Các nhà viết đề thi

Sáng 7/7, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Đề thi yêu cầu thí sinh phân tích vẻ đẹp trữ tình của người con gái trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Thí sinh bay bổng với đề thi 'Sóng' của Xuân Quỳnh Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga (giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh) cho rằng đề thi không gây bất ngờ, có tính thực tiễn và phát huy được tính sáng tạo của thí sinh.

Bài giải môn Ngữ văn do thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga và thạc sĩ Nguyễn Phú Hải, giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, thực hiện.

Các nhà viết đề thi

Giáo viên gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hoàng Hiệp.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng sông ra đời”.

Câu 2. "Món quà cuối cùng" nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả: "Những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới".

Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Dòng chảy của nước có nhiều thay đổi cũng giống như cuộc đời con người có nhiều thăng trầm, biến động.

- Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.

- Gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái biến đổi và cái không thay đổi, giữa cái vĩnh hằng và cái tạm thời.

Câu 4: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó gợi những bài học sau về lẽ sống:

- Sống phải biết cống hiến

- Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp

- Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để trưởng thành.

Phần II: Làm văn

Câu 1: Đề nghị luận xã hội bàn về sự cống hiến

- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của cá nhân/ cá thể cho sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng xã hội. Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống

- Sống cống hiến là điều cần thiết, bởi vì:

+ Giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung, dễ đồng cảm, sẻ chia với người khác. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội

+ Sống cống hiến góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, giúp cho gia đình, xã hội thêm bền vững, tiến bộ, phát triển hơn

- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng, cũng như những người "cống hiến" vì sự háo danh, vụ lợi và toan tính cá nhân

- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động: Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể...

Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Cảm nhận về đoạn thơ

- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.

+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Bình, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".

+ Đoạn trích nằm ở phần giữa của bài thơ, cho thấy những băn khoăn, trăn trở về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ mong da diết khắc khoải của người phụ nữ khi yêu. Đây là một đoạn thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

Phân tích nội dung:

- Khổ đầu đoạn trích: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên". Nhân vật trữ tình "em" suy ngẫm về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.

- Khổ giữa đoạn trích: "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau". Nhân vật trữ tình "em" cắt nghĩa, lý giải cội nguồn của "sóng" cũng như của tình yêu, qua đó cho thấy cội nguồn của tình yêu cũng như sóng mơ hồ, bí ẩn, không thể lý giải bằng lý trí thông thường

- Khổ cuối đoạn trích: "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nhân vật trữ tình "em" bộc lộ nỗi nhớ của mình qua hình thức trực tiếp và gián tiếp

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.

+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong vô thức, tiềm thức (“cả trong mơ còn thức”). Lời thơ còn phảng phất nỗi âu lo, phấp phỏng của người phụ nữ về sự mong manh, dễ đổi thay của tình yêu.

+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (“Ngày đêm không ngủ được”).

+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (“Lòng em nhớ đến anh”)

Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.

Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:

+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại. Người phụ nữ trong thơ vừa đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, thủy chung, vừa táo bạo, mãnh liệt, cháy bỏng, luôn vững tin vào sức mạnh của tình yêu. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh khi viết về một đề tài tình yêu phổ biến, quen thuộc

+ Từ những cung bậc cảm xúc của tình yêu, và cách nhà thơ lý giải về tình yêu, người đọc nhận ra vẻ đẹp nữ tính cũng chính là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, nhạy cảm, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường

Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ có cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là “sóng” và “em”. “Sóng” vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ.

+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...

+ Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ và điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi trăn trở băn khoăn, nỗi nhớ mãnh liệt: “Em nghĩ về biển lớn/ Em nghĩ về anh, em”, “con sóng” (ba lần), “dưới lòng sâu - trên mặt nước”…

+ Ba khổ thơ trên đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt của họ khi yêu, góp phần làm rõ hơn những nét đặc sắc của phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Các nhà viết đề thi
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra công tác thi tại TP.HCM Sáng 7/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm tra công tác tổ chức thi tại điểm trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM).

Hướng dẫn

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

NĂM 2018

Thời gian làm bài thi: 180 phút

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8 điểm):

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu hỏi: “Chúng ta có nên bước qua ranh giới trong cuộc sống?”

Câu 2 (12 điểm):

Bàn về nghề văn, nếu nhà văn Pautốpxki cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là người dẫn đường vào xứ sở cái Đẹp” thì Gô – gôn khẳng định “Có những thời đại nếu không chỉ ra tận cùng toàn bộ cái xấu xa, đê tiện của cuộc sống hiện tại thì ta sẽ không có cách nào để hướng xã hội tới cái Đẹp”.

Giải thích và trình bày ý kiến của anh/ chị về hai nhận định trên.

Người ra đề: Phạm Thị Thu Vân

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

NĂM 2018

Câu 1(8 điểm):

Yêu cầu về kĩ năng:

– Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí được thể hiện qua một câu hỏi. Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm, luận cứ, lập luận xác đáng, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, sắc sảo, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:

Nêu vấn đề nghị luận.

Dựa trên việc giải nghĩa, hiểu đúng và diễn đạt rành mạch về các từ ngữ, hình ảnh: thế nào là “ranh giới”, thế nào là “bước qua ranh giới”? (“Ranh giới” là những lằn vạch hữu hình hoặc vô hình trong cuộc sống ngăn cách các khoảng không gian, phân định các địa phận hoặc các vấn đề khác nhau. “Bước qua ranh giới” thể hiện hành động bức phá khỏi giới hạn ranh giới này để bước sang ranh giới khác, dẫn con người đến những lựa chọn thay đổi.)

Từ đó đặt ra vấn đề suy tư về câu hỏi: “nên bước qua ranh giới” hay “không nên bước qua ranh giới”.

Trình bày suy nghĩ về vấn đề.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các vấn đề cơ bản sau:

– “nên bước qua ranh giới”:

+Trong cuộc sống, có những ranh giới nào nên bước qua? (những khó khăn, những trở ngại, những nghịch cảnh, những thách thức trong cuộc sống, những ý kiến lỗi thời, hủ lậu, thiếu khoa học…)

+ Tại sao chúng ta nên bước qua những ranh giới đó? (thể hiện được bản lĩnh, có sự tự tin, có sự trưởng thành, tạo được những bứt phá, những kì tích, góp công cho đời…)

– “không nên bước qua ranh giới”:

+ Những ranh giới nào không nên bước qua?(đạo đức, luật pháp, truyền thống, văn hóa tốt đẹp…)

+ Tại sao không nên bước qua những ranh giới này? (vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, trở thành kẻ có hại cho đời…)

– Tuy nhiên, trong thực tếcó những ranh giới mà ta không được quyền chọn lựa “nên bước qua” hay “không nên bước qua” hoặc nhiều ranh giới mơ hồ, mong manh, không dễ nhận ra nên cần một cái nhìn sắc bén, một bản lĩnh vững vàng…

Bài học

Rút ra bài học cho bản thân về một thái độ sống đúng đắn.

III. Cách cho điểm:

7 – 8 điểm: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu, nghị luận có sức thuyết phục, diễn đạt xúc cảm, sáng tạo.

5 -6 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu, biết cách triển khai vấn đề, không có sai sót lớn về diễn đạt.

3 – 4 điểm: Hiểu vấn đề, biết cách làm bài nghị luận xã hội, nhưng còn sơ sài về nội dung hoặc mắc nhiều lỗi.

1 -2 điểm: Hiểu vấn đề lơ mơ, diễn đạt yếu.

Câu 2 (12 điểm):

Yêu cầu về kĩ năng:

– Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, xác định đúng yêu cầu đề bài, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục, biết phân tích, cảm thụ tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề, hành văn trong sáng, xúc
cảm, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Giải thích nhận định

giải thích thuật ngữ: Cái đẹp là gì?

– Giải thích nhận định của Pautốpxki: Pautốpxki dùng cách nói hình ảnh để khẳng định hướng về cái đẹp, nhiệm vụ cao cả của người nghệ sĩ là viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp.

– Giải thích nhận định của Gô- gôn: Gô –gôn dùng cách lập luận bác bỏ để nhấn mạnh rằng: hướng về cái đẹp, công việc của nhà văn là viết về cái xấu xa, đê tiện để lên án nó.

Hai tác giả nêu những ngả đường khác nhau để những người cầm bút hoàn thành trách nhiệm nghệ thuật của mình.

Trình bày suy nghĩ về nhận định:

Đặc trưng của văn học là cái Đẹp. Con đường đến với sự yêu thích và trái tim bạn đọc, đánh dấu giá trị của tác phẩm văn học là chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Mọi người nghệ sĩ sáng tác đều thuộc lòng chân lí nghệ thuật này và hướng tác phẩm của mình tới đích giá trị chân – thiện –mĩ.

– Nhưng mỗi người nghệ sĩ lại có nhiều ngả đường để hướng về đích chung ấy, bởi:

+ Hiện thực cuộc sống phong phú, song hành nhiều mảng đối lập. Tùy vào đôi mắt nhìn đời, nhìn người, nhà văn có thể chọn một mảng điển hình trong cuộc sống ấy để tái hiện vào tác phẩm của mình.

+ Nhà văn là cha đẻ của những tác phẩm văn chương, những đứa con tinh thần này là linh hồn, là gương mặt, là đại diện cho tư tưởng, suy nghĩ, con người của nhà văn. Tuy nhiên, mỗi nhà văn lại có những phong cách nghệ thuật riêng, thể hiện cá tính sáng tạo của mỗi người nghệ sĩ. Do đó, văn chương là địa hạt “người nghệ sĩ không được lặp lại người khác, kể cả lặp lại chính mình”

Như vậy, hai nhận định bổ sung những mặt khuyết thiếu cho nhau để từ hai vấn đề tưởng như đối lập, mỗi người nghệ sĩ chân chính trên con đường sáng tạo nghệ thuật hoàn thiện thiên chức của mình.

Chứng minh làm sáng tỏ nhận định.

– Có những nhà văn viết về cái đẹp, ngợi ca cái đẹp để tạo nên giá trị cho tác phẩm (học sinh có thể tìm minh chứng trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, Thạch lam …)

– Có những nhà văn chỉ ra tận cùng bộ mặt của cái xấu, tả chân hiện thực xấu xa của cuộc đời để tạo nên giá trị tác phẩm (học sinh có thể lấy minh chứng trong các sáng tác của Tú Xương, Vũ Trọng Phụng…)

– Và có những nhà văn biết ngợi ca, khơi gợi cái đẹp từ bên trong những cái có bề ngoài xấu xí, khó nhìn…

Đánh giá và mở rộng vấn đề:

– Tác phẩm chân chính là lời khẳng định cho những cống hiến và tấm lòng của nhà văn dành cho văn học và dân tộc nước nhà.

– Nhận thức về vai trò của hoạt động lao động sáng tạo trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng.

III. Cách cho điểm:

10 – 12 điểm: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt giàu chất văn, lập luận rõ,chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc.

7 – 9 điểm: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

4 – 6 điểm: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu. Lập luận và phân tích sơ sài, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.

1 – 3 điểm: Bài viết hiểu chưa rõ vấn đề, chủ yếu thuật kể dẫn chứng. Diễn đạt và kĩ năng viết yếu.

0 điểm: Bài viết lạc đề hoặc không viết bài.

Người soạn đáp án: Phạm Thị Thu Vân

Theo wikisecret.com