Các công trình bắt buộc phải kiểm toán năm 2024

Cho tôi hỏi những doanh nghiệp, tổ chức nào phải thực hiện kiểm toán bắt buộc theo quy định pháp luật? – Văn Sáng [TP. HCM]

Kiểm toán bắt buộc là gì? Các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán [Hình từ Internet]

1. Kiểm toán bắt buộc là gì?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán bắt buộc là kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các thông tin tài chính khác của đơn vị được kiểm toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 2011 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Và tại khoản 2, 3 Điều 9 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì:

- Hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính phải được giao kết chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi công khai báo cáo tài chính phải có báo cáo kiểm toán đính kèm.

Trường hợp cơ quan nhà nước khi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán mà không có báo cáo kiểm toán đính kèm thì có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán

Các doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán theo khoản 1 Điều 9, Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 2011, Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP bao gồm:

[1] Doanh nghiệp, tổ chức mà báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán theo khoản 1 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 2011

Theo đó, doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm nêu trên nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

[2] Doanh nghiệp, tổ chức phải được kiểm toán theo khoản 2 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập 2011

Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

- Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

- Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Tôi tên Phan Việt Hiếu, hiện đang công tác trong lĩnh vực kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành. Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/2/2020, có hiệu lực từ ngày 10/4/2020. Tôi viết đơn kính mong Bộ Tài chính hướng đẫn một số vướng mắc trong quá trình áp dụng như sau:

Câu hỏi 1: Về kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành.

Tại Khoản 1, Điều 9 quy định:

“1. Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn Nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng”.

Tôi xin hỏi: Như vậy, theo tôi hiểu là khi người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu [có gói thầu kiểm toán độc lập] tức là người có thẩm quyền đã xem xét, quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập cho dự án và thể hiện cụ thể vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Hình thức lựa chọn, giá gói thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu…

Khi đó chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo đúng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.

Tôi, đơn vị chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án cùng hiểu và giải trình với các cơ quan thẩm tra quyết toán tại địa phương như vậy. Tuy nhiên cơ quan thẩm tra yêu cầu người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án phải có văn bản quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập cho dự án.

Kính mong Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn: Tôi, đơn vị chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án đã hiểu và thực hiện đúng quy định hay chưa? Và cơ quan thẩm tra quyết toán tại địa phương yêu cầu người có thẩm quyền phải có văn bản quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập cho dự án là có cần thiết không?

Câu hỏi 2: Về cách xác định chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Tại Khoản 1, Điều 20 quy định:

“Chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là chi phí tối đa được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt hoặc tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng [sau đây gọi chung là tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ] và tỷ lệ quy định tại bảng định mức chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán”.

Tôi xin hỏi: Đối với các dư án sau khi phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư, trong quá trình triển khai dự án, dự án phát sinh công việc và tiến hành điều chỉnh dự toán/tổng dự toán bằng cách lấy một phần hoặc toàn bộ chi phí dự phòng để phục vụ phát sinh công việc, nghĩa là khi đó dự án đã dùng hết chi phí dự phòng. Như vậy, trường hợp này nếu xác định chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo Khoản 1, Điều 20 là dựa trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt hoặc tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng để xác định thì có phù hợp hay không? Hay được phép dùng dự toán/tổng dự toán để tra định mức vì bản chất đã dùng đến chi phí dự phòng?.

Chủ Đề