Ca sĩ theo chủ nghĩa thực dân cũ là gì là ai?

Chiến thắng lịch sử

Trong một bài viết, tờThe Guardiancho biết, trước khi lực lượng Việt Minh bắt đầu tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày 13-3-1954, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của tướng Christian de Castries tin rằng với hỏa lực, không lực, pháo binh mạnh cùng hệ thống công sự kiên cố, họ có thể đưa đối phương vào bẫy. Thế nhưng theo bài viết, người Pháp đã hoàn toàn bất ngờ trước sức tấn công của Việt Minh. Họ không thể tưởng tượng được rằng Việt Minh lại có được hỏa lực mạnh như vậy. “Điện Biên Phủ là một thảm họa đối với Pháp. Điện Biên Phủ là 3 từ mà tại Pháp hiện vẫn đồng nghĩa với một thất bại”, tờThe Guardiannhấn mạnh.

BáoNgười Parissố ra ngày 8-5-1954 đưa tin Điện Biên Phủ thất thủ.Ảnh tư liệu.

Hãng tin AFP gọi Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7-5-1954 là một "chiến thắng lịch sử”, "chiến thắng vàng” của dân tộc Việt Nam. Theo AFP, “trận chiến ác liệt kéo dài 56 ngày đêm tại thung lũng xa xôi ở Tây Bắc Việt Nam đã mở đầu cho sự sụp đổ chế độ thực dân của Pháp, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập”. “Đó là lần đầu tiên một phong trào đấu tranh giành độc lập ở ngoài châu Âu được phát triển qua nhiều giai đoạn, từ các nhóm du kích đến một đội quân có tổ chức, vũ trang, đã có thể đánh bại quân xâm lược phương Tây hiện đại”, AFP dẫn lời sử gia người Anh Martin Windrow nhận xét.

Trong cuốn sách có tựa đềFrom prologue to epilogue in Vietnam[tạm dịch: Từ khởi đầu cho đến kết thúc ở Việt Nam], tác giả Mortimer Theodore Cohen nhận xét Điện Biên Phủ là “một trận đánh nữa mà người Việt Nam đã đánh bại quân xâm lược”. Theo tác giả, Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam: “Hầu hết mọi người, không phân biệt tôn giáo, tầng lớp xã hội, kể cả những người từng phục vụ trong quân đội Pháp, đều tự hào về chiến thắng này”.

Cú sốc với phương Tây

TờThe Diplomatbình luận Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thay đổi lịch sử khi “đập tan tư tưởng cố hữu cho rằng phương Tây là bất bại”, đồng thời “khơi nguồn cảm hứng cho phong trào đấu tranh chống thực dân trên phạm vi toàn cầu”. Trong khi đó, tờSouth China Morning Postđánh giá Chiến thắng Điện Biên Phủ là một ví dụ điển hình về “quyết tâm của một quốc gia tự đứng trên đôi chân của mình để “đánh chắc thắng”.

Trang mạngGlobalSecurity.orgnhận xét việc Việt Minh đánh bại Pháp tại Điện Biên Phủ “về bản chất cũng đồng nghĩa với việc Pháp thất bại trong trò chơi do chính mình tạo ra”. Thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ là một cú sốc vang dội khắp thế giới phương Tây.“Điện Biên Phủ hay DBP đã trở thành một biểu tượng hoặc từ viết tắt cho thất bại của phương Tây trước phương Đông... Điện Biên Phủ đã kéo theo nhiều hệ lụy chính trị nghiêm trọng. Thất bại này là một thảm họa cho cả Pháp lẫn Mỹ, vì cho đến năm 1954, Mỹ đã cung cấp 80% chiến phí cho quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương”, trang mạngGlobalSecurity.orgkhẳng định.

Nguồn cổ vũ cho các dân tộc bị áp bức

Chiến thắng Điện Biên Phủ báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. TờThe Guardiandẫn lời sử gia Pháp Jean-Pierre Rioux cho rằng Điện Biên Phủ là “trận chiến đầu tiên mà một đội quân châu Âu bị thất trận trong lịch sử phi thực dân hóa và báo hiệu ngày tàn của đế chế Pháp đã đến”. Cùng chung nhận định, tờThe Agecủa Australia nhận xét Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Theo đó, Điện Biên Phủ là nơimà “hồi chuông báo tử đã vang lên đối với chủ nghĩa thực dân của Pháp ở châu Á” và là nơi “khởi đầu cho nỗi ê chề của cường quốc quân sự số một thế giới”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập, tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Vì vậy, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thức tỉnh và cổ vũ, động viên các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Kết quả là gần hai thập niên sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, hàng loạt quốc gia ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latin đã lần lượt giành độc lập với hình thức và mức độ khác nhau; phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển ngày càng sâu rộng. Theo trang mạngglobalpolicy.org, vào năm 1974, Jean Pouget, một cựu sĩ quan trong lực lượng viễn chinh Pháp đã phải thốt lên đầy cay đắng: “Thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thực dân và khởi đầu cho kỷ nguyên độc lập của thế giới thứ ba. Không cuộc nổi dậy nào ở châu Á, châu Phi hay châu Mỹ mà không viện dẫn tới chiến thắng của tướng Giáp”. Trong khi đó, tờFrontlinecủa Ấn Độ nhận xét Chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy “một nước châu Á nhỏ bé đã đánh bại một cường quốc thực dân châu Âu hùng mạnh” và là “động lực to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới”.

HOÀNG VŨ

Chủ nghĩa dân tộc là gì?

TheoChủ nghĩa cộng sản khoa học-Từ điểnquan niệm: Chủ nghĩa dân tộc-tâm lý, hệ tư tưởng, thế giới quan và chính sách thích những dân tộc này hơn những dân tộc khác, tán dương dân tộc mình, gây căm thù dân tộc và thù hằn chủng tộc”[1]. Theo đó, chủ nghĩa dân tộc có nhiều thứ, từ chủ nghĩa sôvanh phát xít trắng trợn cho đến chủ nghĩa dân tộc tinh tế được che đậy bằng những lời lẽMarxistsáo rỗng. Nó là chủ nghĩa sôvanh nước lớn của một dân tộc đi áp bức và khinh miệt các dân tộc khác, lại cũng là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của dân tộc bị áp bức, biểu hiện trong khuynh hướng khép kín và không tin vào các dân tộc khác. Mặt trái của chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa thế giới của bọn đế quốc, tuyên truyền cho việc hòa tan các dân tộc và các sắc tộc vào trong các dân tộc “kiểu mẫu” [các dân tộc thống trị].

Về nguồn gốc và bản chất của chủ nghĩa dân tộc.Các quan hệ tư hữu và bóc lột đẻ ra chủ nghĩa dân tộc. Những đại diện của nó là giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Chủ nghĩa dân tộc xa lạ với bản chất của giai cấp vô sản là giai cấp đại diện cho chủ nghĩa quốc tế. Về bản chất, chủ nghĩa dân tộc là thù địch với chủ nghĩa xã hội [CNXH], với thế giới quan Marxist-Leninist, nó mâu thuẫn với quá trình khách quan của sự phát triển và sự xích lại gần nhau của các dân tộc xã hội chủ nghĩa [XHCN].

Về thái độ của người cộng sản chân chính đối với chủ nghĩa dân tộc.Đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc cũng là một tất yếu khách quan của cách mạng XHCN, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là sự bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức. Đúng như Lênin đã chỉ rõ, cuộc đấu tranh chống những thành kiến dân tộc chủ nghĩa “càng có ý nghĩa trọng đại khi vấn đề chuyển nền chuyên chính vô sản từ phạm vi quốc gia [tức là mới tồn tại ở trong một nước và không có khả năng quyết định được chính trị thế giới] thành chuyên chính vô sản trên quy mô quốc tế [tức là chuyên chính vô sản ít nhất cũng ở một số nước tiên tiến và có khả năng tác động quyết định đến toàn bộ chính trị thế giới], ngày càng trở nên bức thiết”[2].

Tìm đáp án câu hỏi “Chủ nghĩa dân tộc là gì?” ở trên và đối chiếu với trả lời nhà báo quốc tế vào tháng 12-1965 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nói rằng lúc còn thanh niên, tôi theo “chủ nghĩa dân tộc”, có lẽ không đúng. Vì hồi đó tôi chỉ biết thương đồng bào tôi, chứ chưa biết “chủ nghĩa” gì cả. Khi đi sang châu Phi, tôi thấy nhân dân thuộc địa ở đây cũng cực khổ, cũng bị áp bức, bóc lột như nhân dân Đông Dương. Khi sang các nước châu Âu, tôi thấy ở đó cũng có một số người rất giàu, “ngồi mát ăn bát vàng”, và lớp người nhân dân lao động rất nghèo khổ. Tôi suy nghĩ nhiều lắm. Trong lúc đó thì Cách mạng Tháng Mười vĩ đại thành công ở Nga. Lênin tổ chức Quốc tế Cộng sản. Rồi Lênin phát biểu Luận cương cách mạng thuộc địa. Những việc đó làm cho tôi thấy rằng: Nhân dân lao động Đông Dương, nhân dân các thuộc địa và nhân dân lao động muốn tự giải phóng thì phải đoàn kết lại và làm cách mạng. Vì vậy, tôi trở nên người theo Chủ nghĩa Mác-Lênin”[3]là luận cứ khoa học quan trọng nhằm bác bỏ luận điệu sai trái: Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc khi họ đồng nhất “chủ nghĩa dân tộc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc sôvanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mang bản chất của giai cấp tư sản. Về vấn đề này, không ai khác và hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc tư sản; vì vậy, tán thành bản Tuyên bố củaHội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân các nước XHCN, họp ở Moscow từ ngày 14 đến 16-11-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bản Tuyên bố nhắc nhở chúng ta cần phải tăng cường giáo dục theo tinh thần Chủ nghĩa Mác-Lênin và đấu tranh chống những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại, đặc biệt là chủ nghĩa xét lại”[4].

Nhân dân bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng vui mừng chào đón Bác Hồ về thăm, ngày 20-2-1961. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Hồ Chí Minh có phải người theo chủ nghĩa dân tộc không?

Câu trả lời dứt khoát là “CÓ”-nhưng đó là chủ nghĩa dân tộc vô sản-tức là không như các thế lực phản động, các phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa, bất mãn ở trong, ngoài nước vẫn xuyên tạc và cáo buộc. Cùng quan điểm này, tác giả Dương Quốc Dũng đã kết luận thực chất đó trong bài viết cùng tênChủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sảnđăng trên Tạp chíCộng sản, ngày 19-5-2011; đồng thời khẳng định sự sai lầm về nhận thức, tính phản động về tư tưởng và sự nguy hại của luận điệu trên: “Kết luận trên cũng có nghĩa là luận điểm “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc” là một cách hiểu và diễn đạt không chính xác, không đầy đủ và xuyên tạc tư tưởng của Người. Luận điểm sai trái ấy đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH-tư tưởng chỉ đạo chiến lược lớn xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Rõ ràng luận điểm ấy muốn Việt Nam từ bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, từ bỏ con đường mà dân tộc ta đã lựa chọn và quyết hy sinh phấn đấu trong hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”[5]. Theo đó, cũng rút ra kết luận Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiến sĩ cộng sản chân chính.

Đâu là sự thật?Chỉ có một sự thật là: Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc vô sản. Chính vì vậy, từ rất sớm, năm 1924, trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, tại mục "D. Chủ nghĩa dân tộc", Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đề cập và khẳng định vai trò của chủ nghĩa dân tộc chân chính: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người cu li biết phản đối; nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917…”[6].

Về mặt thực tiễn,chính chủ nghĩa dân tộc chân chính đã làm nên sức mạnh Việt Nam Độc lập Đồng minh [tên chính thức trongNghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương], còn gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, hay gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19-5-1941 với mục đích công khai là “Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”-một tổ chức có mục tiêu lý tưởng cao cả. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tán thành và dẫn lại lời Giáo sư Giugơlát khi cho rằng: “Pháp không thể tẩy được Việt Minh một lẽ là vì chính trị Pháp lu mờ. Lực lượng của Việt Minh trước hết là một lực lượng tinh thần, họ là xương thịt của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Một lực lượng nữa của Việt Minh là những lãnh tụ của nó chẳng những hy sinh tất cả cho lý tưởng của họ mà lại có tài chỉ huy, thạo cách điều khiển chính quyền, và cực kỳ liêm khiết”[7]. Đó là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền vớiCNXH, lý tưởng cao đẹp nhất mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Trong bài viếtCon đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lêninđăng trên BáoNhân Dân, số 2226, ngày 22-4-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định một sự thật không thể xuyên tạc được, đó là: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXHvà chủ nghĩa cộng sản”[8].

Đây không chỉ khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn kiên trì theo chủ nghĩa dân tộc vô sản và bản thân Người được nhân loại tiến bộ thừa nhận là chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; mà còn là bằng chứng đanh thép, là cơ sở khoa học để bác bỏ luận điệu cho rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc. Do vậy, khi cho rằng "tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc" là một cách diễn đạt thiếu chính xác, không đầy đủ, là sai lầm về mặt lý luận, phản động về mặt thực tiễn và đã bị thực tiễn bác bỏ.

----------------------

[1]A.M.Ru-mi-an-txép [chủ biên], Chủ nghĩa cộng sản khoa học-Từ điển, Nxb. Tiến Bộ, M.1986, tr.106.

[2]V.I.Lê-nin, Toàn tập, tập 26, Tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, tr.202-203

[3]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; Sđd, Hồ Chí Minh, tr.699-700

[4]Sđd, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr.189-190

[5]//www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi-tiet-tim-kiem/-/2018/12006/chu-nghia-dan-toc-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-thuc-chat-la-chu-nghia-dan-toc-vo-san.aspx

[6]Sđd, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr.511

[7]Sđd, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr.161

[8]Sđd, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, tr.563

Thượng tá, NCS NGUYỄN HỒNG HẢI

Trung tá, TSHÀ SƠN THÁI

Video liên quan

Chủ Đề