Các nuclêôtit của ADN có các thành phần nào giống nhau

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 10 trang 36: Quan sát hình 10.1 em thấy ADN có mấy loại nuclêôtit, là những loại nào? Mỗi nuclêôtit gồm những thành phần nào? Các loại nuclêôtit có điểm nào giống và khác nhau?

Lời giải:

ADN gồm: A, T, G, X.

Một nuclêôtit gồm 3 thành phần:

+ Đường đêoxiribô: C5H10O4.

+ Axit photphoric.

+ Bazơ nitơ: A, T, G, X.

Các nuclêôtit giống nhau ở đường đêôxiribô: C5H10O4; axit photphoric và khác nhau ở các loại bazơ nitơ.

Các đơn phân nuclêôtit khác nhau ở những thành phần nào?

A. Axit.

B. Bazơ nitơ.

C. Đường.

D. Axit, bazơ nitơ, đường.

Lời giải

Các đơn phân nuclêôtit khác nhau về thành phần bazơ nitơ.

Đáp án B

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 10: Axit nuclêic (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 10 trang 36: Quan sát hình 10.1 em thấy ADN có mấy loại nuclêôtit, là những loại nào? Mỗi nuclêôtit gồm những thành phần nào? Các loại nuclêôtit có điểm nào giống và khác nhau?

Lời giải:

ADN gồm: A, T, G, X.

Một nuclêôtit gồm 3 thành phần:

+ Đường đêoxiribô: C5H10O4.

+ Axit photphoric.

+ Bazơ nitơ: A, T, G, X.

Các nuclêôtit giống nhau ở đường đêôxiribô: C5H10O4; axit photphoric và khác nhau ở các loại bazơ nitơ.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 10 trang 37 : Quan sát hình 10.2, cho biết hai mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết gì? Tại sao nguyên tắc liên kết này được gọi là nguyên tắc bổ sung?

Lời giải:

Các nuclêôtit hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrô.

Lời giải:

– Thành phần cấu tạo của một nucleôtit gồm bazơ, axit phôtphoric và đường (đêôxiribôzơ ở ADN và ribôzơ ở ARN).

– Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết hoá trị giữa axit phôtphoric của nuclêôtit này với đường của nuclêôtit tiếp theo (liên kết phôtphođieste).

– Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit (ADN và ARN) là :

+ ADN có đường C5H10O4 và có 4 loại bazơ nitơ là ađênin, timin, xitôzin và guanin.

+ ARN có đường C5H10O5 và có 4 loại bazơ nitơ là ađênin, uraxin, xitôzin và guanin.

Lời giải:

– Cấu trúc phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch pôlinuclêôtit (mỗi mạch do các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphatđieste theo chiều 5′ ⇒ 3′ tạo thành) chạy song song và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Chiều xoắn từ trái sang phải (ngược chiều kim đồng hồ – xoắn phải). Đường kính vòng xoắn là 2nm, chiều cao vòng xoắn là 3,4nm (một chu kì xoắn) gồm 10 cặp nuclêôtit. Chiều dài phân tử có thể tới hàng chục, hàng trăm micrômet.

– Đa số các phân tử ADN được cấu tạo từ hai chuỗi pôlinuclêôtit cấu trúc theo nguyên tắc đa phân (gồm nhiều đơn phân kết hợp với nhau) và nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại ; G liên kết với X bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại).

– Phân tử ADN ở các tế bào nhân sơ thường có cấu trúc dạng mạch vòng, phân tử ADN ở các tế bào nhân thực có cấu trúc dạng mạch thẳng.

Lời giải:

Các loại liên kết trong phân tử ADN:

– Liên kết phôtphođieste: là liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit (axit phôtphoric của một nuclêôtit liên kết với đường của nuclêôtit bên cạnh).

– Liên kết hiđrô: A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđrô.

a) Số nhóm – OH trong đường ribôzơ

b) Bazơ nitơ

c) Đường ribôzơ

d) Phôtphat

Lời giải:

Đơn phân của phân tử ADN khác nhau ở:

a) Số nhóm – OH trong đường ribôzơ

b) Bazơ nitơ

c) Đường ribôzơ

d) Phôtphat

a) Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn, mỗi mạch đơn là một chuỗi………..

b) Mỗi nuclêôtit gồm nhóm phôtphat, đường đêôxiribôzơ và một trong bốn ……….(A, G, T, X).

Lời giải:

a) Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn, mỗi mạch đơn là một chuỗi pôlinuclêôtit.

b) Mỗi nuclêôtit gồm nhóm phôtphat, đường đêôxiribôzơ và một trong bốn bazơ nitơ (A, G, T, X).

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 12 trang 44: 1. Thí nghiệm xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật

Chất hữu cơ cần nhận biết Cách tiến hành thí nghiệm Kết quả và giải thích
1. Tinh bột
2. Lipit
3. Prôtêin

Lời giải:

Chất hữu cơ cần nhận biết Cách tiến hành thí nghiệm Kết quả và giải thích
1. Tinh bột

TN1: Giã 50g củ khoai lang trong cối sứ, hoà với 20ml nước cất, lọc lấy 5ml cho vào ống nghiệm (1). Lấy 5ml hồ tinh bột cho vào ống nghiệm (2). Nhỏ thuốc thử iôt vào 2 ống nghiệm và phần bã trên giấy lọc. Quan sát sự thay đổi màu và giải thích. Nhỏ thêm vài giọt Phêlinh vào 2 ống nghiệm, quan sát sự thay đổi màu và giải thích.

TN2: Đun 10 ml hồ tinh bột

+ 10 giọt HCl trong 15’. Để nguội, trung hoà bằng NaOH. Chia làm hai ống nghiệm: Ống 1 nhỏ 1 vài giọt iod, ống 2 nhỏ Phêlinh. Quan sát sự đổi màu khác nhau.

TN1: Khi nhỏ iốt vào 2 ống đều có màu xanh tím (do iôt làm tinh bột trong khoai có màu xanh tím). Nhỏ phêlinh vào thì dd ống 2 dd không đổi màu (Phêlinh không là thuốc thử tinh bột – không phản ứng).

TN2: Ống 2 có màu đỏ gạch. Do tinh bột bị thuỷ phân thành đường đơn (do axit). Đường đơn khử Cu2+ thành Cu+ trong thuốc thử phêlinh.

2. Lipit

TN1: Nhỏ 1 vài giọt nước đường và vài giọt dầu lên tờ giấy trắng ở 2 vị trí khác nhau. Quan sát hiện tượng và giải thích.

TN2: Lọc dung dịch nghiền đậu phộng từ cối sứ. Cho vào ống nghiệm 2ml dung dịch chiết và 2ml nước.

TN1: Nơi nhỏ nước đường không còn vết (Đường hoà tan trong nước và bay hơi). Nơi nhỏ giọt dầu để lại vết trắng đục (nước bay hơi hết, để lại dầu do dầu không tan trong nước).

TN2: Hình thành nhũ tương màu trắng sữa.

3. Prôtêin Cho vào ống nghiệm dung dịch: lòng trắng trứng, 0,5 ml nước, 0,3 ml NaOH. Nhỏ thêm vài giọt CuSO4. Quan sát hiện tượng. Xuất hiện màu xanh tím sau khi lắc đều (do prôtêin có tính khử nên xảy ra phản ứng và cho màu xanh tím đặc trưng).

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 12 trang 44: 2. Xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế bào

Ống nghiệm + Thuốc thử Hiện tượng xảy ra Nhận xét – kết luận
1. Dịch mẫu + bạc nitrat
2. Dịch mẫu + bari clorua
3. Dịch mẫu + amôn – magiê
4. Dịch mẫu + axit picric
5. Dịch mẫu + amôni ôxalat

Lời giải:

Ống nghiệm + Thuốc thử Hiện tượng xảy ra Nhận xét – kết luận
1. Dịch mẫu + bạc nitrat Kết tủa trắng Có gốc Cl–
2. Dịch mẫu + bari clorua Kết tủa trắng Có gốc SO42-
3. Dịch mẫu + amôn – magiê Kết tủa trắng Có gốc PO42-
4. Dịch mẫu + axit picric Kết tủa vàng Có K+
5. Dịch mẫu + amôni ôxalat Kết tủa trắng Có Ca2+

Trả lời câu hỏi Sinh 10 nâng cao Bài 12 trang 44: Mô tả các bước thí nghiệm và giải thích tại sao phải làm như vậy?

Lời giải:

Các bước tiến hành thí nghiệm:

– Bước 1: Nghiền mẫu vật

– Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào

– Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn

– Bước 4: Tách ADN ra khỏi lớp cồn

Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?

Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây?

ADN là thuật ngữ viết tắt của

Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm

Các loại đơn phân của ADN là:

Các nuclêôtit trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng

Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết

Các nuclêôtit của ADN có các thành phần nào giống nhau

Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do

Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

Ở tế bào động vật, bào quan nào sau đây chứa ADN?