Các mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh

Những mẹo nuôi con được biết đến khá nhiều trong việc nuôi con nhỏ tại Việt Nam, các bài thuộc dân gian nuôi con khỏe mạnh được rất nhiều người biết đến và có lịch sử từ khá lâu. Vì là các mẹo dân gian nuôi con nên thường không được chứng minh khoa học. Những mẹo có thể áp dụng từ khí người mẹ mạng thai đến cả những lúc nuôi con nhỏ, đó thật sự là một khoảng thời gian vô cùng lớn mà có thể áp dụng những phương pháp khá hay cũng như thú vị của người dân ta truyền lại.

Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ 22 mẹo dân gian hữu ích cho các bà mẹ có con nhỏ ngay dưới đây nhé.

Những mẹo dân gian hay cho bé

1. Bé bị hăm tã

Bình thường các mẹ đã biết dầu dừa có rất nhiều công dụng trong làm đẹp da. Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các mẹ cách dùng dầu dừa để trị chứng hăm tã ở trẻ.

Mẹ rửa sạch vùng da bị hăm sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch. Trải dưới mông bé một tấm giấy thấm, mẹ rửa sạch tay và đổ 1 ít dầu dừa ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của b khoảng 10-15 phút, hôm sau sẽ thấy bé đỡ hẳn.

Dùng dầu dừa để trị hăm tã cho trẻ nhỏ

2. Bé bị giật mình, khóc đêm

Lấy lá trầu không hơ ấm, ấp vào rốn trẻ rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ để hơi ấm của mẹ truyền sang con, một lát sau con sẽ ngủ yên.

Tuy nhiên đây chỉ là mẹo dân gian được các mẹ truyền lại còn hiệu quả có thể hợp với từng đứa trẻ khác nhau. Nhưng các mẹ cũng nên thử xem sao.

Mẹo với lá trầu không

3. Bé bị sốt

Cho lá nhọ nồi vào cối giã nát, lọc kỹ lất nước cho bé uống, mỗi lần uống 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống. Lấy bã nhọ nồi cho vào khăn sữa để lau người cho bé, chú ý những điểm như nách, bẹn và gan bàn chân. Đây là bài thuốc nam mà rất được các bà mẹ nông thôn ưa dùng.

Lá nhọ nồi giúp trị sốt

4. Bé mọc răng đau

Bình thường bé mọc răng xong rất dễ đau, sốt và khó chịu người. Để giúp bé giảm thiểu tình trạng đau này các mẹ có thể lấy 1 thìa inox cho vào tủ đá vài phút rồi dùng chiếc thìa áp vào chỗ răng đau của trẻ, hơi lạnh sẽ giúp bé giảm đau và dễ chịu hơn.

Giúp bé giảm đau khi mọc răng

5. Bé bị sổ mũi, ho, cảm cúm

Gừng từ lâu vốn là nguyên liệu được sử dụng nhiều để trị đau bụng, ho cảm ở người lớn và trẻ em. Vì trẻ em không thể uống được các thuốc cảm cúm nên các mẹ có thể lấy 1 củ gừng, rửa sạch, giã nát cho vào nồi đun sôi lên rồi pha vào nước tắm của bé, cho bé ngâm 1 lúc nhất là vùng lưng và ngực. Mẹ kiên trì tắm cho bé 1 tuần sẽ khỏi hẳn để tránh phải dùng kháng sinh.

Gừng có nhiều tác dụng trong giải cảm cho bé

6. Bé bị ho đêm

Bé ho đêm nhiều có thể gây rát họng và làm phù nề khiến họng càng dễ tổn thương. Mẹ có thể hấp mật ong với quất hoặc mật ong với lá húng chanh hoặc lá hẹ rồi vắt lấy nước cho trẻ uống ấm, 3-4 lần 1 ngày, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý. Những cây này rất dễ trồng, các mẹ có thể trồng một ít để thuận tiện mỗi khi cần dùng.

Húng chanh giúp bé trị ho đêm

7. Giảm ho cho bé

Với nhưng bé chớm ho mẹ có thể cho bé dùng mật ong, gừng mật ong, chanh đào mật ong [hạn chế dùng kháng sinh] Để cắt cơn ho bạn có thể bôi tinh dầu tràm hoặc tinh dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và massage nhẹ nhàng, sau đó đeo tất chân để giữ ấm cho trẻ.

Giảm ho cho bé bằng mật ong

8. Mẹo chữa đầy hơi cho trẻ

Các bé thường rất dễ đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn. Điều này khiến trẻ khó chịu, dễ quấy khóc. Để giúp con, mẹ nên nhẹ nhàng massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài trong 5 10 phút. Làm đúng kỹ thuật sẽ giúp trẻ đẩy bớt hơi ra ngoài và dễ chịu hơn.

9. Chữa tiêu chảy cho bé

Giã nát gừng, xát vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng bàn tay xoa nóng ấm lưng bé lên. Hoặc dùng gừng tươi xát vào lòng bàn chân, bàn tay bé. Chưa khỏi thì 3-4 giờ sau làm lại lần nữa.

Bên cạnh gừng, các mẹ có thể cho bé uống nước cà rốt nấu hoặc rang gạo để nấu lấy nước cho trẻ. Cả 2 bài thuốc đều có tác dụng cầm tiêu chảy cho bé rất hiệu quả. Hơn nữa, 2 bài thuốc này còn giúp bù nước cho bé. bụng sau khi ăn. Điều này khiến trẻ khó chịu, dễ quấy khóc. Để giúp con, mẹ nên nhẹ nhàng massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài trong 5 10 phút. Làm đúng kỹ thuật sẽ giúp trẻ đẩy bớt hơi ra ngoài và dễ chịu hơn.

10. Mẹo giúp trẻ tiêm phòng không bị sốt

Lấy một ít rau tía tô, rửa sạch rồi cho mẹ ăn, càng nhiều càng tốt. Sau đó cho bé bú sữa. Làm trước ngày đi tiêm nhé. Bé sẽ không bị sốt sau khi tiêm phòng.

Lá tía tô giúp giảm sốt

11. Cách trị cứt trâu cho bé

Là một trong những sản phẩm tự nhiên tốt nhất để chăm sóc trẻ sơ sinh, dầu dừa rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các mảng cứt trâu.

  • Đầu tiên, mẹ nên bôi một ít dầu dừa lên vùng chân tóc có mảng bám và để yên khoảng 3-5 phút.
  • Dùng bàn chải mềm để massage nhẹ trên vùng da bị ảnh hưởng bởi các mảng vảy
  • Gội đầu bé nhẹ nhàng với dầu gội cho trẻ sơ sinh.
  • Xả sạch với nước và thấm khô đầu tóc bé bằng một chiếc khăn mềm.

Tương tự như dầu dừa, mẹ có thể sử dụng dầu hạnh nhân để giảm tình trạng cứt trâu ở bé sơ sinh. Một số loại dầu khác cũng hữu hiệu trong trường hợp này là dầu ô-liu, dầu tràm trà [tea tree oil].

12. Chữa tiêu chảy cho bé

Dùng cà rốt nấu nước cho trẻ uống cũng có tác dụng tốt trong việc cầm tiêu chảy hiệu quả. Hoặc các mẹ cũng có thể rang gạo cho thật vàng sau đó nấu nước cho trẻ uống thay nước cũng rất hiệu nghiệm, vừa giúp bù nước vừa có tác dụng trị tiêu chảy.

Cà rốt hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ

13. Trị tật đái dầm

Hầu hết trẻ sơ sinh đều hay bị đái dầm đêm. Để khắc phục tình trạng này các mẹ có thể tận dụng rau ngót trong vườn để trị tật này ở trẻ.

Các làm: Dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát cho thêm ít nước vào nấu sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.

14. Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

Các mẹ dùng một chiếc khăn bông có thấm chút mật ong đã được pha loáng với ít nước. Sau đó ngoáy nhẹ vào vùng hậu môn trẻ từ 3 5 phút [Nhớ là đưa hết phần bông gòn trên đầu tăm vào thôi nhé, không ngoáy sâu vào trong] trẻ sẽ đi nặng ngay sau đó.

15. Trẻ bị chảy máu cam

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu trẻ bị chảy máu cam lập tức phải ngửa mặt lên trời. Đây là cách xử lý phản khoa học vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gay ngạt. Cách xử lý đúng đo là các mẹ hãy để trẻ cúi đầu và bịt mũi bé lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Nếu là chảy máu cam thông thường thì sẽ sau 10 phút sẽ tự hết.

16. Xử lý khi bé bị bỏng

Ngay lập tức ngâm vùng bị bỏng của trẻ bằng nước lạnh, sau đó tùy mức độ nặng nhẹ của trẻ mà quyết định xem có nên cho trẻ đi bệnh viện không. Tuyệt đối không dùng nước mắm, kem đánh răng thoa nên vết bỏng của bé, vì như vậy có thể sẽ làm vết bỏng nhiễm trùng nặng hơn.

17. Bệnh chân tay miệng Nhiệt miệng Mụn nhọt

10 lá bàng bánh tẻ + 11 nước + 2 thìa muối hạt xay nát, đun sôi nhỏ lửa, lọc lấy nước để tủ lạnh cho bé xúc miệng dần. Thủy đậu, mụn nhọt thì dùng lau khắp người.

Lá bàng trộn với muối có rất nhiều công dụng

18. Trị vết thâm do muỗi đốt

Mật ong nổi tiếng lành tính và có chất kháng khuẩn và làm dịu da. Do đó các mẹ có thể dùng mật ong làm dịu vết muỗi đốt của trẻ sẽ rất hiệu quả. Chỉ cần thoa đều vào vùng da bị muỗi đốt các vết thâm sẽ mờ đi nhanh chóng. Thật là tiện lợi phải không nào.

19. Xử lý các bệnh về da cho trẻ

Viêm da cơ địa, mẩn ngứa, nẻ, sần sùi Ngâm tắm nước muối hàng ngày, không tráng lại. Ngoài ra có thể xoa kỹ dầu dừa 4-6 lần/ ngày vào các chỗ mẩn ngứa, muỗi, côn trùng đốt.

Ngoài ra tùy vào các bệnh lý mà các mẹ có thể dùng lá bọng đắng, lá khế để đun nước tắm cho trẻ hàng ngày. Những cây này rất dễ tìm được trong các khu vườn nhà mình.

20. Mẹo chữa đầy hơi cho trẻ

Massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài trong khoảng 5 10 phút. Cách này vừa giúp trẻ dễ chịu, giảm đau vừa chữa đầy hơi hiệu quả.

21. Chữa tưa lưỡi

Khi lưỡi trẻ bị tưa, mẹ dùng ngón tay út quấn miếng gạt rơ lưỡi, thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ khoang miệng cho bé theo hướng từ trong ra ngoài. Mẹ nhớ phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thực hiện để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Ngoài nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng rau ngót rửa sạch, giã nát, thấm gạt để làm sạch lưỡi cho bé. Mẹ nên áp dụng một trong hai cách này vào buổi sáng và tối trước khi con ngủ. Mỗi ngày 2 3 lần.

Rau ngót giúp chữa tưa lưỡi

22. Chữa rôm sảy

Dưa chuột và cây lô hội đều có tác dụng chữa trị rôm sảy cho bé. Lô hộ có tính kháng viêm, dịu mát. Mẹ lấy lô hội gọt sạch vỏ, đem cắt nhỏ phần thịt để xoa lên vùng da bị rôm sảy sẽ giúp các vết ban nhanh lặn. Với dưa leo, mẹ xay nhuyễn hoặc thái lát để đắp lên vùng da bị đỏ. Dưa leo rất giàu nước và các vitamin giúp cung cấp nước cho các tế bào da, làm mềm da.

Lá lô hội giúp trị rôm sảy

Trên đây là kho mẹo dân gian trị bệnh vặt cho trẻ vừa đảm bảo tính an toàn lại hiệu quả. Hy vọng với một số cách này sẽ giúp các mẹ nhàn hơn trong quá trình chăm con và bảo vệ các bé thật khỏe mạnh nhé!

194 views

Video liên quan

Chủ Đề