nén chịu cái đauthểxác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên, chiến thắng thác dữbằng những độngtác táo bạo mà vô cùng chuẩn xác, mạch lạc (tránh, đè sấn, lái miết một đườngchéo, phóng thẳng....Ông lái đò là một hình tượng đẹp vềngười lao động mới. Quahình tượng này, Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng khôngphải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cảtrong cuộc sống lao động thường ngày.Ông lái đò chính là một người anh hùng như thế.Nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là mộtcon người tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất, “thiên lương” trong sáng. Vẻđẹp của hình tượng Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, có sức chinh phục, cảm hóamãnh liệt đối với những con người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.Hình tượngHuấn Cao là hình tượng điển hình cho vẻ đẹp ‘vang bóng một thời” nay đã lùi vàoquá khứ chỉcòn dư âm trong tâm trạng của những tấm lòng tích cổthương kim(Những người muôn năm cũ/Hồn ởđâu bây giờ - Vũ Đình Liên).2.2.2 Hình tượng thiên nhiênNguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiêntha thiết. Ông có nhiềuphát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. PhongNhóm 1Page 10Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên báccách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuântìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.Trong văn Nguyễn Tuân, thiên nhiên là những công trình thiên tạo tuyệt vời,cũng là những nhân vật có tính cách, có thần thái.Một nét đặc sắc nữa trong phongcách Nguyễn Tuân là ông thường miêu tả những cảnh đẹp tuyệt mỹ, tuyệt đích; cáiđẹp ấy là sự hội tụ của cái đẹp thi vị trữ tình và vẻ đẹp hoành tráng dữ dội đến dữdằn.Hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà không còn là consông của thiên nhiên- địa lý mà là một nhân vật có tính cách vừa hung bạo vừa trữtình. Đến với tùy bút này, trước hết, ta cảm thấy "sởn gai ốc" khi Nguyễn Tuânmiêu tả thác đá sông Đà. Hai bên bờ sông dựng đứng vách đá như những hùm beo,ăn chẹn lòng sông Đà, gợi lên thế hiểm trở của dòng sông: "Những vách đá bờsông dựng vách thành (…), có chỗ vách đá thành chẹn lòng sông Đà như một cáiyết hầu". Cái dữ dội của nước, hút nước, thác và thạch bàn trận trên sông Đà đãkhơi nguồn cảm hứng nghệ thuật cho nhà văn.Nước sông Đà như uẩn ức, oán thánmà thành "nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gằn gè suốtnăm như lúc nào cũng đòi nợ suýt".Nhà văn tưởng tượng ra cái hút nước sông Đàgiống như "cái giếng bê tông (…) nước ở đây thờ và kêu như cái cửa cống bịsặc".Cái đẹp dữ dội, hoành tráng của dòng sông làm người đọc giật mình nhưngkhông gây cảm giác sợ hãi, rợn ngợp.Thác sông Đà "như tiếng một ngàn con trâumộng đang lồng lộn giữ rừng vầu, rừng tre nổ lửa, phá tuông rừng lửa, rừng lửacũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng". Con sông như đang lồng lộn trongmột cơn cuồng phong, giống như một người trong cơn thịnh lộ ghê gớm. Cái mặtdữ dằn của sông Đà còn hiện lên trên gương mặt đá: "Mặt hòn đá nào cũng ngỗngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó (…) tiu nghỉu xanh lè". Con sông Đàhung bạo như hùm, beo, thuỷ quái đã giúp Nguyễn Tuân tô đậm vẻ đẹp của núirừng Tây Bắc hùng vĩ uy nghiêm.Nhóm 1Page 11Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácTrong sáng tác của ông, kì quan nào cũng là kì địa. Cà Mau là một kìđịa.Nguyễn Tuân gọi đó là “ngón chân cái Tổ quốc chưa khô bùn vạn dặm” (Vẫncái tiếng dội Cà Mau ấy). Cheo leo ở địa đầu phía bắc Tổ quốc, Lũng Cú, QuỳnhNhai, Than Uyên, Tây Trang đều là những kì địa. Ta nhận ra đó là kì địa, trước hếtvì chỗ nào cũng được nhà văn mô tả như những “hiểm địa”, có thể gọi là “cựchiểm”, “chí hiểm”. Than Uyên ở vào vị thế “chí hiểm”, nó là một vùng “u uất quẩngió”, gió cũng không có đường, chẳng biết đi lối nào. Chỉ cần nghe tên mấy cáiđèo được Nguyễn Tuân nhắc tới trong Suối quặng, ta biết ngay Hà Giang là một kìđịa: đèo “cổng giời Long Bánh Chè”, hoặc đèo “Con Ngựa Trụy Thai”… Người láiđò sông Đà được mở ra bằng câu đề từ: “Chúng thủy giai Đông tẩu. Đà giang độcBắc lưu”- “Mọi dòng sông đổ về phía Đông.Riêng sông Đà chảy ở phía Bắc”.Câuđề từ tự nó đã giới thiệu về dòng sông như một kì địa.Hai bên bờ sông Đà vách núidựng đứng, lòng sông có những quãng rất hẹp. Trên sông Đà có đến mấy trăm thácnước, riêng đoạn đầu nguồn, từ chỗ dòng sông đổ vào Việt Nam, thác nào cũnghung hiểm. Sau thác nước và những cái hút nước khủng khiếp chết người là “thạchtrận” với đủ “cửa sinh”, “cửa tử” và các ngón “võ”, nào “đòn âm”, “đòn gió”,“đánh vỗ mặt”, “đánh vu hồi”, “túm thắt lưng”, “thúc hạ bộ”… giăng ra khắp nơi,rình rập sự sống của con người.Nguyễn Tuân thường “mượn oai” của thần gió và thần nước để mô tả các kìđịa như những hiểm địa. Âm thanh thác nước trong bài kí Người lái đò sông Đàthực sự là một thứ kì thanh, kì âm: “…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.Nhưngđã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.Tiếng nước thác nghe như là oántrách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừngvầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tung rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàntrâu da cháy bùng bùng…” (Người lái đò sông Đà). Gió bão ngoài Cô Tô (Cô Tô),Nhóm 1Page 12Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácgió Lào ở Thanh Hoá (Gió Lào), hay gió ở Than Uyên (Gió Than Uyên) thực sự lànhững kì phong.Đọc văn Nguyễn Tuân, thấy kì quan, một mặt là kì địa, hiểm địa, mặt kháclại là những công trình mĩ thuật tuyệt đỉnh, tuyệt vời. Có một thời, Chế Lan Viênnghe thấy Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tố Hữu nhìn thấy Nước non mình đâucũng đẹp như tranh. Trong cái nhìn của Nguyễn Tuân, “hoa” và “thơ Đường”, mộtcông trình nghệ thuật tuyệt đỉnh của tạo hoá và một công trình nghệ thuật tuyệtđỉnh của con người, trở thành biểu tượng của trạng thái nhân sinh. Đó là nhữnghình dung từ thường xuyên được ông sử dụng để tạo nghĩa cho hình tượng kì quanTổ quốc. Với Nguyễn Tuân, một cánh đồng muối, một người phụ nữ cho con bútrong nhà hộ sinh, màu vôi trắng của nhà ở hoà quyện với màu xanh phủ khắp đấtnước cũng làm thành một Trang hoa. Ông gọi con đường mới mở ở Tây Bắc làMột bài thơ Đường. Ông thấy màu nước sông Đà ánh lên “màu nắng tháng baĐường thi”. Trên những trang văn của ông, đất nước ta, mỗi con người là một“bông hoa”, đâu đâu cũng là những “làng hoa”, “tờ hoa”, “trang hoa”, “vườnhoa”… Tây Bắc là một Tờ hoa và “Việt Nam là cái vườn đẹp trên đó nở rất nhiềuhoa, ra rất nhiều trái”. “Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa trong đó mỗi dân tộccủa mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều màu sắc.Và chế độcộng hoà dân chủ chúng ta giống như một người làm vườn khổng lồ vô cùng nhânái đang ra công vun xới cho khu vườn Tây Bắc nở thêm nhiều hoa và hoa Tây Bắcphải kết nhiều trái quả” (Xoè).Nguyễn Tuân sử dụng điêu luyện các “ngón nghề” của điện ảnh, hội hoạ, tạora những cảnh tượng kì hình, kì sắc để lột tả vẻ đẹp tuyệt đỉnh, tuyệt vời của cáccông trình mĩ thuật mà tạo hoá ban tặng cho con người. Qua con mắt hội hoạ củaông: “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiệntrong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khóinúi Mèo đốt nương xuân” (Người lái đò sông Đà). Ông nhìn thấy màu nước sôngNhóm 1Page 13Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácĐà thay đổi theo mùa: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà khôngxanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừchín đỏ như da một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở mộtngười bất mãn bực bội vì mỗi độ thu về…” Trên trang văn của Nguyễn Tuân, sôngĐà không chỉ là vùng kì địa, là thế giới kì sắc, kì thanh, mà còn là dòng chảy củanhững bước nhịp kì thú, khi thì gấp gáp, cuồn cuộn, sôi réo, lúc êm ả, chậm rãi,thong dong: “Thuyền tôi trôi trên dòng sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặnglờ.Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế màthôi.Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa.Mà tịnhkhông một bóng người.Cỏ tranh đồi núi đang ra những nõn búp.Một đàn hươu cúiđầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm.Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờsông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…”2.3 Nghệ thuật2.3.1Ngôn từNguyễn Tuân có ý thức nghiêm túc về lao động sáng tạo nghệ thuật nên rấtquan trọng việc sáng tạo ngôn từ và dành rất nhiều tâm huyết cho nó. Ông sợ ngôntừ của mình bị “cứng đơ, thấp khớp”, và luôn khao khát những con chữ “có gân, cómác”, con chữ phải thể hiện khát khao tung hoành của một đời người. Ngôn ngữnghệ thuật của Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác, giàu tính tạo hình, biểu cảm, giàunhạc điệu, biến hóa linh hoạt, vốn từ vựng phong phú và rất có ý thức tích lũy ngôntừ. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình điêu khắc, chạm trổ tinh vi về ngôn từnghệ thuật. Lại Nguyên Ân khen: "con người ông, phong cách ông cũng đẹp mộtcách độc đáo như câu văn ông, loại câu văn có một không hai trong nghệ thuậtngôn từ tiếng Việt".Nét độc đáo trước tiên trong ngôn từ nghệ thuật của văn chương NguyễnTuân, là ông biết khai thác tối ưu hiệu ứng âm thanh của tiếng Việt đơn âm tiết,nhưng lại đa thanh điệu, tạo cho câu văn giàu tính nhạc vang hưởng chất thơ.Nhóm 1Page 14Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácNhững năm trước và sau thập kỷ sáu mươi, Nguyễn Tuân nhiều lần len lỏi giữarừng Việt Bắc đại ngàn. Với một tình yêu rừng da diết, nhà văn như đang nghe giaiđiệu rừng dội từ vách đá, vọng xuống lũng sâu, cộng hưởng vào tâm hồn chan chứathơ nhạc của người bộ hành - Nghệ sĩ Nguyễn Tuân. Ông đã dùng những nét chữđể ký âm khúc nhạc rừng độc đáo: "Lòng tôi sao toàn là những cảm xúc của mộtngười bộ hành thời Trung cổ đặt chân vào giữa một vùng Cổ đại. Đầu toàn nhớ lạinhững âm từ thơ Đường. Cảnh nơi dọc đường cũng Tùy Tùy Đường Đường cũngLý Lý Trần Trần như thế thôi.Nhịp sống, nét sống cũng phong phong trần trầnmộng mộng đào đào nguyên nguyên vậy".Đọc đoạn văn sau, chưa cần tìm vào ý nghĩa, chỉ nghe âm hưởng vang lên,cũng đã gợi trong ta liên tưởng như những tiếng nức nở của Chiêu Quân cống Hồđồng vọng trong tâm hồn đời chị Hoài như vại dưa muối đã hỏng: "Nương theo cáichiều tưởng tượng gây gây mùi hoài cựu, tôi nghĩ xa, tôi nghĩ gần, rồi tôi nhậnthấy cả một đời chị Hoài cũng chỉ là một đời một nàng Hạnh Nguyên bước đi mộtbước là thêm một bước cống Hồ. Rặt cống Hồ. Cống Hồ. Toàn là nhịp cống Hồ.Toàn là cung Nam. Nó chìm hẳn xuống như những tiếng tơ rầu".Nguyễn Tuân rất có tài khai thác sức gợi về mặt ý nghĩa tạo ra bởi mặt âmthanh của ngôn từ. Ông từng bình rất hay về các từ láy đôi, láy ba; các cảm quan ýnghĩa với những từ mang phụ âm đầu KH trong bài "Tán về ngôn ngữ". Trong"Lửa sinh nhật", ông nhại tiếng súng các loại: "Này thì Bục - Này thì Toác","Choét! Choét! ung!" ta nghe mà liên tưởng cái đồn Đại Bục, Đại Phác kiên cố củaquân địch, trước sức công phá dữ dội của chiến sĩ cách mạng, đã nhanh chóng bục,toác, nhão nhoét, ung thối ra.Vạch mặt một tên thối tha ở phố Cống Thần, nhà vănđã gọi hắn với một cái tên mang hai phụ âm b, l nghe mà phát tởm.Cách đặt têncũng là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Vũ Trọng Phụng có cái tài trào lộngloại người tha hóa về mặt đạo đức, băng hoại về lương tâm nhân phẩm, bằng cáchđặt cho chúng những cái tên hoa mỹ như Văn Minh, Phó Đoan, Tuyết, TYPN,...Nhóm 1Page 15Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácTrong khi đó, Nguyễn Tuân lại châm biếm bọn "ưng khuyển phệ - loại yên hùngbay" đắt giá tốn kém trong quá trình huấn luyện kỹ thuật tiến hành "chiến tranhsạch sẽ" bằng cách phiên âm tên chúng kiểu "Oét-mô-len" thành Vét mồ lên. Têntù binh bay được Nguyễn Tuân phiên âm thành đồ "Lạc-xon" phế thải; Đức chaTuyên Uáy biểu tượng cho đạo đức bác ái thành tên xúi giục "Xít - pen - men"; cơquan ngôn luận lẽ ra phải nói sự thật rành rọt, lại líu ngọng thành "U Pê U Pi". Đâykhông hề là sự ngẫu nhiên, vì khi đề cập đến những vĩ nhân của lịch sử Mỹ nhưWashington, Lincoln, hay các văn thi sĩ đáng quý như Edgar Poe, Jack London,Hemingway nhà văn đã viết một thứ chữ tiếng Anh trang trọng. Hiện tượng này cómối liên hệ ảnh hưởng nào chăng giữa Nguyễn Tuân với Bác Hồ. Như khi Bác viếthai bài "Dốt như bò" và "Xa lăng xa lù" đăng báo Nhân Dân ngày 14/ 2/1952 và30/ 3/1952, châm biếm những tên thực dân Pháp là Tat-xi-nhi và Xa-lăng. Về tênTat-xi-nhi, Bác viết: "Thế là Tat-xi-nhi đã bị bạn nó tát vào mồm":Kết luận thói huênh hoang của tên Xa-lăng, Bác viết:"Xa lăng xa lùCàng nói càng nguTa đánh mạnh đánh mãiGiặc thất bại lu bù".Về mặt từ ngữ, Nguyễn Tuân đã thừa hưởng lớn phần "hương hỏa" "kết tinhbởi trăm nghìn công sức lao động của tổ tiên truyền lại". Vì vậy, với tấm lòng tri ântrân trọng, nhà văn có ý thức trách nhiệm làm thể nào để bồi bổ tiếng nói dân tộcphải "giàu thêm mãi về cả chữ dùng, cả cách nói của ngôn ngữ Việt" .Về mặt cú pháp, câu văn của Nguyễn Tuân có cấu trúc trùng điệp, để khắchọa đậm nét tính cách của nhân vật và sự đa diện của hình tượng. Người đọcthường có những xung động thẩm mỹ thú vị, gợi liên tưởng đến nhiều tầng nghĩakhác nhau, qua sự mở rộng tối đa những vị ngữ, bổ ngữ...Nhóm 1Page 16Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácNói về thân phận hèn mọn của thầy Lý trong Một vụ bắt rượu lậu, nhà vănviết: - "Nghĩ đến đấy, thầy Lý không dám giữ đầu mình cho thẳng thắn, chỉ muốncúi mặt mình xuống đất, hết nhìn đôi ủng da tây của quan Phủ, đôi guốc kinh củaông Đề và đôi bàn chân lấm của mình. Thầy Lý lúc này là sự hóa thân của một sựsợ hãi".Thủ pháp kết hợp những từ ngữ cùng trường nghĩa vào trong câu, đoạn văn,có thể xem là sự vận dụng thành công của Nguyễn Tuân.Câu văn của ông "coduỗi" một cách linh hoạt. Có khi gợi cảm giác vón cục kết tinh lại qua những câuvăn ngắn, khô như: "Một tiếng loa. Một tiếng trống.Ba tiếng chiêng", "Hết cả lãchã". Nhưng thường thì câu văn Nguyễn Tuân gợi cảm giác không gian đang mởrộng, thời gian được kéo dài, bởi những từ ngữ chỉ phương hướng, chiều kích gắnkết vào nhau bằng những từ chỉ thì thời gian. Đoạn văn sau cho ta cảm giác ấy"Dọc theo con đường ở Phù Yên đang rộng ra, đang dài thêm mãi ra và thẳngduỗi ra, cuộc sống lao động tập thể đang cất lên cơ man là mái nhà mới, nhữngngôi nhà gianh nhà nứa mới. Nhà mới mọc đến đâu thì cây rừng bị thu hẹp đếnđấy".Câu văn của Nguyễn Tuân đan chéo nhau các phương chiều của không - thời gianqua liên tưởng miên man của tác giả, như những thước phim điện ảnh, hội tụ nhiềumảng không gian, đồng hiện nhiều khoảnh khắc thời gian, tạo ra hình ảnh đối lậpsinh động nói lên sự vận động phát triển của con người - đất nước Việt Nam, từ nôlệ nghèo đói, đau thương khổ nhục sang tự do, no đủ hạnh phúc. Nằm trên mỏ"Than Quỳnh Nhai" nhà văn nghĩ: "Tôi nằm đây là nằm trên những biến thiên biểnxanh nương dâu, trên những xác rừng cổ đại nay khai ra đốt sáng miền Bắc kiếnthiết tổ quốc trong đó mỏ châu Quỳnh Nhai có cái vinh quang được góp phần thanlửa của mình". Ngôn từ văn chương Nguyễn Tuân là hiện tượng đa phongcách.Nhà văn như nghệ sĩ xiếc ngôn từ. Ông nhại được giọng nhiều vùng miềnkhác nhau, huy động thích hợp thuật ngữ nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khácNhóm 1Page 17Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácphục vụ cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương và chuyển tải tưtưởng, tình cảm đến với bạn đọc, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ vănchương xứng đáng là bậc thầy ngôn ngữ của văn đàn hiện đại Việt Nam.2.3.2 Không gian“Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, khônggian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người” (Trần ĐìnhSử). Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không - thời gian xác định,nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay củakhông gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian - thời gian, con người nhậnra sự đổi thay trong chính mình.Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “thời gian vàkhông gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩmtạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệthuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản củaviệc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật”.“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thểhiện tính chỉnh thể của nó”Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật.Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, cácngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâucảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan đểkhám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệthuật.Vì vậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.Nhóm 1Page 18Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácVăn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân thường chứa đựng những hình tượng khônggian nghệ thuật đa dạng, những mô hình không gian đặc sắc mang mỹ quan độcđáo của nhà văn.Sáng tác của Nguyễn Tuân trước 1945 được khắc họa nổi bật mấy hình tượngkhông gian trên sự phân loại đại thể, trong đó một số gần như không còn bóngdáng về sau.Không gian kí vãng: là một loại không gian có tính chất bao trùm. Đây là loạikhông gian mang bóng hình quá khứ được dựng lên bởi hoài niệm, ký ức, hồitưởng và cả tưởng tượng nữa.Tác phẩm tiêu biểu chính là Vang bóng một thời.Tấtcả cảnh tượng, cảnh quan đều nằm trong vùng không gian rộng lớn khái quát mangnhững nét đặc trưng lịch sử một đi không trở lại.Bằng một vốn từ cổ phong phú cóchọn lựa, Nguyễn Tuân đã khéo dựng cảnh, dựng việc, tạo không khí, đưa ngườivào cái không gian cổ kính ấy.Những cái đó quý giá như một tập tranh cổ.Ông đitìm những tài tử, tài hoa trong quá khứ, tìm về những nơi xưa cũ với vẻ đẹp mộtthời.Không gian kinh dị: Bằng hư cấu, tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân tạo dựngnên một không gian kinh dị trong một loạt sáng tác mà ông dự định xuất bản thànhmột tập từ lâu, có nhan đề Yêu ngôn. Đó là những đoản thiên gồm những truyệnhoang đường, ma quái, kinh dị như Trên đỉnh non Tản, (Vang bóng một thời),Rượu bệnh, xác ngọc lam, Đới roi, Lửa nến trong tranh, Loạn âm... và sau này làChùa đàn II (Tâm sự của nước độc).Có thể kể vào loại không gian này khung cảnhnhững truyện giàu chất hiện thực, loại “vang bóng thời nay” cũng mang nhiều yếutố kỳ quái, kinh dị.Bởi truyện tạo ra những ấn tượng, những cảm giác - ít thì rờnrợn, nhiều hơn là sợ hãi, những ám ảnh ma mị (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu,Khoa thi cuối cùng).Nhóm 1Page 19Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácChùa Đàn thực sự quái dị. Không khí ma quái ở tất cả: từ cái ấp Mê Thảo, hũrượu “Vô cố nhân”, “Ức sấu viên”... trong mả rượu đến cái đàn quái đản mà thànhđàn nhễ nhại, mồ hôi đổ ra như tắm và thùng đàn phát những tiếng thở dài quái gở;có lúc lại vẳng ngân một tiếng cuồng loạn: cây đàn giết người ấy ai sờ vào là mấtmạng; những sợi dây đàn đứt phựt rỏ máu đọng thành giọt lóe tia xanh lạnh...Tiếp theo là cuộc hạ thổ Bá Nhỡ - người tự nguyện đổi mạng sống để lấy phútsống thăng hoa của tiếng đàn, câu hát, biến thành con ma tài hoa muôn thuở. Cùnglúc là sự phát hỏa của gò rượu từ cái lênh láng trong miệng huyệt rượu như sự giảithoát phóng đãng của những ma men.Nhiều nhà nghiên cứu đã lý giải Chùa Đàn.Đúng là có sự giải thoát cho sự tìm kiếm những thực đơn mới cho cảm giác ở mộtkhông gian lạ, ngoài thế giới thực tại. Ta nhớ Nguyễn Tuân viết trong trạng thái bấtđịnh về tâm hồn, cũng có thể nói là sự khủng hoảng trong tìm đường một thời giankhá dài để vùng thoát khỏi o bế, tù túng. Nhưng cần nói kỹ hơn một điều, đó cũnglà sự kiếm tìm của con mắt nhìn mang tính chất mỹ học. Tạo ra một không gianđặc hiệu như vậy có thể so sánh với sự sáng tạo một khách thể lạ trong Điêu tàncủa Chế Lan Viên. Đó là thế giới ma quái đầy huyệt mộ và bóng ma, thế giới củatủy xương và máu.Mỗi người đều chứa chất qua đó ngụ ý khác nhau. Cái nhìn củaChế Lan Viên siêu hình còn con mắt nghệ thuật Nguyễn Tuân lại hiện thực. Ta biếtNguyễn Tuân là người mê Liêu trai chí dị. Thời nay đi trên Tây Bắc ngày hòa bìnhmà ông vẫn có cảm giác “thấy tênh tênh mà tan quạnh cả đi như người và lầu LiêuTrai”. Đắm mình vào dòng văn học cổ điển dân tộc, Nguyễn Tuân có thể còn tìmcảm hứng từ những truyện lạ đầy yếu tố hoang đường củaKhông gian văn hóa giàu tính chất xã hội và màu sắc dân tộc.Nguyễn Tuânlà người sống có văn hóa, văn minh, tức là sống đẹp. Ông chủ trương “chơi cảnh,chơi người”(Chiếc lư đồng mắt cua). Đối với con người ông trọng nhân cách đẹp,con người đẹp, thậm chí là tâm linh đẹp.Ta bắt gặp một không khí hừng hực lửaNhóm 1Page 20Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên báccháy và khói trắng trong đêm cho chữ ở nhà tù Tỉnh Sơn (Chữ người tử tù). Đây làấn tượng của Nguyễn Tuân về một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có".Nhữngtưởng sẽ chẳng có cảnh gì đẹp giữa không gian nhà tù u tối, "chật hẹp, ẩm ướt,tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián".Thế nhưng bằng đôimắt nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã khám phá ra cái đẹp tinh tế, mới mẻ ở chốn "bùn lầynước đọng" ấy. Không gian nhà tù trở thành nơi cho chữ thiêng liêng, gợi khôngkhí của thời tiền sử với "ánh sáng đỏ rực" của bó đuốc toả sáng đỏ cả không gian,khói toả bốc lên mờ ảo, huyền bí. Ngỡ như sương mờ của chiều hoàng hôn lạnhcháy đỏ trời đã thu hẹp và được Nguyễn Tuân đặt trong không gian này. Một cảnhthơ ảo nhưng cũng rất huyền bí ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng.Không gian tâm trạng: Đó cũng là một phương thức để bộc lộ tâm trạng của cáitôi mãnh liệt trong những trang văn của Nguyễn Tuân. Được thể hiện rõ trong Mộtchuyến đi, Thiếu quê hương…nổi bật vẫn chỉ là cái tôi quanh quẩn, cô độc, u hoài,buông thả.Sau 1945, Nguyễn Tuân chú trọng vào các không gian không gian đa chiều:không gian hiện thực, không gian cuộc sống, không gian con đường…Nhà văn viết: “Sau Toàn Quốc kháng chiến trong vô số hình ảnh quanh ta thìhình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất.Con đường đã là một sự”. Có những con đường cụ thể, rất cụ thể: đường đê,đường máng, đường ruộng, đường núi... Theo chân đi có những quãng đường màthường là những bước đường trường. Con người mới không chỉ nhìn bằng mắt màcòn cảm nhận bằng tim, bằng óc con đường. Từ con đường cụ thể ấy đã thấy mộtcon đường khái quát, tượng trưng: con đường chiến tranh, con đường xa thẳm củakháng chiến. Con đường không chỉ quẩn quanh, quấn quýt, quay cuồng trên trangviết (hơn 40 chữ về đường trên 4 trang sách) mà nó còn nhảy múa trong lòng người“con đường bây giờ là trọng tâm của suy tưởng chúng ta”.Nhóm 1Page 21Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácKhông gian sông nước: Sông, hồ và biển cả đã tạo nên không gian sôngnước đặc sắc Nguyễn Tuân Có thể nói sông nước tràn ngập những trang viết về bavùng tiêu biểu: Sông Đà, Sông Tuyến và sau này cũng có thể nói là sông nước CàMau cụ thể là “kênh rạch, sông ngòi Cà Mau” bởi vì “Nam Bộ là cả thế giới củasông nước và kênh ngòi” (tác phẩm tiêu biểu: Vẫn cái tiếng dội Cà Mau ấy).Này đây là con sông Đà “tuôn dài như một áng tóc trữ tình... Bờ sông hoangdại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”Nguyễn Tuân khai thác nhiều mảng không gian khác nhau, đa dạng để phùhợp với sự đa dạng về đề tài, thể hiện sự tài hoa uyên bác của ngoài bút thích xêdịch của mình.2.4 Hệ thống thể loạiNguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầutay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực tràophúng.2.4.1Tùy bútTuỳ bút Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc trước hết bởi những trang viết chânthực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác.Ông vốn xuất thân là một nhà báo, có vốn sống, vốn hiểu biết khá sâu rộng.Qua những trang tùy bút của Nguyễn Tuân, có thể thấy ông có mặt ở nhiều nơi,quan tâm tới nhiều mặt của đời sống, đã quan tâm tới cái gì thì tìm hiểu đến từngchi tiết nhỏ. Chính vì vậy mà tùy bút của Nguyễn Tuân có lượng thông tin rất cao.Nhiều bài tùy bút của ông đã cung cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng,nhiều mặt cả về lịch sử, địa lý, địa chất, hội họa, âm nhạc…Tùy bút Nguyễn Tuân không chỉ giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao,mà còn đậm đà chất trữ tình, thơ mộng.Nhóm 1Page 22Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácỞ tùy bút của Nguyễn Tuân, chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trítuệ sắc sảo, với những liên tưởng phong phú, táo bạo bất ngờ đã làm nên nét độcđáo riêng biệt của Nguyễn Tuân. Qua các thiên tùy bút, Nguyễn Tuân trò chuyệnvới bạn đọc không chỉ bằng trái tim nghệ sĩ giàu cảm xúc mà còn bằng trí tuệ sángsuốt của một con người từng trải, lịch lãm, có học vấn rộng về nhiều lĩnh vực, cótác phong nghiên cứu điều tra tường tận, tỉ mỉ. Ông luôn giữ được cảm tình cũngnhư sự tin yêu mến mộ của bạn đọc. Có được kết quả đó một phần không nhỏ lànhờ vào cái “duyên tài tử”, cũng như lối hành văn, cách dẫn truyện hết sức tựnhiên của Nguyễn Tuân.Tính chất đa nghĩa của những thiên tùy bút Nguyễn Tuân cũng là một mặtmạnh trong phong cách nghệ thuật của ông. Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, người đọcphải nghiền ngẫm, suy nghĩ, phải có cùng một tư duy nghệ thuật với nhà văn thìmới cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của nó.Một số tùy bút của Nguyễn Tuân:Tùy bút ( 1941)Tùy bút 2 ( 1943)Tùy bút sông Đà ( 1960)…2.4.2Truyện ngắnNổi bật trong thể loại truyện ngắn của ông là những truyện ngắn hiện thựctrào phúng, ở đó thường vỡ ra những tràng cười châm biếm thoải mái, đậm đàphong vị dân gian (Ðánh mất ví, Một vụ bắt rượu, Mười năm trời mới gặp lại cốnhân).Trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân, ta dễ dàng nhận ra sự đa dạng về giọngđiệu và cách thức sử dụng ngôn ngữ trần thuật. Đó là một Nguyễn Tuân với sự giàucó về ngôn ngữ, tài hoa và nhạy cảm, luôn hướng tới sự mới mẻ, lạ hóa trong sửdụng ngôn ngữ, là sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ kể và ngôn ngữ tả trong lờivăn trần thuật.Nhóm 1Page 23Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácTruyện ngắn nổi bật:Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Chữ ngườitử tù,…C. KẾT LUẬNTrong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân thật xứng đáng ở tầm cỡ nhàvăn lớn. Nói đến ông, người ta nghĩ ngay đến một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, rấtmực tài hoa và độc đáo. Không thể tưởng tượng nổi sẽ lạnh lẽo và tiêu điều tớimức nào nếu đại ngàn văn chương dân tộc thiếu vắng những nghệ sĩ ngôn từ bậcthầy như nhà văn Nguyễn Tuân. Ðặc biệt, Nguyễn Tuân "lớn" ở cả hai thời kỳ, từcuộc đời cũ đến cuộc đời mới ; vừa là cây bút nổi bật của xu hướng văn học lãngmạn trước năm 1945 với đủ thứ "tật bệnh điển hình", vừa ở trong hàng ngũ nhữngnhà văn thành tâm chào đón và chân thành đi theo Cách mạng đến cùng. Tronghành trình gian khổ hơn nửa thế kỷ ấy có lúc va vấp, có lúc chênh vênh, cũng cólúc phải tự "lột xác" đớn đau, nhưng nhà văn vẫn luôn giữ trọn vẹn nhân cách, bảnngã của mình.Cái “ngông”, suy đến cùng, lại như một giá trị, được đảm bảo bởi sức bềnvững của tài hoa và tầm cao tư tưởng nghệ thuật. Trên đỉnh cao sáng tạo vừa chóilòa vinh quang vừa cực kỳ cheo leo hiểm trở, nhà văn phải dốc đến kỳ cùng sứclực để không trở nên nhạt nhẽo, vẫn luôn giữ được nét độc đáo của phong cáchnghệ thuật.Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinhđộng của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữdùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác. Bên cạnh đó, Giáosư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định: "Hạt nhân của phong cách nghệ thuậtNguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổđiển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, TúNhóm 1Page 24Nguyễn Tuân- một ngòi bút tài hoa uyên bácXương, Tản Ðà,...và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mangdáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sảnphương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiệnsinh...”.Ông thể hiện trong tác phẩm một kho kiến thức về mọi lĩnh vực văn hóa,lịch sử, địa lí,điển ảnh, hội họa, điêu khắc,…Đặc biệt là chất văn hóa như sợi chỉđỏ xuyên suốt, là cái phần cơ bản nhất làm nên giá trị vĩnh hằng cho văn nghiệpcủa ông.Do đó, vẻ đẹp của trang viết Nguyễn Tuân là kết quả tất yếu từ một cách viếtmang chiều sâu, bề rộng và tầm cao văn hóa. Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc,đặc biệt biểu hiện ở thái độ thành kính trân trọng tiếng mẹ đẻ và các giá trị truyềnthống chính là động lực bên trong, thôi thúc nhà văn không ngừng tìm tòi, khơinguồn vốn cũ và sáng tạo nên giá trị mới. Ông xứng đáng được mệnh danh là"chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ" (Tố Hữu) tronglâu đài văn chương nghệ thuật dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX.Nhóm 1Page 25