Các đề văn thi học kì 2 lớp 9 2023-2023

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lai Thành

  1. ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KIM SƠN TRƯỜNG THCS LAI THÀNH Năm 2023 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút [Đề thi gồm 05 câu, 03 trang] BẢNG MÔ TẢ MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Nhận ra phương thức biểu Đọc đạt chính của đoạn văn. hiểu - Nhận biết được biện pháp văn tu từ được sử dụng trong câu - Hiểu được bản văn. thông điệp mà đoạn văn muốn gửi tới người đọc. Vận dụng kiến Tạo lập văn thức phần đọc – bản nghị Tạo lập hiểu văn bản để luận về văn tạo lập đoạn văn đoạn thơ bản nói căn bệnh lười đọc sách BẢNG MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vậndụng Vận dụng Cộng thấp cao Chủ đề [Nội dung, chương…] - Nhận ra phương thức biểu đạt chính - Hiểu được Chủ đề 1: của đoạn văn., thể thông điệp Đọc – hiểu thơ, thành phần câu mà đoạn văn văn bản - Nhận biết được muốn gửi tới biện pháp tu từ người đọc. được sử dụng trong câu văn. Số câu: Số câu:3 Số câu: 1 Số câu: Số Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm: câu: 4 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: % Số
  2. điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Viết đoạn văn Tạo lập văn Chủ đề 2: với chủ đề bản nghị Tạo lập văn cho sẵn. luận về bản đoạn thơ Số câu: Số câu: Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 5 câu: 2 Tỉ lệ: Tỉ lệ: % Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 50 % Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70 % Tổngsốcâu: Số câu:3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số Tổngsốđiểm Số điểm: 2 Số điểm:1 Số điểm: 2 Số điểm: 5 câu: 6 : Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 50 % Số Tỉlệ: điểm: 10 Tỉ lệ: 100 %
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II HUYỆN KIM SƠN NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút [Đề bài in trong 01 trang] Phần I. Đọc hiểu [3.0 điểm] Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người, tôi sẽ chết cho quê hương. [Tự nguyện – Trương Quốc Khánh] Câu 1 [0.5 điểm]: Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 [0.5 điểm]: Bộ phận in đậm trong câu sau là thành phần gì của câu? Là người, tôi sẽ chết cho quê hương. Câu 3 [1,0 điểm]: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ? Và nêu tác dụng? Câu 4[1 điểm]. Từ đoạn thơ trên theo em tác giả muốn nhắn nhủ đến bạn đọc điều gì? Phần II. Làm văn [7 điểm] Câu 1 [2,0 điểm]: Từ nội dung gợi ra trong đoạn văn trên, hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống đẹp của thanh niên trong thời đại ngày nay Câu 2 [5,0 điểm] Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… [Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017] Xác nhận của BGH Giáo viên thẩm định đề Giáo viên ra đề
  4. Trung Văn Đức Trần Thị Thanh Hường Phạm Thị Hà PHÒNG GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KỲ II ĐÀOTẠO NĂM HỌC 2022 - 2023 HUYỆN KIM MÔN: NGỮ VĂN 9 SƠN [Hướng dẫn chấm gồm 05 trang ] Câu Nội dung Điểm Phần I Thể thơ tự do, phương thức biểu cảm 0,5 điểm 1 2 Bộ phận in đậm là trạng ngữ trong câu “ Là người” 0,5 điểm BPTT điệp ngữ: Cấu trúc: Nếu là … tôi sẽ… được nhắc lại 3 lần 3 Tác dụng: 0,5 điểm + Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm, lôi cuốn + Nhấn mạnh lời ước nguyện cao đẹp, sự tự nguyện dấn thân cống hiến 0,5 điểm cho quê hương đất nước của tuổi trẻ +Thông qua đó, tác giả muốn nói, tuổi trẻ là phải cống hiến , hy sinh cho quê hương đất nước 4 Tác giả muống nhắn nhủ đến bạn đọc đặc biệt là thế hệ trẻ một bài học vô 1 điểm cùng sâu sắc: Chúng ta cần sống có ích, sống hết mình, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước Phần YÊU CẦU II Từ nội dung gợi ra trong đoạn văn trên, hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay Về kĩ năng: 0,25 điểm 1 + Đảm bảo đúng hình thức là một đoạn văn nghị luận xã hội. + Bài làm cần có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng
  5. cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: *Mở đoạn: Từ đoạn thơ giới thiệu vấn đề nghị luân [lẽ sống của thanh 0.25 niên trong thời đại ngày nay điểm *Thân đoạn: Trình bày suy nghĩ về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay - Giải thích ; Lẽ sống đẹp là gì : Sống đẹp là lối sống có văn hóa, lịch sự, có tri thức, có tình người. - Hiện nay, đại bộ phận thanh niên đều có lẽ sống đẹp 0.25 + Họ chăm chỉ học tập, rèn luyện điểm + Họ sống có trách nhiệm, có hoài bão, có ước mơ; sống lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống + Họ biết sống vì người khác, biết yêu thương, san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau 0,75 + Họ dám xông pha vào những nơi khó khăn nguy hiểm vì lí tưởng cao đẹp điểm của mình + Dẫn chứng : Trong đại dịch, những bác sĩ trẻ, những sinh viên ngành y sẵn sang xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch; những người lính trẻ nhường doanh trại cho người phải cách li => thể hiện lẽ sống rất đẹp. Trong cuộc sống đời thường, nhiều thanh niên tình nguyện tổ chức các đoàn thiện nguyện giúp đỡ người gặp khó khăn => đáng trân trọng - Tuy nhiên trong cuộc sống ngày nay, vẫn còn một bộ phận nhỏ thanh niên sống chưa đẹp + Họ lười biếng trong học tập cũng như rèn luyện, + Họ sống thiếu trách nhiệm với bản than, với gia đình và cộng đồng; sống 0,25 ko có lí tưởng, thiếu ước mơ, hoài bão... điểm + Nhiều bạn trẻ sống buông thả, sa vào TNXH trở thành gánh nặng cho gia đình, cho đất nước =>Đáng phê phán *Kết đoạn: Rút ra bài học và liên hệ bản thân 0,25 điểm 2 Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ : a. Mở bài: 0,5 điểm Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: - Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích gồm hai khổ thơ trên. - Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân của đất nước. + Trích dẫn đoạn thơ b. Thân bài 1.Khái quát về tác phẩm 0, 25 Bài thơ ra đời tháng 11/1980- 5 năm sau ngày đất nước giành được độc điểm lập.Và đây cũng là một hoàn cảnh rất đặc biệt đối với nhà thơ Thanh Hải. Ông đang bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phố
  6. Huế, và một tháng sau ông qua đời. Có hiểu cho hoàn cảnh của nhà thơ trên giường bệnh ta mới thấy hết được tấm lòng tha thiết với cuộc sống, với quêhương đất nước của nhà thơ. 2.Cảm nhận đoạn thơ *Luận điểm 1: Đoạn thơ đã ghi lại những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất trời. - Bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được mở ra bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, tràn đầy 1,5 điểm sức sống: + Tác giả không viết như bình thường: “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại “Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả . Thông qua phép đảo ngữ ấy, nhà thơ như muốn khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, vươn lên, xòe nở trên mặt nước xanh của dòng sông xuân. + Không gian mùa xuân rộng mở tươi tắn với hình ảnh một dòng sông trong xanh chảy hiền hoà. Cái màu xanh ấy phản ánh được màu xanh của bầu trời, của cây cối hai bên bờ, cái màu xanh quen thuộc mà ta có thể gặp ở bất kì một con sông nào ở dải đất miền Trung. + Và nổi bật trên nền xanh lơ của dòng sông là hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, một hình ảnh thân thuộc của cánh lục bình hay bông súng,bông trang mà ta thường gặp ở các ao hồ sông nước của làng quê. Màu tím biếc ấy không lẫn vào đâu được với sắc màu tím Huế thân thương - vốn là nét đặc trưng của những cô gái đất kinh kỳ với sông Hương núi Ngự. => Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế. - Tuy nhiên bức tranh thiên nhiên không chỉ có “họa” mà còn có “nhạc” bởi tiếng chim chiền chiện cất lên với muôn vàn lời ca tiếng hót, reo mừng: Ơi con chim chiền chiện. + Nhà thơ gọi “ơi” nghe sao mà tha thiết thế! Lời gọi ấy không cất lên từ tiếng nói mà cất lên từ sâu thẳm tình yêu thiên nhiên, cất lên từ tấm lòng của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp với những âm thanh rộn rã. + Lời gọi ấy mới đầu nhen nhóm ở một góc trái tim, nhưng con người nhà thơ và những cảnh sắc, âm thanh kia như đã hòa vào làm một, cảm xúc từ đó mà òa ra thành lời, thật ngỡ ngàng, thật thích thú. + Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tu từ: “Hót chi mà vang trời”. Thứ âm thanh không thể thiếu ấy làm sống dậy cả không gian cao rộng, khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả một tâm hồn con người đang phải đối mặt với những bóng đen ú ám của bệnh tật, của cái chết rình rập. => Dòng sông êm trôi, bông hoa lững lờ, tiếng chim rộn rã… bức tranh mùa xuân xứ Huế bao giờ cũng đẹp, nhẹ nhàng, và mơ mộng như thế! - Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của
  7. ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. + Cụm từ “ giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân 0,5 điểm tươi đẹp, có thể là giọt nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi…Nhưng theo mạch cảm xúc của bài thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng giọt niềm vui, rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực tình xuân. + Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Thành Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác. + Cử chỉ “Tôi đưa tay tôi hứng” thể hiện sự nâng niu, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc đời. => Khổ thơ mở đầu đã mở ra một bức tranh xứ Huế thật đẹp: có hình ảnh, có màu sắc, âm thanh được họa lên từ những vần thơ có nhạc… Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, khi ấy đang là mùa đông giá rét. Như 0,5 điểm vậy, hình ảnh mùa xuân được miêu tả ở đây là mùa xuân trong tâm tưởng của nhà thơ. Đối mặt với bệnh tật, thậm chí phải đối mặt với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướngđến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, thể hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ. Đọc những vầnthơ của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tìnhyêu quê hương, đất nước đến vô ngần. 1,0 điểm *Luận điểm 2: Đoạn thơ còn bộc lộ những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước[khổ 2] - Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hình ảnh“người cầm súng” và “người ra đồng”. Họ là những con người cụ thể, những conngười làm nên lịch sử với hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quátrình phát triển lâu dài: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. - Mùa xuân đến mang đến tiếng gọi của những cố gắng mới và hi vọng mới, mang đến tiếng gọi của đất nước, của quê hương đang trên đà đổithay, phát triển. Những tiếng gọi lặng lẽ tới từ mùa xuân làm thức dậy conngười, làm trái tim con người như bừng lên rạng rỡ trong không khí sôi nổi củađất nước, của muôn cây cỏ đã đi theo người lính vào chiến trường, sát kề vai,đã cùng người lao động hăng say ngoài đồng ruộng. - Mùa xuân về còn đem đến cho con người những “lộc” non tươi mới, căng tràn nhựa sống: + “Lộc” không chỉ là hình ảnh tả thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. + “Lộc” là nhành non chồi biếc của cỏ cây trong mùa xuân. + Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang chemắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt. + Đối với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” lànhững mầm xuân tươi non trải dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. + Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc” là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi
  8. mới đầy mơ ước, lí tưởng, đầy những hoài bão và khát vọng cốnghiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con người – tâm hồn của người línhdũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm hồn của người nông dân cần cù,hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” chính là thành quả hôm nay và niềm tin, hivọng ngày mai. - Từ những suy nghĩ rất thực về đất nước, nhà thơ khái quát: Tất cả như hồi hả Tất cả như xôn xao + Điệp ngữ “tất cả”, các từ láy biểu cảm “hối hả”, “xôn xao”, nhịp thơ nhanh => nhà thơ đã khái quát được cả một thời đại của dân tộc. + “Hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, tất bật của những con người Việt Nam trong giai đoạn mới, thời đại mới, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. 0,25 + Còn “xôn xao” lại bộc lộ tâm trạng náo nức rộn ràng. điểm -> Ý thơ khẳngđịnh một điều: không chỉ cá nhân nào vội vã mà cả đất nước đang hối hả, khẩntrương sản xuất và chiến đấu. Tất cả đều náo nức, rộn ràng trong mùa xuân tươiđẹp của thiên nhiên, của đất nước. -> Thanh Hải đãrất lạc quan, say mê và tin yêu khi viết nên những vần thơ này. 3. Đánh giá Như vậy, bằng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, nghệ thuật đảo ngữ cùng các từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị gợi tả, hai khổ thơ đầu đã giúp người đọc cảm nhận được những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Đó là niềm say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp mộng mơ, dịu dàng của bức tranh thiên nhiên xứ Huế, là 0,5 điểm niềm tin, niềm vui, niềm tự hào khi đất n ước bước vào xuân. Và đằng sau những vần thơ ấy, ta nhận ra ở Thanh Hải là niềm yêu đời, yêu cuộc sống, là tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với quê hương đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao. c. Kết bài: Nêu cảm xúc, liên hệ 0,5 điểm Xác nhận của Giáo viên ra đáp án Giáo viên ra đáp án Ban giám hiệu
  9. Trung Văn Đức Trần Thị Thanh Hường Phạm Thị Hà

Chủ Đề