Các đồ thị giúp bạn kiếm tiền trên thị trường chứng khoán như The nào

Kỹ thuật giao dịch để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán – Andrew Aziz Cuốn sách giới thiệu 11 quy tắc giao dịch trong ngày của tác giả để giúp tác giả có thể thành công trở thành 1 nhà giao dịch trong ngày với lợi nhuận tốt, ổn định. 1. Giới thiệu Giao dịch trong ngày là 1 lĩnh vực thật sự khó khăn, hầu hết sẽ thua lỗ nặng sau 6 tháng đầu tiên và nếu tham gia vào chúng ta rất dễ tham gia ở nhóm thua lỗ phần lớn đó. Các quỹ tắc giao dịch trong ngày của tác giả: Quy tắc 1: Giao dịch trong ngày không phải là 1 chiến lược làm giầu nhanh chóng Quy tắc 2: Giao dịch trong ngày không dễ dàng. Đó là công việc kinh doanh nghiêm túc, và bạn nên tư duy như vậy. Hầu hết mọi người tham gia với tư cách khôn nghiêm túc, không coi đây là 1 công việc cần trao dồi kinh nghiệm nhiều thời gian để có thể thành thạo và kiếm được tiền. Vì vậy, nếu bạn có ý định tham gia trở thành 1 nhà giao dịch trong ngày nghiêm túc, bạn cần có kếhoạch kinh doanh rõ ràng, học tập để rèn luyện và nâng cao kiến thức, có vốn để khởi nghiệp, và cần có các công cụ hỗ trợ chuẩn. 2. Cách thức hoạt động của giao dịch trong ngày Giao dịch trong ngày là ta tìm kiếm 1 số điều sau: – Tìm kiếm các cổ phiếu đang di chuyển theo 1 cách tương đối dễ đoán – Ta thực hiện giao dịch chứng trong 1 ngày mà không giữ bất kỳ vị thế nào qua đêm. Trong khi nếu là nhà giao dịch swing, bạn sẽ giữ nó qua đêm trong 1 vài ngày hoặc 1 vài tuần. Quy tắc 3: Nhà giao dịch trong ngày không giữ vị thế qua đêm. Nếu cần thiết, bạn phải bán cắt lỗ để đảm bảo rằng không nắm giữ bất kỳ vị thế nào qua đêm. Vì khi bạn để vị thế đó qua đêm là bạn đã chuyển trạng thái từ nhà giao dịch trong ngày sang nhà giao dịch swing, và chiến lược của 2 loại hình giao dịch này là khác nhau. Thường thường ta sẽ gặp thua lỗ lớn khi giữ vị thế qua đêm như vậy, các vị thế này thường rơi vào là các vị thế đang thua lỗ. Hãy cắt lỗ nhanh nhất có thể với các vị thế thua lỗ. Nhà giao dịch trong ngày cũng không nghiên cứu xu hướng dài hạn của cổ phiếu, hay quan tâm nhiều tới FA của nó, hay các cách mua và nắm giữ để đấy lâu dài không phải là phương pháp này. Mua long là việc ta tiến hành mua 1 trạng thái, còn bán short là khi ta short 1 trạng thái nào đó. Trên thị trường cổ phiếu thì việc mua/bán khống cổ phiếu ở nước ngoài khá đơn giản, nhiều người mua và nắm giữu cổ phiếu chưa có ý định bán ra sẽ sẵn sàng cho người khác vay để short cổ phiếu đó để thu lợi trong ngắn hạn, người cho vay sẽ thu được lãi suất cho vay. Nhưng short rất nguy hiểm là khi giá tăng trở lại sẽ tăng vô hạn, còn long thì chỉ có thể mất hết về 0 là tối đa. Nhà giao dịch cá nhân chủ yếu giao dịch các loại tài sản trên thị trường với khối lượng nhỏ, đặc biệt ở Mỹ, trong khi các nhà giao dịch tổ chức thường là các ngân hàng đầu tư phố Wall, các quỹ đầu tư lại giao dịch ở tần suất cao và sử dụng các thuật toán cho giao dịch tinh vi. Các nhà giao dịch tổ chức thường là các market maker nên cần phải giao dịch nhiều, trong khi cá nhân có thể lựa chọn giao dịch hoặc đứng ngoài, cá nhân có thể chọn chiến lược du kích thoải mái mà không gặp hạn chế gì đáng kể. Các nhà giao dịch cá nhân thường ưa thích kể cac chiến lược giao dịch trong ngày của họ để thu hút ngày càng nhiều nhà giao dịch cá nhân khác cùng tham gia 1 tín hiệu đó, vì càng có đông giá sẽ càng biến động mạnh hơn để họ thu lợi. Trong khi nếu thị trường bình lặng đi ngang thì chỉ các nhà giao dịch tổ chức giao dịch tần suất cao kiếm được lợi nhuận nhờ chênh lệch giá nhỏ bé, còn nhà giao dịch cá nhân sẽ không kiếm được lợi nhuận. Giao dịch cao tần (HFT): Đây là giao dịch mà các ngân hàng đầu tư, các quỹ phòng hộ đều sử dụng để tiến hành giao dịch. Nó thường giao dịch dựa trên các sự chênh lệch giá nhằm đánh bại các nhà đầu tư thông thường khác. Họ sẽ thuê các lập trình viên liên tục tìm kiếm các công thức nhằm đánh bại thị trường, với các nhà đầu tư cá nhân cần thực hiện chiến lược du kích chờ đợi và ra quyết định đúng lúc. Cũng nhiều chương trình HFT thất bại như chương trình Buy the New Low, tức sẽ mua mạnh khi giá thủng 1 đáy mới, chiến lược này gặp thất bại lớn khi thị trường sụp đổ thật sự vì có quá nhiều nhà đầu tư đổ sô bán ra cổ phiếu. Các chương trình này cũng không thể liên tục cập nhật mọi biến số trên thị trường hàng ngày được mà chủ yếu giao dịch dựa trên dữ liệu quá khứ của chúng. Về cơ bản, hầu hết các cổ phiếu riêng lẻ sẽ đi theo xu hướng của thị trường chung tại thời điểm đó. Nhưng cũng có 1 số cổ phiếu có sự khác đi nhờ 1 số thông tin khác thường trong ngày hôm đó. Đó có thể là 1 số thông tin ảnh hưởng mạnh tới tâm lý nhà đầu tư như: – Báo cáo lợi nhuận – Lợi nhuận ước tính/lợi nhuận thông báo trước – Lợi nhuận bất ngờ – FDA chấp thuận/không chấp thuận – Sáp nhập/mua lại – Liên minh/quan hệ đối tác/phát hành sản phẩm chính – Hợp đồng lớn chiến thắng/thua lỗ – Tái cơ cấu/sa thải/thay đổi ban lãnh đạo – Chia tách cổ phiếu/mua lại cổ phiếu/phát hành cổ phiếu, nợ,.. Các chiến lược giao dịch đảo chiều là các chiến lược được ưa thích nhất trên thị trường. Đó là khi ta tìm kiếm các cổ phiếu bị bán tháo quá mức vì 1 số tin tức xấu nào đó. Khi lực bán ếu đi, người ta sẽ đổ sô vào mua bắt đáy nó. Quy tắc 4: Luôn luôn hỏi “cổ phiếu này di chyuển vì thị trường chung đang chuyển động hay nó đang di chuyển vì có chất xúc tác cơ bản riêng?” Khi là nhà giao dịch cá nhân, ta cần không giao dịch chống lại các tổ chức lớn. Có thể giao dịch cùng chiều với họ nhưng thường các cổ phiếu tổ chức giao dịch là các cổ phiếu blue chip di chuyển giá chậm chạp. Ta nên chọn các cổ phiếu mà các nhà giao dịch cá nhân khác cũng ưa thích và tham gia vào con sóng đó thay vì tham gia vào cổ phiếu không có ai giao dịch, cổ phiếu cực kỳ kém thanh khoản không có ai giao dịch cũng không nên tham gia vào đó. Tác giả là 1 nhà giao dịch trong ngày, thường giao dịch với tốc độ cao và mở đóng vị thế trong ngày, nên sẽ không quan tâm tới cơ bản của doanh nghiệp, sản phẩm, vị thế công ty, lợi nhuận, doanh thu,… đều không phải là những thứ tác giả quan tâm và dành nhiều thời gian đánh giá về cổ phiếu đó khi tiến hành giao dịch. Ông chỉ quan tâm các setup giao dịch, kỹ thuật của nó, cung – cầu diễn biến như nào để tìm kiếm điểm giao dịch có xác suất thành công cao. Tác giả ưa thích nhất các công ty có sự kiện trọng đại, gọi là chiến lược event driven. Tác giả cũng không tham gia giao dịch trước giờ mở cửa, đầu giờ sẽ chạy bộ lọc tìm kiếm các cổ phiếu đột biến, có gap up hay gap down, thực hiện các giao dịch trong ngày và dừng nếu đật được mục tiêu lợi nhuận, chỉ tham gia nếu có setup quá đẹp tiếp theo, nếu không sẽ dừng luôn không giao dịch nữa. 3. Quản lý rủi ro và quản lý tài khoản Để trở thành nhà giao dịch thành công, bạn cần nắm vững 3 thành phần thiết yếu của giao dịch: – Tâm lý tốt – 1 loạt các chiến lược giao dịch hợp lý – 1 kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả Những nhà đầu tư mới tham gia thường chú tâm và các chỉ báo và chiến lược giao dịch mà không quan tâm vào 2 thành phần còn lại. Vì vậy, hầu hết đầu thua lỗ nặng nề vì thiếu kỷ luật tự giác, đưa ra các quyết định bốc đồng, quản lý rủi ro và tiền bạc thì không có hệ thống, chứ không phải do họ thiếu kiến thức về phân tích. Ta phải chấp nhận các khoản lỗ vì đó là điều hoàn toàn bình thường và hay xảy ra. Hãy cắt lỗ nhanh chóng các vị thế gây thua lỗ và chờ đợi tìm kiếm 1 cơ hội khác tốt hơn. Quy tắc 5: Thành công trong giao dịch trong ngày đến từ quản lý rủi ro – tìm kiếm các điểm vào có rủi ro thấp với tiềm năng lợi nhuận cao. Tỷ lệ thắng:thua tối thiểu đối với tôi là 2:1 1 setup tốt là cơ hội để bạn tham gia giao dịch với rủi ro thấp nhất có thể. Điều đó có nghãi là bạn có thể gặp rủi ro 100$, nhưng bạn có tiềm năng kiếm được 300$. 1 giao dịch tốt tối thiểu phải có tỷ lệ reward/ris là 2/1. Công việc hàng ngày của nhà giao dịch là quản lý rủi ro, không phải là mua bán cổ phiếu. Bạn có thể quản lý rủi ro bằng cách trảlời 3 câu hỏi sau: – Tôi có giao dịch đúng cổ phiếu không? Đây là bước quan trọng nếu không bạn vẫn mất tiền dù có các chiến lược giao dịch hay nền tảng giao dịch tốt. Bạn cần tránh các cổ phiếu sau: o Được giao dịch khối luowngj bởi máy tính và nhà giao dịch tổ chức o Có khối lượng giao dịch tương đối nhỏ o Cổ phiếu penny dễ bị thao túng o Không có bất kỳ lý do nào để di chuyển (không có chất xúc tác và của yếu tố cơ bản) – Tôi nên giao dịch với khối lượng bao nhiêu? Nó phụ thuộc quy mô tài khoản và số tiền bạn muốn kiếm được hàng ngày là bao nhiêu để có số lượng vị thế phù hợp nhằm đạt mục tiêu – Điểm dừng lỗ của tôi ở đâu? Rủi ro tuyệt đối cho bất kỳ iao dịch nào của 1 nhà giao dịch là 2% vốn chủ sở hữu tài khoản của mình. 3 bước quản lý rủi ro: – Xác định lượng tiền tối da chấp nhận cho rủi roc ho giao dịch bạn đang lập kế hoạch. Không bao giờ để 1 khoản lỗ quá 2% tổng vốn chủ của bạn. Tính toán lượng tiền này trước hi ngày giao dịch của bạn bắt đầu – Ước tính rủi ro tối đa cho mỗi cổ phiếu và điểm dừng lỗ, mốc này được tính bằng tiền từ điểm vào của bạn. – Chia kết quả của bước 1 cho bước 2 để tìm số lượng cổ phiếu tối đa bạn được phép giao dịch mỗi lần. Tâm lý giao dịch Thành công và thất bại dựa trên cách các nhà giao dịch phản ứng và cách họ kiểm soát cảm xúc của mình. Những điều này phân định người chiến thắng và kẻ thua cuộc. Giao dịch trong ngày đòi hỏi các quyết định nhanh chóng. Tập trung các điểm cắt lỗ và chốt lãi thay vì xem xét lãi/lỗ thực tế trong từng vị thế khi chưa đóng lệnh. Cần có 1 trạng thái sức khỏe tốt, tỉnh táo mới có thể có hiệu quả cho ngày giao dịch đó. Chìa khóa dẫn tới chiến thắng chính là kiểm soát bả nthân và rèn luyện tính kỷ luật. Ta phải dự trước những gì mình sẽ làm trong bất kỳ tình huống giao dịch nào. Ta khó có thể dự báo thị trường sẽ đi đâu, nhưng cần biết ta sẽ làm gì với mỗi điều kiện thị trường. Ta luôn đặt các câu hỏi sau: – Cơ hội này có phù hợp với phong cách giao dịch và khả năng chịu đựng rủi ro của tôi không? – Chiến lược nào sẽ phù hợp? – Nếu giao dịch này đi sai hướng, điểm dừng của tôi ở đâu? – Tôi đang mạo hiểm bao nhiêu tiền trong giao dịch này, và lợi nhuận tiềm năng thu được là bao nhiêu? Nếu gặp thua lỗ, hay dừng giao dịch lại và giải tỏa áp lực của bản thân, lấy lại sự bình tĩnh và tự tin hãy quay lại giao dịch. Đừng cố gắng giao dịch trở lại ngay khi chưa giải tỏa được các vấn đề tâm lý trong bạn. Kỷ luật ta phải rèn luyện hàng ngày, hàng giờ và luôn luôn tuân thủ nó nếu không muốn thất bại bất ngờ ập đến phá hủy tất cả. Qyu tắc 6: Nhà môi giới sẽ mua và bán cổ phiếu cho bạn trên sàn giao dịch. Công việc duy nhất của bạn khi làm 1 nhà giao dịch trong ngày là quản lý rủi ro. Bạn không thể là 1 nhà giao dịch trong ngày thành công mà không có kỹ năng quản lý rủi ro tuyệt vời, ngay cả khi bạn là bậc thầy của nhiều chiến lược giao dịch hiệu quả Giao dịch cũng như kinh doanh, ta cần phải xác định mức rủi ro có thể chịu đựng được, đó là số tiền tối đa ta có thể để mất, quy tắc của tác giả đề xuất là không để 1 vị thế cụ thể nào lỗ quá 2% số vốn chủ của bạn khi bạn giao dịch. Giao dịch không quan trọng việc dự đoán đúng hay sai, giao dịch là 1 nghề thống kê và xác suất. Đây là 1 trò chơi đòi hỏi sự kiên nhẫn, ta phải tìm ra các setup cung cấp cho bạn cơ hội giao dịch có lợi nhuận/rủi ro tốt và sau đó tiến hành các giao dịch đó. Phải chấp nhận các khoản lỗ nhỏ nếu muốn có lợi nhuận xuyên suốt trong dài hạn. Ta không có cách nào để giao dịch luôn đúng 100% cả, con số đúng 70% đã là 1 sự tuyệt vời quá mức có thể. 1 ngày giao dịch tốt là 1 ngày bạn chấp hành kỷ luật, giao dịch theo chiến lược hợp lý và không vi phạm bất kỳ quy tắc giao dịch nào. 4. Cách tìm cổ phiếu để giao dịch Là 1 nhà giao dịch trong ngày, ta cần tìm kiếm các cổ phiếu sắp di chuyển theo 1 hướng nhất định trong ngày hôm đó. Ta cần phải có chiến lược để chọn cổ phiếu hiệu quả khi tiến hành giao dịch. Cổ phiếu trong ngày cần có 1 số đặc điểm sau để có 1 setup tốt: – Cổ phiếu có tin tức mới – Cổ phiếu tăng hoặc giảm hơn 2% trước khi thị trường mở cửa – Cổ phiếu có hoạt động giao dịch bất thường trước thị trường – Cổ phiếu phát triển các mức trong ngày quan trọng mà chúng ta có thể thực hiện giao dịch Cần tập trung lựa chọn các cổ phiếu có giao dịch ở mức trung bình cao, nên hạn chế tham gia vào các cổ phiếu có thanh khoản lớn nhất thị trường. Các cổ phiếu trung bình đó thường có hướng đi riêng khá độc lập với thị trường chung. Nó là các cổ phiếu có alpha, dẫn đầu thị trường và mỗi ngày có 1 số cổ phiếu kiểu như vậy tách khỏi thị trường dù thị trường chung hay ngành tăng hay giảm trong ngày hô đó. Quy tắc 7: 1 nhà giao dịch cá nhân chỉ giao dịch “cổ phiếu trong ngày”, cổ phiếu có khối lượng giao dịch tương đối cao, có chất xúc tác cơ bản và đang giao dịch bất chấp xu hướng của thị trường chung 1 cổ phiếu giao dịch trong ngày được cần đảm bảo thanh khoản đủ cho bạn giao dịch, không cần quá lớn nhưng phải phù hợp với quy mô giao dịch của bạn. Để khi bạn muốn bán nó đi ở 1 mức giá nào đó thì bán được thay vì bị trượt giá sâu xuống phía dưới mới có thể thanh lý hết vị thế đang nắm giữ. Các cổ phiếu đó ngoài thanh khoản ra, còn phải có 1 số chất xúc tác cơ bản sẽ xuất hiện tại ngày hôm đó như đã đề cập phía trước như: báo cáo lợi nhuận, lợi nhuận ước tính, lợi nhuận bất ngờ, được cấp phép,…Ta kiểm tra tất cả các cổ phiếu tăng/giảm >=2% trước khi thị trường mở cửa và đưa vào danh sách theo dõi cổ phiếu mở khoảng trống giá của mình.

Các cổ phiếu có floating thấp là loại rất khó giao dịch. Đó thường là các công ty nhỏ (<5>500 triệu USD, đó thường là các công ty rất lơn trên thị trường và thị giá thường >20$/cổ phiếu. Vào mỗi buổi sáng hàng ngày, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm qua bộ lọc cổ phiếu có giao dịch đột biến đầu ngày để tìm kiếm các cổ phiếu phù hơp cho ngày giao dịch hôm nay. 1 số đặc điểm như sau: – Cổ phiếu mở khoảng trống giá tưang hoặc igảm ít nhất 2% trong phiên trước giao dịch – Các cổ phiếu giao dịch ít nhất 50k cổ phiếu trong phiên giao dịch trước – Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày >=500k cổ phiếu – Các cổ phiếu có phạm vi trung bình thực (ATR) tối thiểu ít nhất 50 xu – Có 1 chất xúc tác cơ bản cho cổ phiếu – Quy tắc là không giao dịch cổ phiếu với khối lượng short lớn hơn 30% Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng bộ lọc theo thời gian thực trong ngày để tìm kiếm các cơ hội đầu tư có xác suất cao mà ngày hôm trước chưa xuất hiện. Như các chiến lược theo đà, chiến luwọc đảo chiều theo thời gian thực. Sau khi tìm kiếm được cổ phiếu trong ngày có thể giao dịch, tiếp theo sẽ tìm kiếm các setup phù hợp để giao dịch. Quy tắc 8: Những nhà giao dịch có kinh nghiệm giống như những người lính du kích. Họ nhẩy vào đúngl úc, thu lợi nhuận và thoát ra. Thị trường chứng khoán bị kiểm soát bởi myá móc và thuật toán rất tinh vi, dẫn tới tần suất giao dịch cao đáng kể. Nó sẽ khuấy đảo hành động giá và đặc biệt được thiết kế để rủ bỏ các nhà giao dịch cá nhân như chúng ta. Các nhà giao dịch có lợi nhuận thường chỉ thực hiện 2-3 giao dịch/ngày. 5. Những công cụ và nền tảng giao dịch Ta cần lựa chon các nhà môi giới giỏi và chi phí chấp nhận được. Các hệ thống giao dịch tốt đảm bảo đỗ trễ giao dịch thấp là phù hợp cho việc đầu tư theo ngày của phong cách đầu tư này. Các nền tảng tốt là Interactive Brokers, SureTrader, DAS là 1 nền tảng tốt cho việc giao dịch. Chúng ta cũng cần các nền tảng lọc cổ phiếu, mạng lưới tìm kiếm ý tưởng giao dịch và thảo luận về nó,… 6. Giới thiệu về nến Đồ thị nến lần đầu được biết đến từ nhà giao dịch thị trường gạo huyền thoại Homma của Nhật khoảng năm 1850 với các đặc điểm nhu giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất để tạo nên 1 cây nến hoàn chỉnh. Cách sử dụng nó vẫn được áp dụng cho tới ngày nay và không có nhiều thay đổi sau gần 2 thế kỷ. Quy tắc 9: Nến tăng có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, biểu thị áp lựcmua. Nến giảm có giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, biểu thị áp lực bán. Có nhiều loại nến khác nhau được định nghĩa, nến tăng giá, nến giảm giá, các nến do dự như nến con quay, nến doji, sao băng, búa,…ngoài ra còn nhiều mẫu hình nến khác nhau cho các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng với mô hình nến. 7. Những chiến lược giao dịch trong ngày quan trọng nhất Ở đây giới thiệu 3 chiến lược giao dịch chính với các nhà giao dịch trong ngày, chúng dựa trên 3 yếu tố chính sau đây: – Hành động giá – Chỉ báo kỹ thuật – Nến và mẫu hình biểu đồ Ta cần học và thực hành cả 3 yếu tố này cùng 1 lúc. Mặc dù có 1 số chiến lược chỉ cần dùng 1 kỹ thuật là chỉ báo kỹ thuật như chiến lược đường trung bình động và chiến lược VWAP, nhưng việc hiểu cả 3 kỹ thuật trên sẽ đem lại cho ta những trợ giúp đắc lực để đi đến thành công. 1 nhà giao dịch trong ngày sẽ không cần quan tâm tới công ty đó đang làm gì, hoặc tạo ra sản phẩm gì. Họ sẽ tập trung chính vào hành đọng giá, các chỉ báo kxy thuật và các mẫu hình biểu đồ mà cổ phiếu đó đang có như thế nào. Tác giả không sử dụng phân tích cơ bản mà tập trung hoàn toàn vào phân tích kỹ thuật. Tác giả sẽ giới thiệu 9 chiến lược (setup) chính đem lại hiệu quả nhất cho hoạt động giao dịch trong ngày của mình tại đây. Nhưng quan trọng là bạn phải quản lý được các giao dịch của mình 1 cách phù hợp với chiến lược của mình. Khi mới bắt đầu, ta nên giao dịch quy mô nhỏ, tuân thủ quy định 2% lỗ và giới hạn quy mô vị thế ở ngưỡng chịu đựng rủi ro tối đa cho phép. Trung bình giá xuống là điều nhiều người làm. Nhưng nó thường là công thức để làm cho khoản lỗ ngày 1 lớn hơn và phá hủy tài khoản giao dịch của bạn. Vì chỉ cần 1 số lượng nhỏ các vị thế bạn sai mà bạn liên tục trung bình giá xuống nó có thể phá hủy hết lợi nhuận bạn có trước đó và còn làm suy giảm mạnh vốn đầu tư của bạn. Và kể cả nếu bạn đúng, rất nhiều lúc tiền bạn trung bình giá không đủ để đợi cho tới khi cổ phiếu quay đầu tăng trở lại cho bạn. Chiến lược 1: Mẫu hình ABCD Đây là mẫu hình cổ điển và có tính tiên tri tự thành khi nhiều người cùng theo dõi và hành động theo 1 dạng như cách chúng ta nhìn nhận nó. Chiến lược này gồm 1 số yếu tố sau: – Khi quan sát bằng bộ lọc hay tín hiệu thấy 1 cổ phiếu tăng từ điểm A đạt mức cao mới trong ngày điểm B, ta sẽ chờ xem giá có được hỗ trợ tại mốc cao hơn điểm A hay không. Điểm này gọi là điểm C. Ta chưa nhẩy vào giao dịch ngay – Theo dõi cổ phiếu trong giai đoạn tích lũy của nó. Ta chọn quy mô vị thế, điểm dừng và điểm thoát vị thế – Khi thấy rằng giá đang được giữ ở mức hỗ trợ là điểm C, ta nhảy vào giao dịch tại giá gần với điểm C với dự đoán là giá sẽ tăng lên điểm D hoặc cao hơn – Điểm dừng lỗ sẽ đặt tại dưới điểm C, nếu giá thấp hơn điểm C ta sẽ bán cắt lỗ. Nên ta cần mau giá càn gần điểm C càng tốt, nếu mua tại D sẽ gặp nhiều rủi ro suy giảm lợi nhuận xuống và tăng rủi ro của bạn lên – Nếu giá tăng cao hơn, tôi bán 1 nửa vị thế của mình tại điểm D và nâng điểm dừng lỗ lên cao hơn đến điểm vào (điểm vào lệnh) – Ta bán vị thế còn lại ngay khi giá mục tiêu đạt được hoặc cảm thấy giá đang yếu dần hoặc bên bán đang giành quyền kiểm soát hành động giá. Khi giá tạo mưucs thấp mới trên biểu đồ 5’ là 1 chỉ báo cho thấy giá đã kiệt sức. Chiến lược 2: Lá cờ bò Đây là 1 chiến lược theo đà thường hoạt động rất hiệu quả với cổ phiếu có float dưới 10$. Đây là 1 chiến lược giao dịch rất khó để quản lý rủi ro và yêu cầu nền tảng giao dịch tốc độ. – Khi thấy cổ phiếu tăng giá do bộ lọc chỉ ra hoặc ra nguồn tìn nào đó, kiên nhẫn chờ đợi cho đến giai đoạn tích lũy. Không nhẩy vào giao dịch ngay lập tức – Theo dõi cổ phiếu trong giai đoạn tích lũy. Chọn quy mô vị thế, điểm vào và điểm thoát ra của mình – Ngay khi giá di chuyển lên trên mức cao mới của vùng tích lũy, ta tham gia vào giao dịch. Điểm dừng lỗ của ta là mức phá vỡ bên dưới vùng tích lũy – Bán ½ vị thế của mình và kiếm lợi nhuận trên đường tăng giá. Ta nâng điểm dừng lỗ của mình từ mức thấp hơn vùng tích lũy lên mức giá vào lệnh của mình (điểm hòa vốn) – Ta bán các vị thế còn lại ngay khi đạt được giá mục tiêu hoặc cảm thấy rằng giá đang yếu dần và bên bán đang giành quyền kiểm soát hành động giá Vì phương pháp này thường dùng tốt nhất cho cổ phiếu nhỏ, có floating thấp nên nó thường xuất hiện bất ngờ và nhanh kết thúc. Các đợt sóng tăng mạnh đầu tiên ta thường bỏ lỡ và giai đoạn tích lũy sau sóng tăng 1 là cơ hội để ta tham gia vào cho sóng tăng mạnh thứ 2 sau đó. Phương pháp này mang dáng dấp của chiến lược momentum và lướt sóng vì mua khi giá chuẩn bị vượt vùng tích lũy khác với chiến lược ABCD mua ở gần vùng đáy C nhất có thể trong vùng tích lũy. Chiến lược 3 và 4: Giao dịch đảo chiều Đỉnh và đáy đảo chiều là 2 chiến lược giao dịch khác mà các nhà giao dịch trong ngày thích sử dụng bởi vì chúng có điểm vào và điểm ra rất rõ ràng. Khi 1 cổ phiếu bắt đầu bị bán tháo thì thường do các nhà giao dịch tổ chức bắt đầu bán ra vị thế, sau đó là các nhà giao dịch cá nhân nhẩy vào short vị thế đó. Hãy chờ đợi khi vị thế short được cover sẽ có điểm đảo chiều của giá. Mỗi chiến lược đảo chiều có 4 yếu tố chính: – Có ít nhất 4 nến trên biểu đồ 5’ đang đi cùng 1 hướng lên trên hoặc xuống dưới

– Chỉ số RSI đang ở vùng cực trị trên biểu đồ 5’, có thể là >90 hoặc <10>80 – Các cổ phiếu đang được giao dịch tại mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng trong ngyà hoặc ở gần những mức này. – Khi xu hướng sắp kết thúc, thường xuất hiện những cây nến do dự, như nến con quay, nến doji, đó là lúc ta phải sẵn sàng tham gia Đáy đảo chiều: ta tìm kiếm các khu vực cực trị tại các mức hỗ trợ hoặc kháng cự trong ngày. Đây là chìa khóa của giao dịch thành công tại vùng đáy đảo chiều. Các tín hiệu cần tìm kiếm bao gồm: – Chỉ số RSI cực trị trên 90 hoặc dưới 10 sẽ có được sự quan tâm – 1 khối lượng cổ phiếu rất cao được giao dịch. Khối lượng thường tăng cùng với hướng của hành động giá và đạt đỉnh tại điểm đảo chiều – Cuối cùng, hơn 5 cây nến liên tiếp có kết thúc bằng 1 cây nến do dự hoặc doji thì chắc chắn sẽ khiến chúng ta chú ý. Nó thường giải thích bên bán đang mất ưu thế và mất quyền kiểm soát và bên mua đang mạnh lên, đó là tiền đề cho sự đảo chiều sắp xảy ra. Tóm tắt chiến lược đáy đảo chiều bao gồm 5 thứ sau: – Thiết lập bộ lọc tìm kiếm các cổ phiếu có từ 4 nến đi xuống liên tiếp. Sau khi xuất hiện cổ phiếu sẽ nhanh chóng xem xét khối lượng và các mức kháng cự/hỗ trợ trong ngày gần nhất của cổ phiếu để xem xét đó có phải là 1 giao dịch tốt hay không – Chờ xác nhận về chiến lược đảo chiều: 1. Xuất hiện nến doji tăng hoặc nến do dự hoặc thay vào đó là 1 nến tăng giá mạnh; 2. Cổ phiếu được giao dịch tại mức hỗ trợ quan trọng trong ngày hoặc gần đó; 3. Chỉ báo RSI phải thấp hơn 10 – Khi thấy cổ phiếu tăng đạt mức cao mới trong biểu đồ 1’ hoặc 5’, ta sẽ mua cổ phiếu đó – Điểm dừng lỗ là mức thấp nhất của cây nến đỏ trước đó hoặc mức thấp nhất trong ngày – Mục tiêu lợi nhuận là: 1. Mức kháng cự tiếp theo; hoặc 2. VWAP; hoặc 3. Cổ phiếu tọa mức thấp mới của biểu đồ 5’ có nghĩa là bên mua đã kiệt sức và bên bán lai giành quyền kiểm soát 1 lần nữa. Đỉnh đảo chiều: phương pháp này tương tự như đáy đảo chiều, nhưng về phía short. Tóm tắt chiến lược này gồm 5 bước sau: – Thiết lập 1 bộ lọc cổ phiếu làm nổi bật các cổ phiếu có 4 nến liên tiếp hoặc nhiều hơn di chuyển lên trên. Khi xuất hiện cổ phiếu, ta xem xét khối lượng và các mức độ kháng cự hoặc hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu để xem liệu đó có phải 1 giao dịch tốt hay không – Ta chờ xác nhận về chiến lược đỉnh đảo chiều: 1. Xuất hiện nến doji giảm hoặc do dự, hoặc thay vào đó là 1 nến giảm mạnh; 2. Cổ phiếu được giao dịch tại mức kháng cự hoặc gần đó với khối lượng giao dịch cao; và 3. Chỉ báo RSI phải cao hơn 80 – Khi thấy cổ phiếu tọa mức htấp mới trong 5’, ta xem đó là 1 dấu hiệu yếu, bắt đầu short cổ phiếu nếu có sẵn cổ phiếu – Điểm dừng là sẽ là mức cao nhất của nến trước hoặc đơn giản là mức cao nhất trong ngày – Mục tiêu lợi nhuận là: 1. Mức hỗ trợ tiếp theo; 2. Đường VWAP hoặc đường trung bình động EMA9 hoặc EMA 20 tùy thuộc đường nào thấp hơn; 3. Khi cổ phiếu đạt mức cao 5’ mới, có nghĩa là bên mua 1 lần nữa giành quyền kiểm soát và bên bán đã kiệt sức. Giao dịch đảo chiều rất thu hút nhà đầu tư vì nó có tỷ lệ reward/risk thật sự rất cao và rất nhiều người chỉ tập trung chính vào chiến lược này trong giao dịch hàng ngày. Chiến lược 5: Giao dịch xu hướng đường trung bình động Dường trung bình động là điểm và và điểm thoát ra tiềm năng cho các giao dịch trong ngày. Các nhà giao dịch sẽ đi theo xu hướng của các đường trun gbình này để tiến hành giao dịch trong ngày. Ta thường dùng nhất là EMA9, EMA20 và SMA50 và SMA 200. Tóm tắt chiến lược xu hướng đường trung bình động: – Khi đang theo dõi 1 cổ phiếu và nhận thấy 1 xu hướng đang hình thành quanh đường trung bình động (EMA9), ta sẽ xem xét giao dịcht heo xu hướng. Ta lướt qua dữ liệu các ngày trước đó (1’ hoặc 5’) để xem liệu cổ phiếu có phản ứng với những đường trung bình động này hay không – Khi đã biết được đường trung bình động nào phù hợp hơn với hành vi biến động giá, ta mua cổ phiếu sau khi xác nhận đường trung bình đó đang dạng đường hỗ trợ, và cố gắng mua gần đường trung bình động có thể (để sai có điểm dừng lỗ nhỏ), điểm dừng lỗ thường dưới mức cắt xuống đường trung bình khoảng 5-10 xu, hoặc nếu 1 cây nến đóng cửa bên dưới đường xu hướng trung bình động (cho vị thế long). Với các vị thé short, 1 nên sđong scửa phía trên đường trung bình động sẽ kích hoạt lệnh dừng lỗ thoát ra ngoài. – Ta bám theo đường xu hướng cho đến khi giá phá vỡ đường trung bình động – Không sử dụng lệnh cắt lỗ trượt mà liên tục theo dõi xu hướng bưangf mắt – Nếu cổ phiếu đang di chuyển rất xa so với đường trung bình động, nó sẽ mang lại cho ta 1 khoản lợi nhuận chưa thực hiện tốt, ta có thể chốt 1 phần lợi nhuận, thương flà ½ vị thế. Chiến lược 6: Giao dịch VWAP (Volume Weighted Average Price) Đây là chiến lược chính mà tác giả hay dùng nhất trong việc giao dịch trong ngày của mình. Đây là 1 đường trung bình động có tính đến trọng số theo khối lượng giao dịch tại các mức giá. Khi giá giao dịch trên VWAP, bên mua đang kiểm soát thị trường và khi giá giao dịch dưới VWAP thì bên bán đang kiểm soát. VWAP thường được dùng đo lường hiệu quả giao dịch của các nhà giao dịch tổ chức. Tóm tắt chiến lược VWAP: – Khi lập danh sách theo dõi trong ngày, ta theo dõi hành động giá xung quanh đường VWAP lúc thị trường mở cửa, nếu 1 cổ phiếu thể hiện sự tôn trọng đối với đường VWAP, ta sẽ đợi cho đến khi có xác nhận về việc phá vỡ VWAP (để short) hoặc sự hỗ trợ của VWAP (để long) – Ta thường mua càng gần VWAP càng tốt để giảm thiểu rủi ro. Điểm dừng sẽ là mức phá vỡ và đóng cửa 5’ phía dưới VWAP. Với Short, ta short gần VWAP với mức dừng lỗ là khi đóng cửa phái trên đường VWAP – Ta giữ giao dịch cho đến khi đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc chạm mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới – Ta thường bán ½ vị thế gần giá mục tiêu lợi nhuận hoặc mức hỗ trợ hoặc kháng cự, sau đó di chuyển điểm dừng của ta đến điểm vào hoặc điểm hòa vốn. Chiến lược 7: Giao dịch hỗ trợ hoặc kháng cự Các nhà giao dịch hay thích vẽ các đường xu hướng chéo, nhưng thực tế thị trường không biết tới đó. Thị trường chỉ nhớ các đỉnh và đáy gần nhất và các đỉnh và đáy xa hơn theo đường ngang. Hỗ trợ là mức giá mà bên mua đủ mạnh để làm gián đoạn hoặc đảo chiều xu hướng giảm. Khi xu hướng giảm đạt đến mức hỗ trợ, nó sẽ hồi phục. Hỗ trợ thể hiện trên biểu đồ = 1 đường nằm ngang nối 2 hoặc nhiều đáy với nhau. Kháng cự là 1 mức giá mà bên bán đủ mạnh để làm gián đoạn hoặc đảo chiều xu hướng tăng. Khi 1 xu hướng tăng chạm ngưỡng kháng cự, nó hoạt động giống như kiểu 1 người đập đầu vào trần nhà khi leo lên thang, họ dừng lại và thậm chí có thể ngã xuống. Kháng cự được biểu diễn trên biểu đồ bằng 1 đường nằm ngang nối 2 hoặc nhiều đỉnh với nhau. Các nhà giao dịch thường mua tại hỗ trợ và bán tịa kháng cự, làm cho nó trở thành các lời tiên tri tự thành. – Ta sẽ thường thấy các nến do dự ở vùng hỗ trợ hoặc kháng cự vì đó là nơi bên mua và bên bán đấu tranh mạnh mẽ với nhau

– Các giá trị là bội số của ½$ thường hoạt động như mức hỗ trợ hoặc kháng cự, đặc biệt với các cổ phiếu có giá <10$.>