Các loại thuế gia công hàng hóa khu chế xuất năm 2024

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số loại hàng hóa nhất định, trường hợp bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?

Khu chế xuất được coi là một “nước ngoài thu nhỏ”, bán hàng vào khu chế xuất chính là xuất khẩu hàng hóa, theo đó, hàng hóa nội địa bán vào khu chế xuất [chỉ sử dụng trong khu chế xuất] sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cụ thể,

Theo khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

[…] Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. […]

Khu chế xuất được xem là một khu phi thuế quan và quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu chế xuất với bên ngoài là quan hệ xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12

Điều 3. Đối tượng không chịu thuế

Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:

1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

[…]

Đồng thời, khoản 6 Điều 3 Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế như sau:

[…]

6. Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: Hàng hóa đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

[…]

Căn cứ vào các quy định nêu trên, hàng hóa từ nội địa bán vào khu chế xuất và chỉ sử dụng trong khu chế xuất không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? [Ảnh minh họa]

Danh sách hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Điều 2 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các loại sau:

Stt

Tên hàng hóa

1

Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm

2

Rượu

3

Bia

4

Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3

6

Tàu bay, du thuyền [loại sử dụng cho mục đích dân dụng]

7

Xăng các loại

8

Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

9

Bài lá

10

Vàng mã, hàng mã, không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học

*** Hàng hóa chịu thuế là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này

[HQ Online] - Đó là thắc mắc của Công ty TNHH Chitwing Precision Tech Việt Nam liên quan đến hoạt động gia công của doanh nghiệp chế xuất cho doanh nghiệp nội địa.

Liên quan đến việc xử lý thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 5589/TCHQ-TXNK ngày 21/8/2020, công văn số 3634/TCHQ-TXNK ngày 19/7/2021.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, khi nhận lại sản phẩm đặt gia công từ doanh nghiệp chế xuất thì doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/ND-CP.

Công chức Cục Hải quan Hà Nam Ninh kiểm tra sau thông quan kho hàng vải nhập khẩu. Hà Nam Ninh. Ảnh Văn Tá

Trị giá tính thuế nhập khẩu là tiền thuê gia công, trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do doanh nghiệp chế xuất cung cấp và các khoản điều chỉnh [nếu có] theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC. Không tính vào trị giá tính thuế trị giá của vật tư, nguyên liệu mà doanh nghiệp nội địa đưa đi gia công tại doanh nghiệp chế xuất.

Ngoài ra, doanh nghiệp nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT theo giá tính thuế GTGT quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT BTC.

Liên quan đến thuế GTGT đối với dịch vụ gia công của doanh nghiệp chế xuất cung cấp cho doanh nghiệp nội địa, Tổng cục Hải quan đề nghị công ty đối chiếu quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 [nay là khoản 6 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ] xác định rõ hoạt động gia công của doanh nghiệp chế xuất có hay không thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam để áp dụng chính sách thuế GTGT theo đúng quy định pháp luật.

Trường hợp hoạt động gia công của doanh nghiệp chế xuất thuộc hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại khoản 7 Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP [nay là khoản 6 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP] thì doanh nghiệp chế xuất hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động gia công nêu trên với thuế suất thuế GTGT 10%.

Tổng cục Hải quan đề nghị công ty nghiên cứu quy định hiện hành và hướng dẫn tại các công văn nêu trên, đối chiếu với thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu để thực hiện đúng quy định.

Liên quan đến vướng mắc về việc sử dụng hóa đơn, Tổng cục Hải quan đề nghị công ty liên hệ cơ quan Thuế để được hướng dẫn thực hiện.

Chủ Đề