Các điểm bắn pháo hoa 2023

Địa phương nào sẽ bắn pháo hoa dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9?

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức lễ bàn giao và khánh thành cầu ngắm biển vào lúc 16h chiều ngày 2.9 tại nhà hàng biển Beach Club của Hamptons Plaza. Tại đây, dự kiến sự kiện sẽ đón tiếp khoảng hơn 1000 khách mời, đại biểu và du khách đến tham quan

Bên cạnh đó, dự kiến sẽ có chương trình bắn pháo hoa tầm thấp, thời gian khéo dài khoảng 2 phút hứa hẹn sẽ là điểm nhấn thu hút du khách và người dân đến tham quan.

Theo thông tin từ TP.Hồ Chí Minh, dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm 2022, thành phố không bắn pháo hoa mà sẽ thả khinh khí cầu kéo quốc kỳ rộng 1.800 m2 lúc 8h trên sông Sài Gòn. Ngay sau đó, hoạt động dù lượn và thể thao trên sông được tổ chức hai bên bờ đầu hầm vượt sông Sài Gòn và bến Bạch Đằng. Tối cùng ngày, chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt cũng diễn ra trên đường Nguyễn Huệ từ 20h đến 22h30.

Giải thích về việc này, lãnh đạo thành phố cho biết, bắn pháo hoa nên để dịp khác, thay vào đó cần chăm lo cho đời sống của người dân nhiều hơn.

TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết, sẽ tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật tại TP.Thủ Đức và các quận 12, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ vào ngày mùng 1 và 2.9.

Tại Hà Nội và các tỉnh, thành khác chưa có thông tin về việc bắn pháo hoa dịp lễ 2.9 năm nay. Có thể thấy, các địa phương này có khả năng cao đều không bắn pháo hoa.

Ai được quyền kiểm tra, giữ Căn cước công dân?

Về việc này, đại diện Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an cho biết: Theo quy định của Luật CCCD, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân, dùng để chứng minh nhân thân công dân của Việt Nam và sử dụng vào những thủ tục hành chính, giao dịch dân sự khác. Theo quy định, chỉ những cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mới có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD.

Trong các giao dịch dân sự như xin việc làm, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà nghỉ lưu trú qua đêm... thì không có quyền giữ CCCD của người đó, mà chỉ được phép yêu cầu xuất trình CCCD để kiểm tra thông tin. Trước đây, với Chứng minh nhân dân cũng quy định như vậy.

Bạn đọc cũng nêu thắc mắc: Liệu trong quá trình kiểm tra CCCD, ví dụ như lễ tân khách sạn, có thể dùng thiết bị công nghệ để quét, sao chép và làm giả CCCD, đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng hay không?

Vẫn theo C06, CCCD gắn chip hiện nay được tích hợp nhiều thông tin của công dân và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ. Để bảo mật, công nghệ áp dụng trên CCCD gắn chip hiện nay tuân thủ theo tiêu chuẩn bảo mật của thế giới và của Việt Nam, đảm bảo thẻ không thể bị theo dõi ngầm, không bị đọc trộm thông tin trên thẻ nếu công dân không tự xuất trình thẻ CCCD để tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ (thiết bị này được C06 trang cấp cho các cơ quan chức năng phục vụ quét thông tin trong CCCD để giải quyết các thủ tục hành chính).

Theo đó, chip trên CCCD chỉ hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với các thiết bị đầu đọc chip trong phạm vi 10 cm. Trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa đầu đọc và chip của thẻ CCCD, mọi thông tin đều được mã hóa nhằm chống lại việc nghe lén, lấy trộm thông tin của công dân.

Ngoài ra, dữ liệu công dân bên trong chip khó có thể làm giả và thay đổi được sau khi phát hành thẻ với các thuật toán mật mã tuân thủ theo tiêu chuẩn của Ban Cơ yếu Chính phủ, cũng như tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Đồng thời, nếu có tác động bất hợp pháp can thiệp, chip sẽ có cơ chế tự bảo vệ dữ liệu.

Công nghệ phần cứng của chip cũng như các công nghệ phần mềm triển khai trên thẻ CCCD đảm bảo chống lại việc làm giả thẻ cũng như làm giả dữ liệu của công dân. Không những vậy, ảnh được in trên thẻ CCCD là ảnh được lưu trong chip trong quá trình sản xuất, do vậy hoàn toàn có thể phát hiện khi đối sánh sinh trắc, nên việc lấy trộm thẻ CCCD để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp là không thể thực hiện.

Ví dụ, với thẻ CCCD gắn chip, khi đi rút tiền tại ngân hàng, công dân phải quét vân tay trực tiếp để so sánh với vân tay lưu trong thẻ CCCD để xác định chủ thẻ, nếu vân tay trùng khớp thì mới rút tiền được. Như vậy, nhân viên ngân hàng có thẻ cũng không thể tự rút được tiền của công dân.

Trong trường hợp các đối tượng cố tình làm giả CCCD thì cơ quan chức năng sẽ dễ dàng phân biệt, phát hiện khi sử dụng các thiết bị quét chuyên dụng.

Công an TP.HCM cấp căn cước công dân suốt dịp nghỉ lễ 2/9

Các điểm bắn pháo hoa 2023

Công an làm căn cước công dân gắn chip cho người dân tại điểm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: TTXVN.

Từ 7h đến 22h hàng ngày, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang thường trú và tạm trú trên địa bàn TP.HCM, nhưng chưa được cấp căn cước công dân gắn chip hãy liên hệ với cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip.

Theo Công an TP.HCM, với chủ trương đơn giản hóa các thủ tục và hạn chế sự phiền hà đối với người dân, mỗi trường hợp làm căn cước công dân gắn chip được lực lượng công an giải quyết rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút là hoàn thành các thủ tục.

Không chỉ tăng cường làm việc ngoài giờ hành chính, lực lượng Công an TP.HCM còn tổ chức nhiều tổ công tác đi đến tận nơi để cấp căn cước công dân gắn chip cho một bộ phận người dân có hoàn cảnh đặc thù: Người già yếu, bệnh tật, gặp khó khăn trong việc đi lại...

Công an TP.HCM lưu ý thời hạn thay thế sổ hộ khẩu giấy theo quy định đang đến rất gần, trong khi đó, căn cước công dân gắn chip là một trong những giải pháp tất yếu với nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều tiện ích trực tiếp phục vụ cuộc sống của người dân. Do vậy, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, Công an TP.HCM đề nghị và mong muốn người dân ủng hộ, tranh thủ thời gian trong kỳ nghỉ lễ 2/9 để đi làm căn cước công dân gắn chip vì nghĩa vụ và quyền lợi của chính mình.

Cũng liên quan đến kỳ nghỉ lễ 2/9, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, từ ngày 31/8 đến 4/9, lực lượng CSGT Công an TP.HCM tổng kiểm tra hành chính đối với người đi xe máy, xe tải, ôtô khách, xe container... sau 22h.

Hàng trăm con cá heo xuất hiện trên vùng biển Khánh Hòa

Các điểm bắn pháo hoa 2023

Đàn cá heo xuất hiện trên biển Khánh Hòa. Ảnh: Cắt từ video.

Hôm 31/8, trên mạng xã hội xuất hiện video ghi lại cảnh đàn cá với nhiều con cá heo bơi lội ở khu vực vùng biển gần Mũi Đôi, huyện Vạn Ninh. Số đông đều thích thú khi xem video và có nhiều bình luận, chia sẻ tích cực.

Là người đã quay video, anh Nguyễn Kỳ, 23 tuổi, cho biết sáng qua, anh lái tàu ra biển đánh cá, khi cách Mũi Đôi khoảng 10 km về hướng nam thì thấy đàn cá heo. Đàn cá khá đông, có con dài khoảng 2,5 m, bơi lội trước mũi tàu của anh Kỳ.

Anh Kỳ dùng điện thoại quay lại video. Đàn cá bơi lội, "nhảy múa" trước mũi tàu của anh Kỳ và bám theo chừng 30 phút rồi bơi ra xa, lặn xuống biển.

"Cả đàn cá rất nhiều và không thể đếm được bao con, nhưng trông chúng thật đẹp", anh Kỳ nói.

Cá heo xuất hiện trên các vùng biển ở nhiều địa phương trong thời gian qua. Hồi tháng 6, tại Hòn Gầm thuộc vịnh Vân Phong (huyện Vạn Ninh), ngư dân cũng nhìn thấy đàn cá tương tự.

Nhân viên ngân hàng giúp người phụ nữ thoát bẫy lừa chuyển 100 triệu của "cán bộ điều tra"

Các điểm bắn pháo hoa 2023

Nhờ sự cảnh giác của nhân viên Agribank, nữ khách hàng tránh bị lừa đảo 100 triệu đồng từ 2 cuốn sổ tiết kiệm

Ngày 1-9, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Quảng Bình cho biết một nhân viên ngân hàng này vừa kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo mạo danh "cán bộ điều tra" để chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Hôm 30-8, chị N.T.T (ngụ phường Đồng Sơn, TP Đồng Hới) đến Agribank chi nhánh Lý Thái Tổ - đóng trên phường Đồng Sơn giao dịch rút toàn bộ tiền từ 2 sổ tiết kiệm để chuyển đi.

Trong lúc hướng dẫn làm thủ tục giao dịch cho khách hàng, nhân viên thấy chị T. có thái độ lo lắng, thực hiện giao dịch miễn cưỡng và liên tục nghe điện thoại với nhiều điểm bất thường.

Nghi có dấu hiệu bất minh vì chuyển tiền qua tài khoản của một người trung gian, với tinh thần cảnh giác, nhân viên này đã gặng hỏi chị T. Lúc này, T. mới tâm sự là vừa nhận được cuộc gọi từ số lạ, tự xưng là cán bộ VKS đang điều tra về vụ án hình sự liên quan chị. Người tự xưng yêu cầu chị T. khẩn trương chuyển toàn bộ tiền gửi tiết kiệm hiện có tại ngân hàng vào tài khoản của "cán bộ" để phục vụ điều tra.

Chị T. còn nói đối tượng yêu cầu chị không được thông báo thông tin này cho bất cứ người nào hoặc nhân viên ngân hàng, nếu không sẽ bị bắt giữ.

Giao dịch viên nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo và lập tức gọi lại cho số điện thoại lạ nhưng đối tượng tắt máy, không liên lạc được. Nhân viên Agribank đã giải thích cho chị T. và cảnh báo đây có thể là vụ lừa đảo của nhóm kẻ xấu trên mạng xã hội, đề nghị chị dừng ngay việc chuyển tiền, tránh sập bẫy của chúng.

Chị T. cho rằng nếu không có sự cảnh giác cao độ của nhân viên ngân hàng, chị đã bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 100 triệu đồng. Đây là số tiền tiết kiệm lớn của gia đình chị.

Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải 2/9, chỉ đấp ứng 20% nhu cầu đưa đón