Các dịch vụ công tác xã hội trong trường học

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

1 Full PDF related to this paper

Công tác xã hội được coi là ngành khoa học khá mới ở Việt Nam, do vậy công tác xã hội trường học được hình thành và phát triển dần dần với sự tác động của ngành khoa học này đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và với các đối tượng khác nhau, tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác xã hội trường học được phát triển hơn cả ở miền Nam.

Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo về công tác xã hội tiên phong trong cả nước khi mở mã ngành đào tạo công tác xã hội học đường. Trong quá trình hình thành, để thúc đẩy sự phát triển của công tác xã hội học đường trường Đại học Mở đã triển khai dự án thí điểm công tác xã hội học đường tại hai trường Chu Văn An [Quận1] và Hưng Phú [Quận 8] từ năm 1999-2001. Tại mỗi trường học này, có một nữ nhân viên công tác xã hội làm việc thường xuyên với học sinh để giải quyết các vấn đề liên quan đến học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình. Các em học sinh ở các trường học này có thể đến các trung tâm công tác xã hội đặt trong trường gặp nhân viên công tác xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ – các nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp công tác xã hội phù hợp để giải quyết vấn đề của học sinh đạt hiệu quả.

Có thể thấy rằng từ những ngày đầu triển khai, mặc dù nguồn nhân lực còn hạn chế, đối tượng mà nhân viên công tác xã hội tiếp cận trong trường học chỉ là học sinh nhưng kết quả của dự án thí điểm công tác xã hội học đường đã được đánh giá thành công, đã cải thiện được mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo và các vấn đề cá nhân của học sinh.

Từ thành công của dự án thí điểm trên, tổ chức SCS [tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển]  đã phối hợp với ngành dân số gia đình và trẻ em thành phố Hồ Chí Minh xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân Bình và Gò Vấp và đã cũng đã mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác xã hội học đường hiện nay.

Và đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong việc quan tâm đẩy mạnh mô hình tư vấn học đường. Các trường và các tổ chức tham vấn học đường coi mô hình này như là biện pháp giúp học sinh hạ nhiệt những vấn đề thuộc khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực sự là công tác xã hội.

Ở các địa phương khác trong cả nước cũng thực hiện mô hình này ở trường dưới hình thức có các trung tâm tư vấn học đường hay tham vấn học đường.Có thể thấy rằng so với mạng lưới công tác xã hội thế giới, đặc biệt là nhìn từ mô hình công tác xã hội Mỹ, chúng ta có thể nhận ra mô hình của Việt Nam chưa thật sự là công tác xã hội trong trường học – Bởi chúng ta chỉ mới chú trọng mảng tư vấn hay tham vấn học đường. Trong khi đó nhân viên công tác xã hội học đường là những người được huấn luyện đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em, học sinh và gia đình cũng như các thầy cô giáo của các em ở trong trường học.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi công tác xã hội là ngành mới đang được quan tâm và phát triển, đã có hơn 40 trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước được mở mã ngành đào tạo Công tác xã hội – có thể thấy rõ rằng đội ngũ nhân viên công tác xã hội đang được bổ sung và lớn mạnh, mạng lưới công tác xã hội chuyên nghiệp đang hình thành trên khắp cả nước. Và thiết nghĩ, để nghề công tác xã hội trong trường học được phát triển hơn đòi hỏi dự quan tâm của các nhà quản lý ở các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục của nước nhà.

Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho mọi người trong xã hội. 

Hơn một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn công tác xã hội đã hình thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các dịch vụ hữu ích cho con người. Công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếm thế [trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật,…] trong bệnh viện, toà án và đặc biệt là trong trường học. Ở các nước trên thế giới, CTXH trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của nhà trường thông qua quá trình tác động vào 04 đối tượng chính ở trường học đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. CTXH trường học trở thành cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường nhằm giúp các em có điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất, giải quyết căng thẳng khủng hoảng tinh thần, các dấu hiệu và hành vi tự tử.

Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ học sinh bị bạo lực, xâm hại tình dục, bỏ học, trốn học,… ngày càng nhiều. Các vấn đề này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như nhận diện bản thân, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và gia đình. Để giải quyết các vấn đề trong trường học hiện nay, tạo ra một môi trường lành mạnh, thân thiện để học sinh có thể học tập một cách tốt nhất đòi hỏi cần có các biện pháp hữu hiệu, kịp thời để phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp học sinh. Thời gian qua, trong trường học cũng đã có nhiều hoạt động trợ giúp học sinh được triển khai như tư vấn, hoạt động tổ nhóm, câu lạc bộ. Tuy nhiên, những hoạt động trợ giúp chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh ở loại hình dịch vụ, mức độ chuyên nghiệp và sự dễ dàng trong tiếp cận. Trước thực trạng đó, ngày 25/01/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 327/QĐ-BGĐDT ban hành kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017 – 2020. Kế hoạch đề ra mục tiêu phát triển CTXH trong ngành Giáo dục nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ CTXH chuyên nghiệp trong tất cả các nhà trường trên toàn quốc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành sử dụng nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Kế hoạch đặt mục tiêu đến hết năm 2020 cả nước có 40% số trường THPT, 30% số trường THCS và 10% số trường tiểu học có tổ/nhóm công tác xã hội và có hệ thống hỗ trợ cho những học sinh bị xâm hại, bạo lực. Hiện nay, mô hình phòng CTXH trường học đã được triển khai ở một số trường phổ thông từ các địa phương, tuy nhiên mới chỉ dừng ở việc thành lập một cách tương đối tự phát, chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT về điều kiện thành lập mô hình CTXH trường học. Ngày 28/12/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác xã hội trong trường học hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học đánh dấu bước phát triển quan trọng của CTXH trong trường học ở Việt Nam.

Xây dựng mô hình dịch vụ công tác xã hội trong trường học

Công tác xã hội trong trường học sẽ phát triển theo quy trình 4 bước: phát hiện, phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ phát triển.

  • TP HCM: Tiếp tục ngưng nhận hồ sơ cấp phép hoạt động dịch vụ giáo dục

  • Học phí đổi thành giá dịch vụ đào tạo!

  • Bộ trưởng GD-ĐT trực tiếp giải trình ĐBQH về "giá dịch vụ đào tạo"

Trong buổi tham vấn quốc gia về thúc đẩy công tác xã hội trong ASEAN vừa diễn ra tại TP HCM, ông Bùi Tiến Dũng, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh - sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT], cho biết hiện nay, ở các trường phổ thông, việc thành lập một phòng công tác xã hội là không thể, mà công tác xã hội là điều cần thiết để giải quyết những vấn đề ngoài chuyên môn giảng dạy.

Vì vậy, trong năm 2020 Bộ GD-ĐT sẽ tạo ra mô hình dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tiếp cận theo hướng mới, đổi mới sáng tạo. Xây dựng mô hình doanh nghiệp dịch vụ công tác xã hội trong trường học như là doanh nghiệp xã hội. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu, bao gồm: chính sách hỗ trợ người nghèo trong trường học, các dịch vụ tham vấn, tư vấn, phát triển kỹ năng.

TS Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [giữa], điều hành buổi làm việc

Dịch vụ công tác xã hội trong trường học sẽ hướng đến 4 nhóm đối tượng. Trong đó, sẽ giải quyết những vấn đề nhu cầu của đối tượng học sinh từ lúc bước chân vào trường đến lúc ra trường để phát huy được năng lực tốt nhất của từng học sinh. Trong việc xử lý học sinh, giáo viên gặp rất nhiều áp lực nên giáo viên cũng là đối tượng cần hướng đến. Đối tượng cán bộ quản lý, là những người kết nối cuối cùng trong quy trình xử lý của công tác xã hội trường học, nếu cán bộ quản lý không nắm chắc được kiến thức quy trình về công tác xã hội trường học sẽ dẫn đến việc xử lý các việc trong trường học kém, không hiệu quả, có sai sót. Đối tượng cuối cùng là phụ huynh học sinh.

Công tác xã hội trong trường học sẽ phát triển theo quy trình 4 bước: phát hiện, phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ phát triển.

"Trong trường học, học sinh đang đối mặt với rất nhiều vấn đề. Công tác xã hội sẽ giải quyết tất cả vấn đề của học sinh nhưng theo quy trình chuyên nghiệp và bài bản của công tác xã hội. Kết hợp bằng nhiều phương thức khác nhau như tư vấn, tham vấn để xử lý hiệu quả vấn đề" - ông Dũng nhấn mạnh.

Buổi họp tham vấn quốc gia về thúc đẩy công tác xã hội trong ASEAN được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức, nhằm xây dựng Dự thảo Tuyên bố ASEAN về Thúc đẩy công tác xã hội có sự tham gia của các chuyên gia. Tuyên bố trên sẽ được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào tháng 11, Việt Nam tham dự với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Bài và ảnh: Nguyễn Thuận

Video liên quan

Chủ Đề