Các trường hợp thay đổi tư cách cổ đông công ty cổ phần

Theo quy định Luật doanh nghiệp, Công ty Cổ phần phải có tối thiểu 03 người tham gia góp vốn trở lên hay còn gọi là Cổ đông sáng lập. Như vậy khi có sự thay đổi về người sáng lập tham gia góp vốn, Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục thay đổi Cổ đông sáng lập và thông báo đến cơ quan cấp phép trong vòng 10 ngày khi có sự thay đổi nêu trên.

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Thông tư 20/2015/TT-BKH

Các trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập:

I. Thay đổi cổ đông sáng lập do không thực hiện cam kết góp vốn theo đúng quy định tại Điều 112 Luật doanh nghiệp:

1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

3. Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:

a] Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

b] Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

c] Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;

d] Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.

II. Thay đổi cổ đông sáng lập do chuyển nhượng vốn Điều 119 Luật Doanh nghiệp:

Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

Như vậy trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, các cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng vốn cho cổ đông bên ngoài sẽ được cập nhật danh sách cổ đông sáng lập mới trên hệ thống đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn 03 năm này, khi có sự thay đổi về cổ đông sáng lập Phòng Đăng ký kinh doanh vẫn giữ lại danh sách cổ đông cũ. Tuy nhiên cổ đông sáng lập đó khi chuyển nhượng vốn góp xong sẽ được hiển thị với số vốn bằng 0.

III. Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập

  • Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập [mẫu quy định]
  • Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông
  • Danh sách cổ đông sáng lập [mẫu quy định]
  • Hợp đồng chuyển nhượng
  • Giấy chứng nhận góp vốn

IV. Lệ phí và thời gian

Lệ phí:

  • Lệ phí cấp phép: 200.000VNĐ
  • Lệ phí đăng bố cáo: 300.000VNĐ

Thời gian: 03 ngày làm việc

V. Dịch vụ thay đổi cổ đông sáng lập tại Nguyên An Luật

Phí dịch vụ trọn gói: 1.000.000VNĐ [đã bao gồm toàn bộ lệ phí nhà nước]

Thời gian: 03 ngày làm việc

Xem thêm về:

Cổ đông sáng lập là người đứng ra sáng lập góp vốn thành lập lên công ty. Nhưng trong quá trình hoạt động có thể dẫn tới việc thay đổi thông tin của các cổ đông, hoặc có sự thay đổi về số lượng cổ phần… khi đó doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục gì với Sở kế hoạch và đầu tư? Đây là một câu hỏi đặt ra đối với nhiều doanh nghiệp.

Trường hợp nào phải thay đổi thông tin cổ đông sáng lập?

Quy định tại Điều 31 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về các trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:

b] Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;


2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Như vậy đối với các công ty cổ phần chưa niêm yết thì trong vòng 10 ngày kể từ khi thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập doanh nghiệp cần thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh. Cụ thể tại điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập như sau:

Điều 57. Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết1. Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

3. Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 2 Điều này, công ty gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:a] Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;b] Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.

4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Theo quy định cũ trước đây nếu thông tin cổ đông sáng lập bị thay đổi do cổ đông đó chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì công ty chỉ phải gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh, nếu cổ đông đó chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ không còn là cổ đông của công ty và bị xóa tên khỏi danh sách cổ đông [Kể từ ngày 10/10/2018 chỉ thay thổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp không góp vốn hoặc chưa góp đủ]

Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Hồ sơ thay đổi thông tin cổ đông sáng lập

Theo quy định đã nêu trên, trong trường hợp cổ đông sáng lập không thanh toán thì sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty. Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập trong trường hợp chưa thanh toán sẽ bao gồm:– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;

– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục– Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp

Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận 1 cửa Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua mạng [tại Hà Nội nộp hồ sơ qua mạng]


Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc không tính thứ 7, CN và ngày lễ theo quy định pháp luật

Xem thêm: Chuyển nhượng cổ phần

Các câu hỏi về thay đổi cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập thay đổi thông tin giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu có cần thay đổi thông tin?

Không cần, hiện tại chỉ duy nhất trường hợp cổ đông sáng lập không góp vốn mới có thể thay đổi thông tin

Luật không cho phép thay đổi thông tin cổ đông sáng lập nhưng doanh nghiệp vẫn có nhu cầu thay đổi thông tin thì làm như thế nào?

Luật chỉ quy định thay đổi thông tin CĐSL trong trường hợp không góp đủ vốn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể thay đổi thông tin cổ đông sáng lập bằng cách chuyển đổi loại hình thành công ty TNHH sau đó chuyển đổi ngược lại thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc này chỉ là trên lý thuyết, thực tế doanh nghiệp không nên thực hiện vì điều này không có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Ngoài ra, trong trường hợp thay đổi thông tin cổ đông dẫn tới thay đổi vốn điều lệ thì công ty thực hiện đồng thời cả thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty.

Tại sao không thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong các trường hợp khác?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần”. Do vậy, khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần thì sẽ không đủ điều kiện là cổ đông sáng lập theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 do không “sở hữu ít nhất một cổ phần”. Từ ngày 10/10/2018 việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện còn 2 trường hợp: “trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua”. Có thể thấy, theo quy định mới này khi các cổ đông sáng lập đã góp đủ vốn theo quy định thì sẽ được ghi nhận “mãi mãi” trong vòng đời của công ty cổ phần đó kể cả chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế.

Video liên quan

Chủ Đề