Các cách thức, phương pháp hình thành và duy trì tư duy tích cực

Trong bản thân mỗi chúng ta luôn tồn tại 2 loại tư duy: đó là tích cực và tiêu cực. Tư duy tiêu cực sẽ làm cho bản thân cảm thấy chán trường, mệt mỏi và mất niềm tin vào cuộc sống. Ngược lại, tư duy tiêu cực sẽ giúp bạn luôn yêu đời, lạc quan để nhanh chóng vươn tới thành công. Hiểu được tầm quan trọng đó, vậy làm thế nào để có thể rèn luyện tư duy tích cực. Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.  

Tư duy tích cực là gì?

Trước khi tìm hiểu bí quyết rèn luyện tư duy tích cực, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu thế nào là tư duy tích cực trong khoá học kỹ năng mềm dưới đây nhé!

Tư duy tích cực là thái độ về suy nghĩ, cảm xúc mà bạn mong đợi những kết quả tốt đẹp và thuận lợi. Nói cách khác, trong quá trình tạo ra kỹ năng tư duy tích cực theo chiều hướng tốt đẹp và chuyển hóa năng lượng thành hiện thực. Chính vì thế mà con người trở nên sảng khoái và vui vẻ hơn.

Những người thành công là những người có lối suy nghĩ tích cực và kiên trì theo đuổi những mục tiêu đã đề ra theo chiều hướng tự tin, lạc quan, vượt qua được những khó khăn, thách thức của cuộc sống. Ngược lại, những người thường xuyên thất bại là những người không thể vượt qua được rào cản suy nghĩ của mình để thực hiện mục tiêu một cách tích cực hơn.

Suy nghĩ tích cực là gì

Ví dụ về tư duy tích cực

Khi các danh sách làm việc của bạn trong ngày vẫn chưa được hoàn thành, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng về việc sếp sẽ khiển trách và đánh giá quá trình làm việc của mình vào ngày hôm sau. Thay vì lo lắng, bạn hãy giữ bình tĩnh, suy nghĩ tích cực và dành thời gian còn lại của buổi tối để cố gắng làm công việc hiện tại, dù có thể không hoàn thành hết nhưng bạn vẫn có thể cho mọi người thấy được sự nỗ lực của bản thân. 

Trong công việc, bạn gặp đối tác khó và sếp giao cho bạn phải sửa bản kế hoạch của mình rất nhiều lần. Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, theo hướng tích cực thì việc này cũng sẽ giúp bạn nâng trình độ của mình lên. Sau khi kết thúc dự án, bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm hơn trong những dự án tiếp theo. 

Tại sao bạn rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực?

Việc rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, không chỉ hỗ trợ trong học tập, công việc thực tiễn. Để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn thì hãy rèn luyện tư duy mỗi ngày, ngay cả trong những việc nhỏ nhất.

Có lợi cho sức khỏe

Có lợi cho sức khỏe

Khi tư duy theo hướng tích cực giúp con người có sức khỏe ổn định, bản thân sẽ cảm thấy thoải mái, không áp lực, khiến tinh thần sảng khoái, không lo âu, luôn yêu đời. Thực tế những người sống tích cực và lạc quan sẽ cảm thấy tinh thần được thoải mái, luôn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những điều mà mình đang có. Điều này cũng rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Bình tĩnh khi giải quyết mọi vấn đề

Việc chưa suy xét thấu đáo, khiến giải quyết việc luôn vội vã, không có chủ đích, dẫn đến thất bại. Chính vì vậy, cần phải rèn luyện cho bản thân suy nghĩ theo hướng tư duy tích cực để có thể bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề. Có được sự bình tĩnh, mọi việc sẽ dần đi vào ổn định hơn. Bình tĩnh là điều rất nên làm và cải thiện đặc biệt ở những người nóng tính và hay làm việc theo cảm tính.

Tin tưởng, tự tin vào bản thân

Sự tự tin chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu có tư duy tích cực, tin tưởng vào chính mình, sử lý tất cả mọi việc sẽ không chút e ngại, sợ sệt. Chỉ khi tin tưởng vào chính mình thì bạn mới có thể hoàn thành tốt được mọi việc một cách đơn giản và nhanh chóng.

Phân loại tư duy 

Phân loại tư duy 

- Tư duy tích cực: là những suy nghĩ có lợi cho mình và cả người khác. Chẳng hạn như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết…Nhờ tư duy tích cực mà con người trở nên sống yêu đời, gần gũi và quý trọng nhau hơn.

- Tư duy phản biện: là tư duy phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác bằng ý kiến cá nhân của mình. Người phản biện phải có lập luận rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm cũng như bảo vệ được ý kiến của mình đưa ra.

- Tư duy lãng phí: là những suy nghĩ không cần thiết, không quan trọng hay vơ vẩn về những gì đã qua hoặc chưa đến, làm phí mất thời gian của hiện tại. Đây là một loại tư duy không nên có ở bất kỳ độ tuổi nào.

- Tư duy cần thiết: là những suy nghĩ cần thiết về những gì đang, đã và sẽ làm hoặc cần phải giải quyết. 

Bí quyết rèn luyện tư duy tích cực

Bí quyết rèn luyện tư duy tích cực

1. Tin rằng bạn sẽ thành công

Để cảm thấy tích cực hơn, bạn cần bắt đầu tin tưởng vào bản thân. Khi bạn tin tưởng vào bản thân, bạn đang thể hiện giá trị bản thân và sự quan tâm tuyệt vời. Cố gắng không để bị sợ hãi bởi nỗi sợ thất bại hoặc không đạt được mục tiêu của bạn và biết rằng ngay cả khi bạn mắc sai lầm, bạn có thể thử lại.

Hãy tin rằng bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình và bạn đang tiến gần hơn một bước nữa để làm được điều đó. Hãy nhớ rằng bất kỳ sai lầm nào mắc phải cũng chỉ là một bài học để rút kinh nghiệm.

2. Thực hành khẳng định tích cực

Những lời khẳng định tích cực hàng ngày rất tốt để giữ cho bạn lạc quan và nhắc nhở bạn về những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.

Những lời khẳng định tích cực là những câu bạn lặp đi lặp lại với bản thân hàng ngày khiến bạn cảm thấy dễ chịu.Khi bạn tiếp tục lặp lại những lời khẳng định này, bạn đang nhắc nhở bản thân về những tuyên bố tích cực này và có thể bắt đầu ngày càng tin tưởng vào chúng.

Khẳng định tư duy tích cực

3. Tự mình thoải mái

Những người có suy nghĩ tiêu cực thường đánh giá thấp và hạ thấp bản thân mỗi khi mắc sai lầm. Cố gắng suy nghĩ tích cực và lạc quan vào bản thân, tha thứ cho bất cứ kỳ thất bại nào và học hỏi từ những sai lầm đó chính làm một trong phương pháp rèn luyện tư duy tích cực. Nhờ một tâm thế thoải mái mà sẽ giúp bạn có đươc năng lượng và động lực thúc đẩy rèn luyện bản thân mình tốt hơn mỗi ngày.

Bạn đọc muốn biết thêm nhiều kỹ năng cũng như kiến thức giúp bạn phát triển hơn tham khảo các khoá học trực tuyến trên Unica được nhiều người tìm kiếm.

4. Tạo mục tiêu thực tế

Tạo mục tiêu thực tế

Nếu bạn đang đặt ra những mục tiêu không thực tế cho bản thân, bạn sẽ có nhiều khả năng thất bại cho dù bạn cố gắng thế nào, điều này có thể hiểu được là khiến bạn cảm thấy thất vọng và tiêu cực.

Cố gắng và đặt ra những mục tiêu có thể đạt được và thực tế cho bản thân, từng bước một để bạn dễ dàng hơn một chút và bạn sẽ có động lực và hào hứng hơn để bắt đầu thực hiện mục tiêu của mình. Điều này hy vọng sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn.

5. Đọc một cuốn sách truyền cảm hứng

Đôi khi có thể khá khó để lấy cảm hứng, đặc biệt là nếu bạn không thể tìm thấy bất cứ điều gì truyền cảm hứng cho bạn ngay bây giờ.

Luôn luôn là một ý kiến ​​hay khi đọc một cuốn sách đầy cảm hứng và bạn có thể bắt đầu cảm thấy lạc quan và có động lực hơn nhiều sau khi đọc về những thành công của người khác. Nó cũng có thể giúp bạn biết người khác đã đi được bao xa, ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức như bạn.

Đồng thời đọc sách giúp bạn có thêm kiến thức giúp mở rộng tư duy logic phản biện lập luận cho mọi vấn đề cũng như thuyết phục người nghe hơn.

Đọc sách mỗi ngày

6. Ngồi thiền

Thiền được biết đến là một trong những bộ môn giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng và stress hiệu quả. Với những khó khăn hiện tại liên quan đến công việc và cuộc sống mà bạn đã gặp phải, thiền sẽ giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong chính suy nghĩ và tâm hồn của mình. Vậy tại sao bạn không nên thử áp dụng thiền với chính mình để có thể xây dựng lối suy nghĩ tích cực hơn. 

Ngoài ra bạn có thể kết hợp với nghe nhạc trong khi thiền để giúp tăng hiệu quả hơn rất nhiều. Đây cũng là cách được nhiều người quan tâm nhất.

Lời kết

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 6 bí quyết rèn luyện tích cực vô cùng hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải những bế tắc hoặc thất bại trong công việc cũng như cuộc sống thì có thể áp dụng những bí quyết mà Unica chia sẻ để có thể cảm thấy tự tin, lạc quan hơn nhé.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!


Tags: Phát triển cá nhân Thay đổi bản thân

Video liên quan

Chủ Đề