Ca sĩ thái hằng vợ phạm duy là ai?

Thái Thanh và con gái - ca sĩ Ý Lan

Ca sỹ Thái Thanh [Tên khai sinh là Phạm Thị Băng Thanh] sinh năm 1934 tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha của bà là Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ đầu sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái [Ca sỹ Thái Hằng], Nhạc sỹ Phạm Đình Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.

Thái Thanh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 13-14 tuổi. Thời kỳ đầu, bà đi hát theo chị là ca sĩ Thái Hằng ở các phòng trà với các bài tân nhạc thời kỳ đầu, hay các bài dân ca mới của nhạc sỹ Phạm Duy. Đến năm 1951, bà chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh cho giống người chị Thái Hằng.

Ca sỹ Thái Thanh

Thái Thanh sở hữu một giọng hát cũng như lối hát đặc biệt, mang tính chất opera nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của Chầu văn, quan họ, chèo là những bộ môn nghệ thuật được bà tự rèn luyện, học tập từ thuở nhỏ tại quê nhà. Do lúc đó Việt Nam chưa có trường âm nhạc, bà tự học nhạc bằng cách đặt mua các sách luyện thanh bằng tiếng Pháp từ Pháp.

Giọng hát của bà có âm vực rộng, nằm giữa nữ trung và nữ cao, nên thể loại nhạc bà hát cũng rất đa dạng, phong phú. Vì thế, sự khổ luyện của Thái Thanh đã đem lại thành công khi khán giả coi Thái Thanh như là “Đệ Nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954-1975. Đặc biệt tên tuổi của bà cũng đặc biệt gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy. Bà đã tạo ra một trường phái riêng hòa trộn giữa tính chất operaTây Phương với dân nhạc Việt Nam, ảnh hưởng tới nhiều nữ ca sĩ giọng cao của thế hệ sau như Mai Hương, Quỳnh Giao, Ánh Tuyết…

Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn nhưng tới năm 1965 bà ly dị sau khi đã có chung với nhau ba con gái và hai con trai. Thái Thanh tiếp tục đi hát cho đến năm 1985 thì sang Mỹ định cư.. Tại Mỹ, Thái Thanh tiếp tục trình diễn và thu âm cho đến khi nói lời giải nghệ vào năm 2002.

Thái Thanh và con gái Ý Lan

Gia đình Thái Thanh có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, thì chị Phạm Thị Quang Thái cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng. Phạm Đình Chương, anh bà cũng là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung.

Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ. Thái Thanh trở thành em vợ của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông lấy Thái Hằng làm vợ, nên cũng là dì của các ca sĩ Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo sau này. Ngoài ra bà còn là cô ruột của ca sĩ Mai Hương, con gái Phạm Đình Sỹ và kịch sĩ Kiều Hạnh.

Thái Thanh trong một chương trình ca nhạc tai Mỹ

Trong suốt cuộc đời đi hát của mình, Thái Thanh được coi như giọng hát hàng đầu của Tân nhạc Việt Nam. Bà đã thu âm với hầu hết các hãng địa tại Việt Nam cũng như các hãng địa Việt Nam tại Hoa Kỳ. Bà cũng đạt nhiều thành công khi thể hiện các sáng tác của nhiều các nhạc sỹ, nhưng thành công nhất vẫn là các ca khúc của nhạc sỹ Phạm Duy. Bà đã góp phần để nhạc Phạm Duy lên tầm cao mới, trở thành nhạc sỹ hàng đầu của âm nhạc Việt.

Ca sỹ Khánh Ly đã từng nói: “Tôi xem Thái Thanh như ngọn hải đăng của mình”, ca sỹ Lê Thu cũng nói: “Chúng tôi không là những giọng hát vượt thời gian được, nếu nói vượt thời gian chỉ duy nhất dành cho danh ca Thái Thanh mà thôi”.

Khi mất đi, ngoài di sản là giọng hát, Thái Thanh còn truyền lại niềm đam mê âm nhạc cho các thế hê sau. 2 Con gái Lê Thị Ý Lan và Lê Thị Quỳnh Dao của Thái Thanh sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng Ý Lan, ca sỹ Quỳnh Hương. Các cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như ca sỹ Mai Linh, Ý Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang.....

Tâm Việt Tin từ gia đình cho hay, nữ ca sĩ Thái Hằng, người vợ gương mẫu của nhạc sĩ Phạm Duy, đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 5g56 sáng ngày thứ Bảy 14-8 tại tư gia ở Midway City thuộc quận Cam, California, ở tuổi 73. Được biết, nữ ca sĩ Thái Hằng đã được các bác sĩ chẩn bịnh ung thư phổi cách đây khoảng nửa năm. Vì bệnh tình đã ở một giai đoạn khá tiến xa rồi nên nhạc sĩ Phạm Duy đã hủy bỏ mọi chuyến đi trình diễn các nơi, lần cuối cùng ông xuất hiện trước công chúng là ở Hoa Thịnh Đốn [mồng 4 tháng Tư 1999] nhân dịp ra mắt CD Minh Họa Kiều của ông và một CD khác nữa do ca sĩ Quỳnh Giao thực hiện mang tên Hành Trình Phạm Duy. Sinh trưởng trong một gia đình nghệ sĩ, nữ ca sĩ Thái Hằng có tên là Phạm Thị Thái và là con đầu lòng của ông Phạm Đình Phụng với một nghệ sĩ đàn tranh nổi tiếng và hát ả đào rất giỏi ở làng Bạch Mai vào những năm 20 của thế kỷ này. Ông Phụng đã có một đời vợ trước và bà này sinh cho ông được mấy người con mà nổi tiếng nhất có lẽ là Phạm Đình Viêm, tức ca sĩ Hoài Trung sau này. Riêng với bà hai, sau Thái Hằng còn có Phạm Đình Chương, nhạc sĩ nhưng khi hát thì lại lấy tên là Hoài Bắc, và Thái Thanh là em út. Lớn lên, cô Thái trở thành một người đàn bà thùy mị với một sắc đẹp hơi buồn buồn nên thường làm say đắm không biết bao nhiêu chàng trai Hà-nội thời bấy giờ. Một trong những sinh viên theo đuổi cô để rồi lọt được vào mắt xanh của cô có tên là Trần Văn Nhung song vì nông nổi yêu nước nên anh đã phải bỏ mình ở gần Cửa Bắc thành Hà-nội khi cùng quân Nhật đánh úp Pháp vào ngày 9-3-1945. Đám tang Trần Văn Nhung là một đám tang lớn ở Hà-nội và người vị hôn thê của ông, cô Thái, đã thề sẽ không lấy ai sau đó nữa. Chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ vào tháng 12 năm 1946 và gia đình ông bà Phụng tản cư về khu Cống Thần-Chợ Đại mà lúc bấy giờ nằm ở trong quân khu Ba. Tại đây, gia đình ông đã mở tiệm phở Thăng Long nên chỗ này là chỗ tụ họp đông đảo của các văn nghệ sĩ đi theo kháng chiến thời đó, nhất là khi tiệm phở lại có bóng dáng mấy cô Kiều là hai chị em mà sau này sẽ nổi tiếng dưới hai tên hiệu Thái Hằng và Thái Thanh. Tại đây, nhạc sĩ Canh Thân làm những bài như ỘCô hàng cà-phêỢ và nhạc sĩ Phạm Duy, lúc bấy giờ cũng còn là một ca sĩ nổi tiếng, thường qua lại ve vãn cô chủ tiệm có đôi mắt buồn muôn thuở. Từ mối tình này nảy nở ra một đôi vợ chồng nghệ sĩ thuộc hạng bền bỉ nhất trong giới thường mang tiếng là dễ đổ vỡ. Trong một cuộc đời 52 năm sống bên nhau, Thái Hằng đã hạ sinh cho chồng tám người con mà sau này ít nhất ba người đã nổi lên như là những ca sĩ có tên tuổi trong làng nhạc Việt-nam, đó là Duy Quang [vợ đầu là Julie], Thái Hiền và Thái Thảo [vợ của ca sĩ Tuấn Ngọc], còn Duy Cường thì lại quay sang chuyên về phối khí và đệm nhạc. Là một gia đình sống hoàn toàn về âm nhạc, gia đình Phạm Duy là một gia đình có rất nhiều niềm vuiỞchưa kể bên gia đình Thái Hằng cũng là một gia đình rất có khiếu về âm nhạcỞnên họ cũng đã mang được rất nhiều niềm hoan lạc về cho cuộc sống của chúng ta, của người Việt trong nửa thế kỷ qua. Năm 1950, sau khi Phạm Duy nhận rõ ra bộ mặt Cộng-sản của Việt Minh, ông và gia đình bên vợ đã bỏ vùng kháng chiến để về thành. Thay vì ở lại Hà-nội là nơi quê quán của ông cũng như bên Thái Hằng, ông đã chọn vào Nam, vào Sài Gòn là đất đang phát triển, một vùng đất mà Phạm Duy đã biết khá rõ từ trước khi ông đi theo gánh hát Đức Huy-Charlot Miều. Ông lập ra ban nhạc Gió Nam, chuyên hát bè hay hơn một giọng nên được coi là rất mới thời bấy giờ. Sau một chuyến đi thành công vượt bực ở Hà-nội, ban Gió Nam đã đổi tên thành Ban hợp ca Thăng Long, một ban hát hợp ca mà tiếng tốt còn vang vọng cho đến ngày hôm nay. Nhiều người ở những lớp đứng tuổi, ngay cả ở hải ngoại, chắc vẫn còn nhớ như in những đĩa hát của Ban Thăng Long hay những buổi trình diễn với những bài ca bất hủ của một thời. Người ta ghi nhớ đặc biệt những bài như ỘGánh lúa,Ợ ỘBà mẹ quê,Ợ ỘTình hoài hươngỢ hay ỘVề miền TrungỢ và nhất là bài ỘTiếng hát Thiên Thai,Ợ thơ Thế Lữ Phạm Duy phổ nhạc, mà hai giọng nữ Thái Hằng và Thái Thanh đã trình diễn đến một mức điêu luyện hiếm có, chưa ai vượt qua được. Người ta cũng không thể quên được những bài hợp ca vang động môt thời như ỘNgựa phi đường xaỢ của Lê Yên, ỘVề đồng quêỢ của Phạm Duy, và nhất là những bài của Phạm Đình Chương [ỘRa biên cương,Ợ ỘHò leo núi,Ợ ỘRa đi khi trời vừa sáng,Ợ ỘTiếng dân chàiỢ hay ỘHội trùng dươngỢ] mà ban Thăng Long trình bầy một cách thật nhuần nhuyễn. Người ta cũng yêu thật yêu những màn song ca Thái Thanh-Thái Hằng trong những bản như ỘDưới nắng hồngỢ của Dương Thiệu Tước và ỘDòng sông xanhỢ của Johann Strauss mà Phạm Duy làm lời Việt. Về sau có lẽ vì sinh đẻ nhiều nên giọng Thái Hằng có yếu đi và bà giải nghệ hát, nhất là khi các con bà đã lớn lên và lập ra ban nhạc The Dreamers [vào đầu thập niên 1970], nhưng thính giả đài phát thanh Sài Gòn vẫn còn được biết Thái Hằng dưới một dạng khác, đó là như một giọng ngâm thơ rất được hâm mộ trong chương trình Tao Đàn do cố thi sĩ Đinh Hùng phụ trách. Tuy nhiên, sau khi qua Mỹ vào tháng 4-1975, vì mấy người con trai bị kẹt lại Sài-gòn, Thái Hằng lại phải lên đường cùng chồng và hai con gái, Thái Hiền và Thái Thảo, đi lưu diễn, mang lại niềm an ủi và hy vọng đến cho người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới. Đến năm 1978, khi các con trai vượt biên qua được thì bà ngưng hẳn hoạt động âm nhạc. Hiện nay các con của bà vẫn tiếp tục sinh hoạt về ca nhạc. Các ca sĩ và nhạc sĩ Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng và Duy Cường trình diễn thường xuyên tại phòng tra Ritz, Thái Hiền tại Đêm Màu Hồng và Thái Thảo-Tuấn Ngọc tại Majestic. Một người bạn xa xưa của Phạm Duy, ông Đặng Trần Vận hiện ở Pháp, một nhạc sĩ trình tấu và ca sĩ nổi tiếng một thời, người dựng ra Phòng trà Thiên Thai ở Hà-nội 54 năm về trước, đã có lần ca tụng Thái Hằng xem bà là một người thánh. Theo ông, bà thừa biết là chồng bà bay bướm nhưng bà vẫn sẵn lòng tha thứ vì bà hiểu là có để cho Phạm Duy tự do, chúng ta mới có được một nhạc sĩ, một nghệ sĩ cỡ lớn như ta có ngày hôm nay với biết bao cống hiến cho âm nhạc Việt-nam. Theo Hồ Trường An, Thái Hằng Ộnổi tiếng là một nghệ sĩ hiền thục, một người đàn bà đức hạnhỢ và lần qua Paris năm 1988, bà đã Ộchinh phục sự yêu mến của mọi người chung quanh ở vẻ dịu dàng thanh lịchỢ của mình. Như trên đã nói, Thái Hằng sinh cho Phạm Duy tám người con cả thảy, hai con út tên là Đức và Hạnh. Theo báo Người Việt ở quận Cam ghi nhận, Ộkhi ở Việt-nam cũng như khi qua Mỹ, gia đình đều sống quây quần, trong một mái nhà hay ở nhà bên cạnh. Nhiều người nói ngoài bổn phận làm vợ và làm mẹ thì bà Thái Hằng coi sự nghiệp ca nhạc chỉ là sinh hoạt phụ mà thôi; nhiều bạn bè nghĩ bà là người may mắn vì suốt đời không bao giờ phải lo lắng về cuộc sống, ngoài những bổn phận trong gia đình. Nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng trong 52 năm sống chung hai người không bao giờ phải lớn tiếng với nhau. Những ngày cuối cùng, bà Thái Hằng được sống với tất cả các con có mặt chung quanh. Một người bạn thăm bà vào chiều thứ Sáu cho biết tinh thần bà rất minh mẫn và thanh thản chờ đợi giờ phút cuối từ giã cuộc đời.Ợ Vẫn theo tờ Người Việt, 3 giờ sáng ngày thứ Bảy, sau khi đi trình diễn trở về, các cô Thái Hiền, Thái Thảo và nhạc sĩ Duy Cường đã vào thăm mẹ và thấy bà còn tỉnh táo. Song không đầy 3 giờ sau, khi nhạc sĩ Phạm Duy và Duy Minh vào thăm thì bà đã yên giấc nghìn thu mấy phút trước đó.

© 2004 Radio Free Asia

Video liên quan

Chủ Đề