Các bước dạy nghe tiếng Anh tiểu học

Chuyên mục: Tiếng Anh Mẫu Giáo 05/06/2021

5.00 trong 77014

77014 views

Bản chất của việc lắng nghe

Lắng nghe là một hoạt động chủ động chứ không phải một hoạt động thụ động. Chính vì lắng nghe là một sự tham gia chủ động, nên khi chúng ta lắng nghe, tâm trí của chúng ta luôn tích cực để hiểu được ý nghĩa của ngôn từ.

Theo chuyên gia Krashen: "Chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ khi chúng ta hiểu những gì mọi người nói và khi chúng ta hiểu những gì chúng ta đọc nghĩa là chúng ta đang nắm bắt được các thông điệp". Quá trình tiếp thu ngoại ngữ của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều từ "nguồn đầu vào" chứa các khía cạnh của ngôn ngữ đó, những điều mà có thể người đọc chưa thể nắm bắt được ngay nhưng dần dần sẽ sẵn sàng để thâu tóm được. Điều này ngụ ý về tầm quan trọng của việc đảm bảo các giáo trình ngôn ngữ giảng dạy phải phù hợp với trình độ của người học, nghĩa là giáo viên phải hiểu khả năng của người học.

Ông chỉ ra rằng: Quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ sẽ đạt được hiệu quả cao khi mức độ lo lắng của người học ở mức thấp và thay vào đó là sự tự tin được tăng lên. Nghĩa là giáo viên phải đảm bảo luôn giữ cho không khí lớp học được vui vẻ, thoải mái để người học không bị căng thẳng hay rơi vào trạng thái sợ hãi.

Tại sao chúng ta cần phải phát triển kỹ năng nghe?

"Nếu ai đó đưa cho bạn một lời nhắn hoặc ý kiến, dĩ nhiên bạn phải hiểu được nó trước khi có thể phản hồi lại." - Brewster, Ellis, Girard.

Các giáo viên cần lựa chọn cẩn thận các mục tiêu bài học và tài liệu học tập để rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ. Các tài liệu, giáo trình này cần phải có ý nghĩa thực tiễn đối với trẻ. Lắng nghe là một quá trình chủ động. Brewster, Ellis và Girard cảnh báo rằng việc yêu cầu trẻ em "lắng nghe và ghi nhớ" có thể khiến chúng lo lắng, gây căng thẳng cho trí nhớ và có xu hướng không phát triển kỹ năng tiếng Anh. Giáo viên sẽ hỗ trợ sự hiểu biết của trẻ hiệu quả hơn nếu học sử dụng các hoạt động hướng sự chú ý của trẻ đến các nội dung cụ thể hơn trong khi nói.

Wells, một giáo viên tiếng Anh, chỉ ra rằng quá trình học của trẻ em phụ thuộc vào sự liên kết giữa những gì chúng biết và những gì chúng nghe hiểu. Động lực để học ngoại ngữ của trẻ là để có thể giao tiếp và sử dụng tất cả những gì trẻ đã tiếp thu để tương tác với người khác về nhu cầu và sở thích của trẻ.

Một số cân nhắc về việc dạy kỹ năng nghe cho trẻ:

- Hãy để trẻ tự tin. Chúng ta không nên mong đợi trẻ hiểu tất cả mọi từ vựng.

- Giải thích tại sao trẻ phải học nghe. Hãy đảm bảo rằng trẻ nhận thức được lý do tại sao chúng cần lắng nghe, ý chính hoặc mục đích của từng hoạt động là gì.

- Giúp trẻ phát triển các chiến lược cụ thể để lắng nghe.

- Cụ thể hóa việc nghe. Chia việc nghe thành ba giai đoạn trước - trong - sau khi nghe và có các hoạt động cho từng giai đoạn.

- Việc nghe không nhất thiết phải phụ thuộc vào một băng cassette hoặc tài liệu đã được ghi sẵn. Học sinh nghe nhiều nhất khi nói chuyện với giáo viên.

Một số cách để giúp việc học nghe trở nên dễ dàng hơn:

- Sử dụng các câu ngắn gọn và đơn giản về mặt ngữ pháp

- Sử dụng ngữ điệu cường điệu để thu hút sự chú ý của trẻ

- Nhấn mạnh từ khóa

- Giới hạn các chủ đề trong phạm vi những gì quen thuộc với trẻ

- Nhắc lại và diễn giải một cách thường xuyên

Kết luận

Lắng nghe là một quá trình chủ động và tích cực làm việc của trí não. Do đó, nhiệm vụ của các giáo viên là phải đảm bảo rằng các tài liệu học tập được sử dụng nằm trong phạm vi nhận thức của học sinh và các em có thể lĩnh hội được. Học nghe là một kỹ năng khó và có thể rất căng thẳng, vì vậy, để tối đa hóa tiềm năng tiếp thu ngôn ngữ, các giáo viên cần đảm bảo trẻ không bị áp lực trong quá trình học.

GD&TĐ - Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, các tiết dạy nghe thường gặp nhiều khó khăn bởi đa phần giáo viên hoặc chưa hiểu rõ bản chất của việc dạy kỹ năng nghe hoặc chưa làm chủ được các thủ thuật dạy nghe.

Chia sẻ về cách tiến hành một bài dạy nghe hiểu đạt hiệu quả, cô giáo Lê Thị Phước - Trường THPT Triệu Sơn 4 [Thanh Hóa] cho rằng, giáo viên nên tiến hành theo 3 bước: 

Bước 1: Before - Listening [trước khi nghe]

Ở giai đoạn này, giáo viên cần áp dụng một số thủ thuật dạy học giúp học sinh suy nghĩ, thảo luận, khám phá về chủ đề mình sắp sửa nghe, làm sao lôi cuốn được sự hứng thú của học sinh, tạo ra nhu cầu muốn nghe cho các em.

Thiết lập ngữ cảnh [Set up the context]: Yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh, gợi ý bằng cách đưa ra câu hỏi có liên quan đến nội dung bài nghe cho học sinh đoán về chủ đề mình sắp nghe.

Tiến hành bài nghe có hiệu quả, giáo viên cũng cần soạn ra yêu cầu, nhiệm vụ, tập trung vào nội dung trọng tâm, quan trọng để việc nghe có mục đích cụ thể…

Cô Lê Thị Phước

Dạy hoặc giải thích cho nghĩa từ vựng [Pre, teach]: Chỉ cần dạy những từ chủ động [active] khoảng từ 3 - 5 từ mỗi bài hoặc từ phần Listen and repeat.

Những từ mới còn lại để các em tự đoán nghĩa trong quá trình nghe hoặc bỏ qua. Giáo viên cũng nên giải quyết khó khăn về phát âm, kiến thức văn hoá cần thiết để học sinh có thể nắm bắt.

Cuối cùng, giáo viên cần cho học sinh biết các em được nghe bao nhiêu lần [thường nghe từ 2 - 3 lần].

Tiếp theo, có thể áp dụng 1 trong 3 thủ thuật sau vào giai đoạn trước khi nghe.

Ordering Statements/Pictures: Thông thường cho những bài nghe có nội dung như một câu chuyện hoặc về một quá trình. Dùng bảng phụ hoặc máy chiếu giới thiệu đến học sinh một số [5 - 7] câu văn hoặc bức tranh về nội dung bài nghe, yêu cầu các em sắp xếp lại theo trình tự như dự đoán của chúng về nội dung câu chuyện hay quá trình đó.

True/False Statements Predictions: Dùng cho những bài nghe là 1 đoạn văn, 1 bài khoá hay đoạn hội thoại. Cũng sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu đưa ra một số câu nhận định, yêu cầu học sinh dự đoán đúng sai dựa vào kiến thức sẵn có.

Open Predictions: Dùng cho những đoạn trích ngắn có tính chất liệt kê, miêu tả. Có thể dùng câu điền với các chỗ trống [gap] là các số liệu hoặc tính chất, đặc điểm… Có thể là các bảng biểu với các cột số liệu, thông tin còn thiếu. Yêu cầu học sinh dự đoán các số liệu, thông tin đó. Có thể dùng Networks/Brainstorm thay thế.

Ngoài ra có thể dùng thủ thuật Pre - Questions bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý về chủ đề sắp nghe để học sinh suy nghĩ và dự đoán về nội dung bài hoặc yêu cầu học sinh tự đặt một số câu hỏi mà các em hy vọng bài nghe sẽ trả lời.

Bước 2: While - Listening [trong khi nghe]

Đây là khâu quan trọng yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung chính của bài thông qua việc tiến hành một số bài tập cơ bản.

Khi học sinh tiến hành bài tập ở phần Before- listening xong, giáo viên yêu cầu học sinh mở sách đọc các bài tập để kiểm tra thông tin dự đoán của mình là đúng hay sai, thừa hay thiếu để sửa chữa qua đó các em cũng đã phần nào hiểu được nội dung chính của bài nghe [Checking].

Tiếp theo học sinh cần làm thêm một trong những bài tập để khắc sâu kiến thức, ví dụ: Gap-Filling [Nghe từ trong bài điền vào chỗ trống]; Comprehension questions [Nghe và trả lời hệ thống câu hỏi];

Multiple Choice [Nghe và lựa chọn đáp áp đúng]; Identifying specific information [Nhận biết thông tin]; True/ False questions [Chọn câu trả lời đúng sai];

Listening and numbering pictures [Nghe và sắp xếp các bức tranh]; Completing a dialogue [Hoàn thành đoạn hội thoại].

Hoàn thành các bài tập trên, học sinh đã hiểu cụ thể, chi tiết bài nghe, bước tiếp theo sẽ giúp các em có cơ sở phát triển tư duy và tái hiện nội dung bài nghe.

Ưu điểm của dạy nghe theo phương pháp ba bước là giúp cho học sinh có thể đạt kết quả học tập một cách toàn diện và theo một trình tự lôgíc: Đi từ biết - hiểu - áp dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá.

Cô Lê Thị Phước

Bước 3: After – Listening [sau khi nghe ]

Đây là khâu cuối cùng của bài học, học sinh phải làm thêm một số dạng bài tập nữa để củng cố kiến thức và mở rộng khả năng tư duy của mình, cụ thể:

Gap - Filling: Dùng từ trong bài điền vào chỗ trống.

Survey: Hỏi đáp về vấn đề trong bài nghe trong thực tế lớp học hoặc ngoài cuộc sống.

Trasformation Writing: Dựa vào các thông tin trong bài viết về một vấn đề tương tự.

Recall/Retell: Nói lại, kể lại nội dung bài nghe.

Với bất cứ dạng bài tập nào, ở bước nào, khi đưa ra giáo viên phải tiến hành theo quy tắc sau:

Set the scene: Đưa ra tình huống bài nghe.

Give time for students to do: Cho học sinh thời gian [1 - 10 phút] để làm bài tập.

Collect information from Ss./ Get feed back from Ss: Lấy thông tin phản hồi từ học sinh.

Check and correct: Kiểm tra thông tin và sửa chữa.

Trong quá trình tiến hành các bài tập có thể lồng vào các trò chơi như: Lucky Number, Simon Say, Guessing Game ,Introductions , Right-Left, Information … để tăng tính sôi nổi của các hoạt động và gây hứng thú cho học sinh khi học nghe.

Cô Lê Thị Phước cho rằng, để khắc phục khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật sau đây :

Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe, giải thích các khái niệm mới hoặc khó đối với học sinh khi thấy cần thiết;

Giới thiệu qua tranh ảnh, bằng cách đưa câu hỏi có liên quan đến nội dung cho học sinh đoán trước nội dung bài nghe;

Trong khi nghe đưa ra một số câu hỏi hướng dẫn; đồng thời chia quá trình nghe thành từng bước: Nghe lần đầu [nghe ý chính, đại ý]; nghe lần hai [nghe chi tiết hơn …]

Nếu bài nghe dài, chia bài thành từng phần ngắn, có yêu cầu cụ thể cho từng phần để học sinh dễ nghe hơn và không nản.

Cô Lê Thị Phước lưu ý: Một trong những điều cần thiết khi nghe là kỹ năng dự đoán tình huống sắp nghe. Khi nghe, giáo viên cho học sinh đoán điều gì sắp xảy ra theo tình huông hoặc ngữ cảnh nhất định nào đó. Có thể tiến hành hoạt động này đối với các bài là một đoạn hội thoại hay một câu truyện.

11/09/2021 14:40

GD&TĐ - Chủ đề của tọa đàm trực tuyến “New HSK 9 cấp - Ảnh hưởng đến xu thế dạy và học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam - đã diễn ra vào tối ngày 10/09/2021.

09/06/2021 11:23

GD&TĐ - Chọn tiếng Hàn để dự thi vào lớp 10 năm 2020, Lê Thuỳ Trang, học sinh lớp 10 chuyên tiếng Hàn, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp học ngôn ngữ này.

04/09/2020 09:00

GD&TĐ - Chiều nay [4/9], thí sinh sẽ bước vào bài thi cuối cùng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Cô Trần Thị Thúy Nga, giáo viên Trường THPT Ban Mai [Hà Nội] gửi lời khuyên tâm huyết, giúp thí sinh hoàn thành tốt bài thi này.

29/11/2019 09:38

GD&TĐ - Ngày 28/11 tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa [TTKH&VH] Nga tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị bàn tròn "Cộng đồng văn hóa và mối quan hệ lịch sử: ý nghĩa và vai trò của tiếng Nga".  

04/11/2018 07:00

GD&TĐ - Để mang đến cho học sinh những tiết học thú vị, bổ ích, hiệu quả, cô Vương Thị Thu Trâm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Bình [Tiền Giang] đã có nhiều đổi mới trong dạy học.

23/08/2018 11:26

GD&TĐ - Mới đây, ACT cùng với đối tác độc quyền tại Việt Nam EMG Education đã ra mắt trang web ACT Club Việt Nam. 

20/03/2018 10:01

GD&TĐ - Cho trẻ làm quen với tiếng Anh [LQTA] không phải là mới trong nhiều trường mầm non [MN] hiện nay. Tuy nhiên, để tổ chức được một giờ LQTA cho trẻ thật sự như là một hoạt động học ngôn ngữ đòi hỏi giáo viên [GV] phải có kinh nghiệm và phương pháp giáo dục.

09/11/2017 15:43

GD&TĐ - Bên cạnh việc nhận thức và phát huy vai trò của từng nguồn lực tham gia vào quá trình xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ, PGS.TS Nguyễn Lân Trung - cho rằng, cần con coi trọng và tính đến các "TÍNH".

07/11/2017 09:54

GD&TĐ - "Để hoạt động cộng đồng học tập phát huy hiệu quả, trước hết phải phân loại và từ đó phát huy được cao nhất vai trò của từng yếu tố con người tham gia vào quá trình hoạt động của cộng đồng học tập. Điều đầu tiên cần được nhắc tới, đó là vai trò của lãnh đạo".

06/11/2017 11:00

GD&TĐ - Theo PGS.TS Nguyễn Lân Trung - nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Quốc gia Hà Nội], nhận thức được rõ nét những đặc trưng của cộng đồng học tập ngoại ngữ sẽ định hướng chúng ta khi trả lời câu hỏi “phải làm gì, làm như thế nào?”.

17/10/2017 17:13

GD&TĐ - Theo giảng viên Lại Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo - Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Quốc gia Hà Nội], tại Việt Nam ở các bậc đào tạo phổ thông, dù điều kiện của nhà trường, đặc điểm của giáo viên hay học sinh khác nhau, hệ thống sách giáo khoa được áp dụng thống nhất theo quy định của Bộ GD&ĐT.

12/10/2017 18:30

GD&TĐ - Theo thầy Nguyễn Minh Tuấn - Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, chất lượng dạy-học tiếng Anh tại các trường phổ thông ở vùng khó khăn chỉ có thể được nâng cao nhờ vào một giải pháp mang tính tổng thể và đồng bộ.

10/10/2017 18:17

GD&TĐ - Tại Hội thảo "Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh giáo dục trung học vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ", hai giảng viên Lại Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo - Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Quốc gia Hà Nội] đã có tham luận và gợi ý một số kỹ thuật biên tập hoặc thay đổi tài liệu dạy - học, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

03/10/2017 11:21

GD&TĐ - Từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, cô Trương Mi Kim - Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Tháp Mười [Đồng Tháp] - chia sẻ 8 biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh vùng khó.

13/09/2017 14:36

GD&TĐ - Hai giảng viên Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Phương Thảo - Trường Đại học Ngoại ngữ [Đại học Quốc gia Hà Nội] - bật mí giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh bậc THPT vùng khó bằng hình thức thay đổi tài liệu và thêm hoạt động giáo dục.

19/06/2017 22:00

GD&TĐ - Được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sự tài trợ của Quỹ giao lưu văn hóa Hàn Quốc [Korea Foundation], sự phối hợp và giúp đỡ của UBND Thành phố Thanh Hóa và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa, từ 13 đến 16/6/2017, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Chương trình Tìm hiểu đất nước và con người Hàn Quốc dành cho giáo viên THPT tại Việt Nam lần thứ 14.

08/06/2017 17:23

GD&TĐ - Để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh vùng khó, theo tiến sỹ Hà Văn Sinh - Giảng viên chính, Khoa Ngoại Ngữ [Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu], cần tập triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào 4 biện pháp sau đây:

19/05/2017 07:07

GD&TĐ - Theo PGS.TS Nguyễn Lân Trung [Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội], đối với Đề án Ngoại ngữ 2020, việc xác định các hướng triển khai ưu tiên, các cách làm phù hợp sẽ quyết định hiệu quả của hệ thống các giải pháp.

14/05/2017 07:07

GD&TĐ - Theo cô Phạm Thị Thanh Thùy - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo Ngoại ngữ vùng khó khăn đó là: Từ bên trong và bên ngoài của người giáo viên. Dưới đây là chia sẻ của cô Thùy về hai giải pháp này.

06/05/2017 07:07

GD&TĐ - Thạc sỹ Nguyễn Hạnh Đào - Viện Ngoại Ngữ [Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội] - chia sẻ một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học tiếng Anh THCS vùng khó.

Video liên quan

Chủ Đề