Các thành phần hóa học chung của thực phẩm năm 2024

Thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm hằng ngày bạn tiêu thụ có thể dễ dàng xác định thông qua Bảng thành phần dinh dưỡng. Hiểu và biết cách đọc Bảng thành phần dinh dưỡng giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khẩu phần ăn. Kiến thức về thành phần dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm khác nhau là nền tảng giúp người tiêu dùng đưa ra các quyết định bổ sung hay cần tránh những chất nào nếu có ý định giảm cân hoặc các vấn liên quan đến sức khoẻ khác.

Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam được Viện dinh dưỡng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học, phân tích thành phần thực phẩm trong 20 năm qua bao gồm 15 thành phần dinh dưỡng chính của 501 thực phẩm được chia thành 14 nhóm và các bảng hàm lượng acid amin, acid béo, chất khoáng, vi khoáng trong thực phẩm.

86 chất dinh dưỡng trong 100 gam thực phẩm được phân loại như sau:

  • Các thành phần chính (proximate): nước, protein, lipid, glucid, lactoza, celluloza và tro
  • Đường tổng số và các đường đơn: galactoza, maltoza, lactoza, fructoza, glucoza, sacaroza
  • Các chất khoáng vì vi khoáng: calci, sắt, magie, mangan, phosphor, kali, natri, kẽm, đồng, selen
  • Các vitamin tan trong nước: vitamin C, B1, B2,PP, B3, B6, folat, B9, H, B12
  • Các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K
  • Các carotenoid: lutein, zeaxanthin, beta-cryptoxanthin, lycopene, alpha-caroten, beta- carotene
  • Purin
  • Các isoflavon: tổng số acid béo no và không no, palmitic, margaric, stearic, arachidic, behenic, lignoceric, linolenic, linoleic, arachidonic, EPA, DHA và tổng số acid béo trans.
  • Các acid amin: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanine, threonine, valin, leucine, isoleucine, arginin, histidin, cystin, tyrosin, alanine, acid aspartic, acid glutamic, glycin, prolin, serin.

Nhấn vào thông tin bên dưới để xem và tải thông tin về bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm của chúng tôi

Chất dinh dưỡng là các hợp chất có trong thực phẩm cần thiết cho sự sống và sức khỏe con người, cung cấp cho chúng ta nguồn năng lượng để hoạt động. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ý rằng, các chất dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng trong việc hỗ trợ sinh sản, sức khỏe và khả năng tăng trưởng của một người.

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những hợp chất mà cơ thể không thể tạo ra hoặc không thể tạo ra đủ số lượng cần thiết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những chất dinh dưỡng này phải được bổ sung từ thực phẩm và chúng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật, tăng trưởng và giúp ta có một sức khỏe tốt.

Có 6 chất dinh dưỡng thiết yếu mà mọi người cần tiêu thụ thông qua các nguồn thực phẩm để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất. 6 chất dinh dưỡng thiết yếu đó là vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, nước và carbohydrate.

Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng sự thiếu hụt chúng có thể dẫn đến sức khỏe giảm sút. Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, chúng có thể được chia thành hai loại: Chất dinh dưỡng đa lượng và vi chất dinh dưỡng.

Các chất dinh dưỡng đa lượng được tiêu thụ rất nhiều, chúng bao gồm các thành phần cơ bản trong chế độ ăn uống của bạn: Protein, carbohydrate và chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Vitamin và khoáng chất là vi chất dinh dưỡng, với liều lượng nhỏ sẽ có tác dụng lâu dài. Có 6 nhóm chính của vi chất dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu.

Các thành phần hóa học chung của thực phẩm năm 2024

6 chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm: Vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, nước và carbohydrate.

2. Các chất dinh dưỡng thiết yếu

2.1. Vitamin

Vitamin là chất rất quan trọng để việc phòng bệnh tật. Cơ thể cần những vi chất dinh dưỡng này để hỗ trợ các chức năng của nó. Có 13 loại vitamin thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động bình thường; bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin B6 và vitamin D.

Mỗi loại vitamin đều đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, việc không được cung cấp đủ chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và bệnh tật. Nhiều người không nhận được đủ các loại vitamin thiết yếu. Thị lực, da và xương đều rất cần đến vitamin để có thể hoạt động tốt.

Vitamin có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Chúng cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vai trò của vitamin gồm:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Tăng cường sức khỏe răng và xương.
  • Hỗ trợ hấp thụ canxi.
  • Duy trì làn da khỏe mạnh.
  • Giúp cơ thể chuyển hóa protein và carbs.
  • Hỗ trợ máu khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ não và hệ thần kinh hoạt động.

Các vitamin tan trong chất béo là: Vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.

Các vitamin tan trong nước là: Vitamin B-1 (thiamine), vitamin B-12 (cyanocobalamin), vitamin B-6, vitamin B-2 (riboflavin), vitamin B-5 (axit pantothenic), vitamin B-3 (niacin), vitamin B-9 (folate, axit folic), vitamin B-7 (biotin), vitamin C.

Thông thường, một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và protein nạc có thể cung cấp đủ lượng vitamin một người cần. Tuy nhiên, những người ăn ít trái cây, rau quả và những người bị bệnh tiêu hóa có thể cần bổ sung vitamin để giảm hoặc tránh thiếu hụt.

2.2. Protein

Protein rất cần thiết cho một sức khỏe tốt. Protein tạo nên các khối cấu tạo của các cơ quan, cơ, da và hormone. Cơ thể bạn cần protein để duy trì và sửa chữa các mô.

Các thành phần hóa học chung của thực phẩm năm 2024

Protein là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và vô cùng quan trọng đối với cơ thể.

Protein giúp xây dựng các khối của cơ thể, không chỉ riêng cơ bắp. Mọi tế bào từ xương, da đến tóc đều chứa protein. 16% trọng lượng cơ thể của một người bình thường đáng ngạc nhiên là được cấu tạo từ protein. Protein được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức khỏe và duy trì hoạt động của cơ thể.

Protein được tạo thành từ các axit amin khác nhau. Cơ thể của bạn có thể tạo ra các protein hoàn chỉnh từ các thực phẩm bạn ăn trong ngày. Protein thực hiện nhiều chức năng khác nhau, bao gồm:

  • Đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của cơ, xương, tóc và da.
  • Hình thành các kháng thể, hormone và các chất thiết yếu.
  • Đóng vai trò như một nguồn nhiên liệu cho các tế bào và mô khi cần thiết.

Một người có thể hấp thụ protein thông qua chế độ ăn uống của họ. Các loại thực phẩm sau đây là nguồn cung cấp protein dồi dào: Cá và loại hải sản khác, đậu và các loại đậu, trứng, các sản phẩm từ sữa, đậu nành, quả hạch, một số loại ngũ cốc, bao gồm cả hạt diêm mạch.

Mặc dù thịt và cá có xu hướng chứa hàm lượng protein cao nhất nhưng người ăn chay và không ăn thịt có thể nhận đủ protein từ các sản phẩm thực vật khác nhau. Trong khi thịt, cá và trứng là nguồn cung cấp các axit amin thiết yếu, bạn cũng có thể lấy protein từ các nguồn thực vật như đậu, đậu nành. Lượng protein bạn cần hàng ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ hoạt động và độ tuổi của bạn.

2.3. Carbohydrate

Carbohydrate rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Carb cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương và não, đồng thời, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Carbohydrate nên chiếm từ 45 đến 65% tổng lượng calo hàng ngày của bạn.

Loại carb bạn ăn rất quan trọng. Một số loại carbs lành mạnh hơn những loại khác. Chọn ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau và trái cây giàu chất xơ thay vì ngũ cốc tinh chế và các sản phẩm có thêm đường.

Có hai loại carbohydrate khác nhau: Đơn giản và phức tạp. Mọi người nên hạn chế ăn các loại carbohydrate đơn giản, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống, gạo, bánh, kẹo, nước trái cây,... vì chúng có thể gây béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường,... Bên cạnh đó, cơ thể cần carbohydrate phức tạp để hỗ trợ:

  • Hệ thống miễn dịch.
  • Chức năng não.
  • Hệ thần kinh.
  • Cung cấp năng lượng để cơ thể thực hiện nhiệm vụ.
  • Chức năng tiêu hóa.

2.4. Chất béo

Những người béo thường có sức khỏe không tốt nhưng nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chất béo lành mạnh là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Đúng vậy, chất béo có nhiều calo nhưng những calo đó là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể bạn.

Bổ sung chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn cân bằng lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2, đồng thời, cải thiện chức năng não của bạn. Chúng cũng là chất chống viêm mạnh và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, ung thư và bệnh Alzheimer.

Bạn có thể tìm thấy những chất béo lành mạnh này trong các loại hạt, cá và dầu thực vật (như ô liu, bơ và hạt lanh). Dầu dừa cung cấp chất béo có nguồn gốc thực vật ở dạng triglyceride chuỗi trung bình mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như làm giảm sự thèm ăn.

Các thành phần hóa học chung của thực phẩm năm 2024

Để cơ thể có nguồn năng lượng dồi dào, khỏe manh, bổ sung chất béo lành mạnh là việc không thể thiếu.

Tránh chất béo chuyển hóa và hạn chế ăn chất béo bão hòa từ động vật như bơ, pho mát, thịt đỏ và kem. Mọi người thường nghĩ ăn thực phẩm nhiều chất béo là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể cần một số chất béo nhất định để giúp duy trì sức khỏe tối ưu.

Chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp nó thực hiện một loạt các chức năng. Tuy nhiên, điều cần nhớ là nên tiêu thụ chất béo có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa. Chất béo lành mạnh giúp thực hiện các chức năng sau:

  • Tăng trưởng tế bào.
  • Đông máu.
  • Xây dựng các tế bào mới.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.
  • Chuyển động cơ bắp.
  • Cân bằng lượng đường trong máu.
  • Tăng cường chức năng não.
  • Hấp thụ khoáng chất và vitamin.
  • Sản xuất hormone.
  • Chức năng miễn dịch.

Ta có thể tìm thấy chất béo lành mạnh trong một số loại thực phẩm, bao gồm: Quả hạch; cá, chẳng hạn như cá hồi và cá ngừ; dầu thực vật; dầu dừa; hạt.

2.5. Khoáng chất

Cũng giống như vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ cơ thể. Chúng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm xây dựng bộ xương và răng chắc khỏe, điều chỉnh sự trao đổi chất và duy trì đủ nước. Một số khoáng chất phổ biến nhất là canxi, sắt và kẽm.

Ngoài việc giúp xương chắc khỏe, canxi còn giúp truyền tín hiệu thần kinh, duy trì huyết áp khỏe mạnh, co cơ và thư giãn. Sắt hỗ trợ tạo ra các tế bào hồng cầu và hormone, trong khi kẽm tăng cường hệ thống miễn dịch và chữa lành vết thương.

2.6. Nước

Bạn có thể đi hàng tuần mà không có thức ăn nhưng bạn không thể sống quá vài ngày mà không có nước. Nước vô cùng quan trọng đối với mọi hệ thống trong cơ thể bạn. Nó cũng là thứ tạo nên con người bạn.

Nước cải thiện chức năng não và tâm trạng của bạn. Nó hoạt động như một bộ giảm xóc và một chất bôi trơn trong cơ thể. Nó cũng giúp thải độc tố, mang chất dinh dưỡng đến các tế bào, hydrat hóa cơ thể và ngăn ngừa táo bón.

Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và làm giảm khả năng tập trung cũng như hoạt động thể chất của bạn.

Cách tốt nhất để biết cơ thể bạn có đủ nước hay không là quan sát màu sắc và thể tích nước tiểu của bạn. Nếu bạn đi tiểu không thường xuyên và nước tiểu không trong (có màu vàng đậm thay vì vàng nhạt) thì đó là dấu hiệu bạn cần thêm nước.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.