Các biện pháp hạn chế thoái hóa đất năm 2024

Hạ tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa, sa mạc hóa hàng năm là 1 trong 15 chỉ tiêu về tài nguyên, môi trường nằm trong Bộ chỉ tiêu thực hiện, giám sát, đánh giá phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 của nước ta. Theo điều tra, nghiên cứu của Trung tâm Quy hoạch đất đai -Bộ TN&MT, miền Trung có 12 nhóm đất, 49 loại đất, đất có độ phì thấp, phần lớn diện tích là đất dốc [khoảng 80%] và đất có vấn đề như mặn, phèn, xám bạc. Ở khu vực này đã xuất hiện đất thoái hóa diện tích khá lớn, trong đó có đất xói mòn trơ sỏi đá nguy cơ sa mạc hóa cao.

Hạ tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa, sa mạc hóa hàng năm là 1 trong 15 chỉ tiêu về tài nguyên, môi trường nằm trongBộ chỉ tiêu thực hiện, giám sát, đánh giá phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020 của nước ta. Theo điều tra, nghiên cứu của Trung tâm Quy hoạch đất đai -Bộ TN&MT, miền Trung có 12 nhóm đất, 49 loại đất, đất có độ phì thấp, phần lớn diện tích là đất dốc [khoảng 80%] và đất có vấn đề như mặn, phèn, xám bạc. Ở khu vực này đã xuất hiện đất thoái hóa diện tích khá lớn, trong đó có đất xói mòn trơ sỏi đá nguy cơ sa mạc hóa cao.

Miền Trung, điểm nóng suy thoái đất

Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra phức tạp, nắng nóng, đại hạn xảy ra kéo dài ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Bình Thuận... đòi hỏi các cộng đồng cần quan tâm nhiều hơn việc tìm giải pháp ngăn chặn quá trình thoái hóa đất, dẫn đến sa mạc hóa ở miền Trung.

Các nhà khoa học chuyên ngành đánh giá, quá trình thoái hóa đất dẫn tới hoang mạc hóa ở miền Trung là do quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh mẽ vào mùa mưa hàng năm. Lượng mưa lớn tập trung vào địa bàn rừng núi và bán sơn địa có độ dốc lớn, trong đó chịu tác động nhiều là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận...

Quá trình cát bay, cát chảy xảy ra ở vùng duyên hải nơi có các cồn cát hứng chịu gió biển. Tình trạng này kéo dài đang là nguy cơ gây ra hoang mạc hóa cục bộ tại miền Trung.

Nhiều nơi đá ong lộ trên mặt đất vì đất trên tầng đá ong đều bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Loại đá này được người dân khai thác làm vật liệu xây dựng. Các quá trình thoái hóa đất đã gây ra nguy cơ bốn dạng hoang mạc hóa điển hình ở miền Trung như bán hoang mạc cát, bán hoang mạc đá sạn sỏi, bán hoang mạc muối và bán hoang mạc đất cằn.

Thiết thực nhất để chống thoái hóa đất vẫn là biện pháp khắc phục tình trạng khai thác bừa bãi rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển. Các địa phương nhanh chóng thực hiện chương trình phát triển 5 triệu ha rừng, nhằm phủ nhanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt đối với khu vực miền Trung.

Các địa phương cùng vào cuộc

Nhìn rộng ra cả nước, Chương trình hành động quốc gia phòng chống sa mạc hóa đòi hỏi tất cả các cấp, ngành phải vào cuộc. Ở nhiều địa phương, thực sự đã có những đổi thay tích cực, trong đó có Ninh Thuận, một địa phương nằm trong vùng "nóng" về sa mạc hóa đã có nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa.

Tại tỉnh miền núi Yên Bái cách đây chưa lâu, PGS.TS Lê Quốc Doanh cũng đã tiến hành nghiệm thu đánh giá dự án: "Điều tra, đánh giá quy mô và mức độ thoái hóa của đất nông nghiệp ở huyện Văn Yên [Yên Bái] và đề xuất các biện pháp cải tạo để sử dụng bền vững". Dự án do GS.TSKH Lê Doãn Diên thuộc Trung tâm Tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn làm Chủ nhiệm.

Theo nghiên cứu, các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đã ảnh hưởng đến sự suy thoái của đất nông nghiệp trên địa bàn huyện như tỷ lệ đất dốc; lượng mưa lớn và tập trung trong mấy tháng mùa mưa, đặc điểm thổ nhưỡng đất nông nghiệp, bình quân lương thực thấp [năm cao nhất cũng chỉ đạt 49,1 tạ/ha đối với lúa ruộng và 11tạ/ha đối với lúa nương], tạo sức ép mở rộng canh tác nương rẫy; thu nhập thấp và thiếu vốn để tiếp nhận kỹ thuật canh tác đất dốc. Nhóm tác giảtập trung đánh giá chất lượng đất và mức độ thoái hóa của đất nông nghiệp khi trồng quế, chè, sắn và đậu tương là những cây trồng chiếm chủ lực, chiếm diện tích canh tác lớn trên địa bàn. Kết quả cho thấy tùy theo phương thức canh tác trên đất dốc và tùy theo cơ cấu cây trồng, mức độ thoái hóa có khác nhau.

Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất 3 mô hình để canh tác bền vững, tiến hành tập huấn với trên 200 nông dân tham gia để chuyển giao các kỹ thuật canh tác tiến bộ trên đất dốc nhằm chống xói mòn, chống suy thoái đất và canh tác bền vững.

Để có những mô hình cản đất thoái hóa, mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả, cây công nghiệp Phủ Quỳ, Nghệ An cũng vừa nghiên cứu thành công đề tài: "Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ nhằm phục hồi đất thoái hóa trên các vùng cây ăn quả và cây công nghiệp". Chủ nhiệm thực hiện đề tài là kỹ sư Nguyễn Văn Phường cho biết giải pháp trồng xen đậu lông đã đem đến năng suất, chất lượng cây trồng nâng cao, môi trường khí hậu trở nên trong lành, hữu ích. Chị Võ Thị Tuyết - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả, cây công nghiệp Phủ Quỳ khẳng định: Mô hình trồng xen cây đậu lông là một loại cây chống thoái hóa và cải tạo đất tốt nhất, chính nó đã làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. Về mùa hè, cây đậu lông đã làm giảm mạnh nhiệt độ cho không khí và đất.

Ngành quản lý đất đai khuyến cáo, các địa phương quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo hướng bền vững, trên cơ sở nghiên cứu địa lý, sinh thái tổng hợp thoái hóa đất, phù hợp với từng vùng góp phần hạn chế tình trạng thoái hóa đất dẫn đến nguy cơ sa mạc hóa khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Chủ Đề