Các cách bảo quản hải sản

Cách bảo quản hải sản Đồ biển tươi sống đúng & tốt nhất
Khi bước chân vào một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn về hài sản biển hay bất kỳ một loại món ăn nào khác thì điều đầu tiên luôn khiến bạn quan tâm nhất chính là chất lượng và cách chế biến đồ ăn ở đây. Và điều đặc biệt quan trọng liên quan đến hương vị của các món ăn đó chính là nó được chế biến từ các loại thực phẩm như thế nào? Còn tươi hay không? Và ở gia đình cũng vậy, một bữa ăn ngon sẽ giúp gia đình bạn ấm cúng hạnh phúc hơn. Hãy tìm hiểu một số thông tin về phương pháp bảo quản đồ hải sản biển giúp luôn tươi ngon rất đơn giản và dễ làm nhất.Nếu bạn không có phương pháp cất giữ và bảo quản thực phẩm hải sản đúng cách thì chúng sẽ nhanh chóng mất đi hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí bị ôi thiu. Vậy, làm sao để bảo quản đồ biển như tôm, cua ghẹ, cá, mực, sò, ngao, ốc, luôn tươi ngon? Dưới đây là chi tiết hướng dẫn rất đơn giản & dễ làm nhất cho bạn.
Bảo quản tôm biển đúng cách giúp luôn tươi sống
Bảo quản tôm sau thu hoạch là một khâu quan trọng nhằm làm tăng giá trị sản phẩm. Trước khi thu hoạch tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như tấm bạt bằng nhựa, rổ và xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước đá sạch để gây chết và bảo quản tôm.
Phương pháp 1: Bảo quản tôm sống
Phương pháp này phức tạp, song chất lượng hoàn toàn đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Để bảo quản theo phương pháp này tôm thu phải còn sống, khoẻ mạnh, nguyên hình dạng, đẹp sau đó đưa vào giai đặt dưới nước nơi có nguồn nước sạch trong, gần nơi quản lý.

Các cách bảo quản hải sản

Mật độ tôm bảo quản trong giai khoảng 300 con/m3, phải có hỗ trợ máy sục khí và thời gian bảo quản sống không nên quá 5 giờ. Sau đó đưa ngay tới nơi tiêu thụ, chế biến. Hiện nay đã có ô tô chuyên dụng để mua tôm sống cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng.
Rửa và lựa tôm
Sau khi thu hoạch phải rửa tôm bằng nước sạch, rửa và lựa tôm ở nơi thoáng mát. Tôm phải được đặt trên tấm bạt nhựa hoặc rổ nhựa sạch, không được để tôm trực tiếp xuống đất, sàn gỗ hoặc nền xi măng.Gây chết tôm bằng nước đá lạnhSau khi rửa sạch thì gây chết tôm bằng nước đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với 1 phần nước đá và 1 phần nước (nghĩa là 20 kg tôm cần 10 kg nước đá và 10 lít nước sạch).
Cách thực hiện
- Đổ nước vào thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt.- Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10kg nước đá và 10 lít nước.- Khuấy đều cho nước đá tan (độ lạnh bằng 0ºC), đổ tiếp 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp lại và giữ nước như vậy khoảng 30 phút.
Ướp tôm
Sau gây chết tôm bằng nước đá lạnh thì vớt ra và chuyển sang ướp với nước đá xay hoặc đá vẩy trong thùng cách nhiệt. Tỷ lệ tôm và nước đá tùy thuộc vào thời gian bảo quản và vận chuyển tôm đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông lạnh. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển không quá 12 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 5 kg nước đá. Nếu thời gian bảo quản và vận chuyển từ 12-24 giờ thì cần ướp tôm với nước đá theo tỉ lệ 10 kg tôm với 10kg nước đá.
Cách bảo quản tôm
- Cho một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt, dày khoảng 1 tấc (10cm).- Cho vào 1 lớp tôm mỏng dưới 1 tấc, Tiếp theo, cứ cho một lớp nước đá một lớp tôm cho đến khi đầy thùng. Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 1 tấc.- Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch sẽ thoáng mát.Sau khi tôm được ướp với nước đá, cần chuyển ngay đến nơi thu mua hoặc xí nghiệp đông lạnh càng sớm càng tốt.Lưu ý: Các dụng cụ dùng trong bảo quản tôm phải được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.Kỹ thuật bảo quản tômBảo quản tôm là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng tôm thu hoạch.Xử lý tôm trước khi bảo quản- Loại bỏ tạp chất, rửa tôm.- Phân loại tôm cùng cỡ, loại bỏ tôm bị giập nát, ươn.- Ngâm nước đá lạnh: Sau khi phân loại, ngâm tôm vào thùng nước đá lạnh nhằm hạ nhanh nhiệt độ xuống 0-2oC làm tôm chết ngay và giữ độ tươi lâu. Tỷ lệ nước/đá/tôm là 0,5/1/1. Thời gian ngâm hạ nhiệt khoảng 3-4 giờ, phải có lượng đá dư nổi trên mặt nước để giữ cho nhiệt độ không tăng.Ướp đá bảo quảnTốt nhất là bảo quản tôm với đá cho thêm ít nước, gọi là bảo quản ướt và giữ ở nhiệt độ 0-2oC. Riêng tôm sắt, tôm mũ ni, tôm càng xanh nên bảo quản khô.Tỷ lệ nước/đá/tômBảo quản ướt: nước/đá/tôm- Thời gian bảo quản dưới 24 giờ: 0,3/1/1- Thời gian bảo quản trên 24 giờ: 0,3/2/1Bảo quản khô: đá/tôm- Thời gian bảo quản dưới 24 giờ: 1/1- Thời gian bảo quản trên 24 giờ: 2/1Trình tự bảo quảnBảo quản ướt- Nút chặt lỗ thoát nước của thùng bảo quản.- Đổ 1/3 lượng nước vào thùng, kiểm tra lỗ thoát nước, tránh bị hở.- Cho 1/3 lượng đá vào thùng, khuấy đều, sau đó cho một lớp tôm mỏng đến một lớp đá và làm như vậy cho đến khi hết tôm. Chỉ đổ nước đến mức vừa ngập tôm. Trên cùng phủ một lớp đá dày. Đậy nắp và kiểm tra độ kín của nắp.Bảo quản khôỞ vùng nuôi tập trung, thời gian bảo quản ngắn (chỉ 1-2 ngày) thì bảo quản khô tốt hơn bảo quản ướt. Tiến hành như sau:Mở nút thùng bảo quản khô hoặc bể chứa. Rải một lớp đá dày 5-10cm. Rải từng lớp nguyên liệu mỏng cùng với đá và làm như vậy cho đến khi gần đầy. Trên cùng phủ một lớp đá dày 5-10cm. Đậy nắp và kiểm tra độ kín của nắp.Có thể dùng khay hoặc cần xé để bảo quản khô, nhưng xung quanh phải lót lớp vải nhựa polyêtylen và cho nhiều đá. Trên mặt, dưới đáy phải cho một lớp đá dày.Lưu ý- Thời gian kể từ khi tiếp nhận nguyên liệu, qua các công đoạn rửa, phân loại cho tới khi ngâm nước lạnh không quá 15 phút.- Trên mỗi thùng phải ghi rõ ngày giờ bảo quản để tiện theo dõi, xử lý.Chăm sóc, xử lý sự cố1. Cứ 12 giờ kiểm tra nguyên liệu một lần:Đối với nguyên liệu bảo quản dưới 24 giờ- Những thùng bảo quản ướt nếu phát hiện bị vơi do rò rỉ thì nút lại, thêm nước đã làm lạnh cho vừa đủ ngập tôm và phủ một lớp đá dày ở trên, nếu thùng bị rách thì phải thay thùng.- Những thùng bảo quản khô nếu đá tan nhanh, cần kiểm tra các vị trí khác nhau của thùng, nhất là chỗ bị đá tan nhiều. Khi nhiệt độ lên quá cao phải cho thêm đá và tìm nguyên nhân để khắc phục.2. Đối với nguyên liệu bảo quản trên 24 giờThời gian 24 giờ đầu, bảo quản như trên, sau đó tuỳ theo cách bảo quản mà có biện pháp xử lý thích hợp.Bảo quản ướtCứ 24 giờ phải thay nước một lần và cho thêm đá. Nếu bảo quản trong thùng chứa lớn có lượng tôm nguyên liệu trên 300kg/thùng, thì sau 12 giờ (kể từ khi bắt đầu bảo quản) phải thay nước một lần và cho thêm đá.Cách làm- Cho đá vào nước sạch chứa trong một thùng khác, quấy đều đến lúc đá không còn tan, nhiệt độ hạ xuống 0-2oC. Tháo bỏ hết nước trong thùng bảo quản. Đổ nước vừa làm lạnh vào ngập tôm. Trên cùng phủ một lớp đá dày.Chú ý: Lúc tháo bỏ nước cũ, cần quan sát xem nước có bị đen, bị đục, hoặc có mùi thối hay không để xử lý. Nước đổ vào phải đảm bảo 0-2oC, nếu không, đá trong bể sẽ bị tan và nhiệt độ tôm tăng lên.Bảo quản khôDùng cào gỗ hoặc bai gỗ bới những chỗ nghi ngờ lên để quan sát.- Nếu đá tan không nhiều thì rải đá bổ sung.- Nếu đá tan nhiều, nhiệt độ vượt quá 5 độ C, phải đổ hỗn hợp ra một thùng chuyên dùng, cho đá vào trộn đều, rồi ướp lại như cũ, dưới đáy và trên mặt cho một lớp đá dày.Theo chuyên gia nấu ăn, hải sản như tôm càng xanh, cá biển, cua ghẹ, đã chết khoảng 3 tiếng nếu được đông lạnh đúng thì sẽ vẫn giữ được độ tươi ngon.

Các cách bảo quản hải sản


Quà bất ngờ là gì?
Những món quà bạn không thể bỏ lỡ...!
Nếu bạn đang cần tìm một món quà thật hoàn hảo "CÓ 1 KHÔNG 2" cho mình hoặc dành tặng một ai đó mà bạn thực sự muốn làm hài lòng họ, thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời nhất hiện nay tại Việt nam: Nên tặng quà gì ý nghĩa?Tuy nhiên, nhiều khi các loại hải sản này, khi đánh bắt lên để đến 10 tiếng mới cho vào cấp đông khiến thực phẩm kém chất lượng. Khi đông lạnh ở nhiệt độ thấp, rất khó nhận biết được tôm mới, cá mới hay tôm cá đã ươn, ướp đá lâu ngày. Vì vậy, cách kiểm tra đơn giản nhất là dùng vật nhọn hoặc đầu đũa chọc vào bụng cá, tôm để phát hiện thực phẩm đã bị hỏng chưa.Chuyên gia khuyến cáo, hải sản đông lạnh thường nhiễm vi sinh vật gây bệnh, nguy hiểm hơn là các vi khuẩn gây ngộ độc và tiêu chảy như Coliforms, E. coli Vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát tán nhanh trong các loại hải sản chết vì mầm bệnh (ô nhiễm môi trường nước) dễ gây ngộ độc nặng cho người dùng, thậm chí tử vong.Để các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá đã chết sau 3 tiếng mới cấp đông mà vẫn ngon, giữ được chất lượng thực phẩm, chuyên gia cho biết, cá tôm sau khi sơ chế sạch, đem cho vào phòng lạnh vừa trong 2 tiếng. Dùng giấy chuyên dụng thấm khô và bọc kín lại, dùng nilon bọc thực phẩm quấn lại rồi cấp đông. Đặc điểm của giấy chuyên dụng là loại giấy dai, không mùi, có bán ở các siêu thị lớn.Phương pháp xử lý này nhằm giúp thực phẩm không bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm khác cùng bảo quản và ngược lại (một số thiết bị lạnh có hướng dẫn rất rõ vị trí bảo quản của từng loại thực phẩm).Do đại đa số các thiết bị bảo quản lạnh hiện nay dùng quạt gió để đưa khí lạnh đến khắp nơi trong khoang bảo quản nên cần bọc kín thực phẩm để tránh bị khô trong quá trình bảo quản.Ngoài ra, phải chú ý đến nhiệt độ thích hợp cho bảo quản, thường tôm, cua, ghẹ khi đã chết 3 tiếng, nên bảo quản ở nhiệt độ từ -25 đến -18 độ C. Nhiệt độ càng thấp, thời gian cấp đông hải sản càng được lâu. Nếu để cấp đông từ -18 độ đến -30 độ C thì thực phẩm để được một năm, cấp đông sâu ở -36 độ C có thể để đến 18 tháng.Rã đông bằng cách dùng khăn sạch, hơi ẩm phủ lên để cho tôm, cá rã đông tự nhiên. Khi dùng đến các loại thực phẩm này (trong thời hạn cho phép), trước đó vài giờ ta nên làm giảm độ lạnh từ từ bằng cách đặt thực phẩm vào các vị trí khác trong khoang bảo quản nơi có nhiệt độ cao hơn.Thường thì thiết bị bảo quản lạnh, tủ lạnh có nhiệt độ ở các vị trí bảo quản khoảng từ -4 độ C đến 4 độ C. Tuyệt đối không rã đông bằng vội vã cho vào lò vi sóng ngay. Có như vậy thì thịt tôm cá sau khi được rã đông ít bị chảy nước, mất chất dinh dưỡng và không bị bở khi sử dụng chế biến các món ăn.>>>xem thêm :Các món hải sản ngonHướng dẫn bảo quản các loại cá biển tươi ngon
Có rất nhiều những món ăn ngon được chế biến từ cá như: cá thu, cá lăng, cá hồi, cá mực, cá trình, cá tầm,... Nhưng nếu trước khi chế biến mà chúng không còn tươi ngon thì sẽ giảm hẳn chất lượng của món ăn.

Các cách bảo quản hải sản

Vậy, Nếu bảo quản những thực phẩm tươi sống, đặc biệt là cá biển tươi trong tủ lạnh không đúng cách sẽ khiến cho thực phẩm nhanh hỏng, bị hao hút chất dinh dưỡng và thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Mẹo giữ cá tươi ngon không dùng tủ lạnh Nhỏ vài giọt rượu trắng vào trong miệng cá và để vào chỗ râm mát hoặc bạn có thể chomột ít bột cải vào cá tươi rồi cho vào hộp đậy kín nắp để ở nơi có nhiệt độ vừa phải thì bạn có thể để được 4-5 ngày mà cá không bị hỏng Cách nữa là dùng dao sắc mổ cá ra và loại bỏ hết ruột. Sau đó đem ngâm cá vào nước muối pha loãng bằng nước sôi để nguội khoảng một ngày rồi lấy cá ra để ráo nước. Sau đó, bôi lên thân cá một chút dầu cải là bạn có thể bảo quản cá được cả tuần.Bảo quản cá tươi bằng tủ lạnhNguyên nhân làm cá biển nhanh bị hỏng là do mang và ruột cá. Vì vậy, cá khi mua về đem đánh vảy, móc bỏ mang và ruột, rửa sạch. Sau đó, dùng giấy bóng bọc thực phẩm sạch bọc kín lại. Tùy vào, thời gian sử dụng mà bạn có thể để cá vào ngăn lạnh hoặc ngăn đá nhé.>>>xem thêm :Thực phẩm tốt cho sức khỏeVới những thực phẩm biển: tôm, cua ghẹ, cá, mực, sò, ngao, ốc, tươi ngon do được cất giữ và bảo quản đúng cách như chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết ở trên, chắc chắn đó sẽ là tiêu chí đầu tiên để bạn có thế chế biến ra được rất nhiều những món ăn ngon miệng cho gia đình yêu thương của mình.

Video liên quan