Các khoáng sản chủ yếu của châu á là gì

Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than,sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc

Trắc nghiệm: Các khoáng sản chủ yếu của Châu Á là

A. Dầu mỏ, khí đốt, kim cương, vàng, chì, kẽm.

B. Kim cương, vàng, chì, kẽm, thạch anh.

C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

D. Khoáng sản vật liệu xây dựng [sét, cao lanh, đá vôi...].

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

Các khoáng sản chủ yếu của Châu Á là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, đồng, thiếc.

Kiến thức tham khảo về Châu Á.

1.Vị trí địa lý và kích thước của châu lục

- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. 

- Lãnh thổ châu Á trải rộng phần lớn phía đông của bán cầu Bắc, do đó tự nhiên châu Á phức tạp và đa dạng.

2. Khí hậu và cảnh quan sông ngòi của châu Á

- Khí hậu của châu Á đa dạng và mang tính lục địa cao do kích thước với cấu tạo cấu trúc phức tạp, thể hiện rõ nhất là kiểu khí hậu gió mùa và lục địa:

- Kiểu khí hậu gió mùa: kiểu khí hậy này cũng rất đa dạng, nó gồm gió mùa nhiệt đới ở Đông Nam Á và Nam Á; gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới ở Đông Á. Chính vì vậy tại những vùng này khí hậu sẽ nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè nhưng lại khô lạnh và ít mưa vào mùa đông. Trên bản đồ châu Á nó được tô màu xanh để phân biệt với các kiểu khí hậu khác.

- Kiểu khí hậu lục địa: kiểu khí hậu này hiện đang là chủ yếu và chiếm diện tích lớn tại vùng nội địa và Tây Nam Á, chính vì kiểu khí hậu này mà mùa hè khô và rất nóng dẫn đến tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển nhưng tại đây lại rất khô và lạnh vào mùa đông.

- Trên bản đồ châu Á, mỗi kiểu khí hậu được sử dụng những màu sắc khác nhau, giúp cho người sử dụng phân biệt được khí hậu từng vùng miền, con người dựa vào khí hậu của từng vùng miền để có thể sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết và địa hình của từng nơi.

- Đặc điểm sông, hồ của châu Á:

+ Mạng lưới sông ngòi khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên phân bố không đều và chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực bắc Á: mạng lưới sông dày, sông thường bị đóng băng vào mùa đông, mưa lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á: mạng lưới sông ngòi dày, nhiều sông lớn, mùa lũ trùng với mùa khô, mùa cạn trùng với mùa khô.

+ Tây Nam Á, Trung Á: mạng lưới sông ngòi kém phát triển.

+ Các hồ lớn như hồ Ca-xpi, Bai-can, A-ran... được hình thành từ đứt gãy hoặc miệng núi lửa.

+ Tên một số sông lớn ở châu Á: I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng,...

+  Ý nghĩa của các con sông đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:

+ Cái nôi hình thành một số nền văn minh như sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng,...

+ Ngày nay, có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Cảnh quan của Châu Á.

+ Rừng rậm và thảo nguyên: Tổng diện tích rừng ở châu Á chiếm chừng 13% tổng diện tích rừng thế giới. Hơn 2/3 gỗ rừng đã được khai phá và sử dụng. Rừng nhân tạo có sự phát triển nhất định. Phần Nga châu Á, phía đông bắc Trung Quốc và phía bắc Triều Tiên là vùng đất rừng lá kim phân bố rộng lớn trên thế giới, lượng tích tụ phong phú, sử dụng rất nhiều loại cây gỗ quý hiếm. 

>>> Xem thêm: Con Rồng Châu Á là nước nào?

3. Các khu vực của Châu Á

- Châu Á thành 6 khu vực:

+ Đông Á: Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên

+ Đông Nam Á: Đông Dương

+ Nam Á: Ấn Độ và các quốc gia láng giềng

+ Tây Nam Á: đa phần các nước Cận Đông

+ Tiểu Á: Iberna

+ Trung Á: các nước cộng hòa Trung Á cũ của Liên Xô

4. Các nước của Châu Á

Châu Á có 50 quốc gia độc lập.

Afghanistan Ấn Độ Armenia Azerbaijan Bahrain
Bangladesh Bhutan Brunei Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất Campuchia
Georgia Hàn Quốc Indonesia  Iran  I rắc
Israel Jordan Kazakhstan Kuwait Kyrgyzstan
Lào Lebanon Malaysia Maldives Mông Cổ
Myanmar [Miến Điện] Nepal Nga Nhật Bản Oman
Pakistan Palestine Philippines Qatar Ả Rập Saudi
Singapore Síp Sri Lanka Syria Đài Loan
Tajikistan Thái Lan Thổ Nhĩ Kỳ Timor-Leste Triều Tiên
Trung Quốc Turkmenistan Uzbekistan Việt Nam Yemen

5. Dân cư và xã hội

a. Dân cư

- Châu Á là phần lục địa lớn nhất và đông dân nhất thế giới hiện nay, nằm ở phía Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 9% tổng diện tích của bề mặt Trái Đất [chiếm 29.9% diện tích của mặt đất] và có tới 4 tỷ người đang sinh sống [chiếm 60% dân số] trên thế giới.

- Châu Á có số lượng dân cư đứng đầu thế giới.

- Mức gia tăng dân số của châu Á khá cao, chỉ đứng sau khu vực châu Phi và cao hơn so với thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á đang ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn của châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

- Dân số tăng nhanh dẫn đến mật độ dân số không đồng đều.

- Hiện nay nhiều nước thuộc châu Á đang thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế việc gia tăng dân số. Do đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm gần đây.

b. Xã hội

- Đa dân tộc, đa tôn giáo

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn

- Phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng

- Thuận lợi: Nền văn hoá đa dạng, là cơ sở để các quốc gia hợp tác, cùng phát triển.

- Khó khăn: Ổn định chính trị, an ninh, xã hội

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

Chủ Đề