Cá basa có chứa thủy ngân không

Cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Cá và thủy hải sản là những thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, và các chất dinh dưỡng bao gồm sắt, kali và vitamin B. Tuy nhiên hiện nay do ô nhiễm môi trường nước mà các loại thủy hải sản thường bị nhiễm thủy ngân độc hại.

Cá basa có chứa thủy ngân không

Cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên người tiêu dùng nên hạn chế sử dụng các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao.

Trang Livestrong đã thống kê các loại cá, hải sản chứa nhiều thủy ngân và các loại chứa ít thủy ngân, để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn khi ăn. Thông tin đăng tải trên Livestrong cho hay, Methylmercury-chất độc nhất trong số các hợp chất thủy ngân, được hình thành khi thủy ngân vô cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển.

Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào- chuỗi thức ăn của cá và các loại thủy hải sản. Khi thủy hải sản, cụ thể là cá, ăn phải thực vật phù du này, thủy ngân sẽ bị “giữ” lại trong chúng. Và khi trở thành món ăn của con người, thủy ngân sẽ lại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của chúng ta.

Nghiên cứu mới đây của đại học Hawaii và Michigan cho biết, 80% methyl thủy ngân ở tầng nước mặt, nghĩa là tầng trên ấy, bị ánh sáng phá hủy. Do đó cá biển sống ở vùng “trên” này lại ít nhiễm thuỷ ngân. Còn với các loại cá sống ở biển sâu, cá săn mồi và cá càng lớn, thì tích lũy thủy ngân càng nhiều. Nguyên nhân là do cá nhỏ ăn rong rêu (có thuỷ ngân), cá vừa ăn cá nhỏ, cá lớn lại ăn cá vừa, và cứ thế tích luỹ. Trong khoa học gọi hiện tượng này là tích luỹ sinh học (biomagnification). Dựa theo những điều trên, Livestrong đã chỉ ra các cá và thủy hải sản khác có hàm lượng thủy gân thấp, nên ăn từ 2-3 lần/tuần. Cụ thể: Cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá Haddock- một loại cá tuyết, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Ngoài ra còn có hàu, tôm hùm Mỹ, mực, sò điệp, cua.

Thủy sản có mức độ thủy ngân vừa phải, nên ăn 1 lần/tuần, gồm có: Cá trâu, cá chép, cá mú, cá chim lớn, cá mục heo, cá chày, cá rô đại dương, cá than, cá tù, cá hồng, cá thu Tây Ban Nha, cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá vược… Những loại cá trên cũng được FDA, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, phổ biến danh mục 36 loại hải sản trong danh sách lựa chọn tốt nhất vào đầu tháng 7 vừa qua. Đơn cử như cá hồi (tự nhiên), tôm, cá tuyết, cá ngừ đóng hộp, cá rô phi, các loại cá da trơn, cá bơn, cua, nghêu…

Cá basa có chứa thủy ngân không

Theo FDA, cá hồi xanh được xếp và danh sách cá ít thủy ngân và nhiều chất dinh dưỡng.

Trong đó, FDA chỉ ra có 19 loại cá có giá trị dinh dưỡng cao bao gồm cá hồi xanh, cá bơn, cá nuc, cá mú, cá nhám, cá đá, cá hồng và cá vược sọc (đại dương)…

Về loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao, FDA cảnh báo 7 loại: cá thu Đại tây dương, cá maclin, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói (Vịnh Mexico) và cá ngừ mắt to.

Ngoài ra FDA cũng lưu ý một số cá như cá chép, cá trê, cá hồi và cá rô, do các gia đình bắt được, có thể chứa một lượng thủy ngân hoặc các chất gây ô nhiễm. Với các loại cá này, cần có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng tại địa phương và hết sức thận trọng khi sử dung nếu không có những thông tin chính thức.

Cá là nguồn dinh dưỡng cung cấp lượng omega 3 dồi dào để trẻ phát triển trí não và thể chất. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng vẫn đưa ra khuyến cáo về một số loại cá mẹ bầu không nên ăn.

Hiện nay hàm lượng thủy ngân trong đại dương tăng dần do sự gia tăng lượng khí thải thủy ngân công nghiệp. Các loài cá nhỏ và động vật phù du, thực vật biển sẽ hấp thụ một lượng nhỏ thủy ngân trước khi trở thành thức ăn của các loại cá lớn.

Mẹ bầu ăn cá trong thời kỳ mang thai sẽ đem lại nhiều lợi ích, theo dự thảo của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA, phụ nữ mang thai cần ăn khoảng 230gr – 340gr cá mỗi tuần để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên cảnh giác trước một số loại cá ăn vào sẽ “phản tác dụng”. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các loại cá chứa thủy ngân.

Cá basa có chứa thủy ngân không

Khi cơ thể mẹ hấp thu thủy ngân từ cá, thủy ngân sẽ tới nhau thai. Nếu một lượng lớn thủy ngân tập trung trong thai kỳ sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi.

Cá basa có chứa thủy ngân không

Cá thu chứa hàm lượng thủy ngân cao nên mẹ bầu cần tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi

Thậm chí thủy ngân có thể gây ra những biến chứng xấu cho thai nhi như chậm nói, kém phát triển tư duy, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ.

Phụ nữ đang mai thai hoặc nuôi con nhỏ khi hấp thu lượng thủy ngân lớn đều bị nguy hiểm hơn người bình thường.

Cá thu

Món ăn từ cá thu mang hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Đặc biệt, trong thịt cá thu chứa hàm lượng Omega 3 vô cùng dồi dào và nhiều dưỡng chất vitamin khác có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên đây lại là loại cá mẹ bầu không nên ăn vì nó chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Cá ngừ

Cùng nằm trong danh sách những loài cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Cá ngừ tuy phổ biến nhưng lại là loại cá mẹ bầu không nên ăn để hạn chế tình trạng nhiễm độc thai kỳ.

Một số loại cá ngừ lành tính như cá ngừ vây dài, vây vàng, vây xanh mẹ bầu vẫn có thể ăn nhưng hạn chế, số lượng tiêu thị dưới 170g/tuần để không gây hại đến thai nhi.

Cá nóc

Cá nóc là loài cá nguy hiểm đối với tất cả mọi người, vì thế phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn loài cá này.

Trong cá nóc có chứa chất độc tetradotoxin ở buồng trứng và hepatoxin ở gan rất nguy hiểm, những chất độc này có thể đầu độc cơ thể, nguy kịch đến tính mạng nếu không được chế biến đúng cách.

Cá basa có chứa thủy ngân không

Cá nóc là loại cá cực độc mẹ bầu không được ăn

Cá kiếm

Cá kiếm là loài cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu lạm dụng việc ăn cá kiếm quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc metyl thủy ngân.

Lưu ý phụ nữ mang thai và phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai không nên tiêu thụ quá 200g cá kiếm trong một tháng.

Cá mập

Lượng thủy ngân có trong cá mập vô cùng cao. Tuy cá mập không thực sự phổ biến trong chế độ ăn uống hàng ngày của người Việt nhưng mẹ bầu cũng nên lưu ý vì đây là loại cá mẹ bầu không nên ăn.

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và các chất độc khác, mẹ bầu nên lưu ý chế biến đúng cách. Dưới đây là một vài mẹo để chọn lựa và chế biến mà bạn cần biết:

– Tất cả các loại hải sản thường xuyên ăn bao gồm tôm, cá và hàu nên được nấu chín kỹ để loại bỏ hết chất độc.

– Nghêu, hàu, trai và hến cần được nấu chín cho đến khi vỏ mở ra. Nếu khi nấu không thấy vỏ mở chứng tỏ chúng đã hỏng, không nên ăn..

– Nên mua thực phẩm tươi, mới. Sơ chế sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn chưa ăn ngay.

– Không nên ăn cá sống, các món ăn từ sushi vì sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

– Mẹ bầu nên ăn cá theo đúng số lượng được bác sĩ khuyến nghị và tránh ăn quá nhiều.

Như vậy, qua bài viết này chị em đã biết được những loại cá mẹ bầu không nên ăn để loại ra khỏi thực đơn hàng ngày, tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Tốt nhất, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ thường xuyên để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thai kỳ cũng như chế độ ăn uống phù hợp để giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. Bệnh viện Hồng Ngọc triển khai dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói ở những mốc tuần thai khác nhau, giúp mẹ bầu có nhiều sự lựa chọn. Đăng ký dịch vụ này mẹ sẽ được thăm khám và theo dõi thai kỳ bởi đội ngũ chuyên gia sản khoa giàu kinh nghiệm, được siêu âm, xét nghiệm ở những mốc quan trọng và sinh con “nhàn tênh” tại bệnh viện 5 sao chất lượng.

Mẹ có thể đăng ký nhận tư vấn dịch vụ tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc