Các văn bản đã học ở lớp 8

Những câu hỏi liên quan

Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8.

Lập bảng thống kê văn bản truyện kí việt nam đã học từ đầu lớp 8.

Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở lớp 8 theo các cột: tên văn bản, tên tác giả, tên nước, thế kỉ, thể loại, nội dung chủ yếu, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật.

Chọn học thuộc lòng hai đoạn ở hai văn bản khác nhau, mỗi đoạn khoảng 10 dòng.

Thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông và cho biết những yêu cầu cơ bản của các loại kiểu đó.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 [Ngắn Gọn]
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Sách giải văn 8 bài tổng kết phần văn [tiếp theo] [Cực Ngắn], giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 8, sách giải ngữ văn lớp 8 bài tổng kết phần văn [tiếp theo] sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 8 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 8, giải bài tập sgk văn 8 đạt được điểm tốt:

Câu 7 [trang 148 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2]:

Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8:

stt Tên văn bản, tác giả Thể loại Tên nước, thời gian Nội dung chính Nét nghệ thuật nổi bật
1 Cô bé bán diêm[An-đéc-xen] Truyện ngắn Đan Mạch, Thế kỉ XIX Số phận đáng thương của cô bé bán diêm, phản ánh một xã hội chênh lệch mức sống thời bấy giờ, kêu gọi tình thương của con người Xây dựng các hình ảnh tương phản, nghệ thuật kể chuyện giản dị.
2 Đánh nhau với cối xay gió[trích][Xéc-van-tét] Tiểu thuyết Tây Ban Nha,Thế kỉ XVII Hình ảnh Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô vừa đáng cười vừa đáng thương, hành động khác xa với thực tế Nghệ thuật châm biếm, hài hước; xây dựng một cặp nhân vật tính cách đối lập, bổ sung cho nhau.
3 Chiếc lá cuối cùng[O` Hen-ri] Truyện ngắn Mĩ, Thế kỉ XX Ca ngợi sức mạnh của tình thương và niềm đam mê của con người Nghệ thuật xây dựng tình huống đảo ngược với các tình tiết bất ngờ, hấp dẫn.
4 Hai cây phong[Ai-ma-tốp] Tiểu thuyết Cư-rơ-gư-xtan, Thế kỉ XX Sự gắn bó của con người với hai cây phong từ thơ ấu đã bồi đắp tình yêu quê hương, yêu kính người thầy giáo đã trồng ước mơ, hi vọng. Nghệ thuật miêu tả tinh tế, kết hợp với nhân hoá đã làm cho hai cây phong như có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng.
5 Đi bộ ngao du[Rút-xô] Tiểu thuyết Pháp, Thế kỉ XVIII Cho ta thấy được lợi ích của việc đi bộ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, có sức thuyết phục.
6 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục[Mô-li-e] Kịch Pháp, Thế kỉ XVII Khắc hoạ tính cách ngu dốt, lố lăng của tay trưởng giả học làm sang, gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Ngôn ngữ kịch sinh động, bộc lộ tính cách ngây thơ,hợm mình, tự phụ của ông Giuốc-đanh.

Câu 8 [trang 148 Ngữ Văn lớp 8 Tập 2]:

Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8:

TT Tên văn bản Chủ đề chính Phương thức
1 Thông tin về ngày trái dất năm 2000 Hạn chế sử dụng bao ni lông để bảo vệ môi trường Thuyết minh kết hợp với lập luận.
2 Ôn dịch, thuốc lá Cần loại bỏ “ôn dịch” thuốc lá Thuyết minh kết hợp với lập luận, biểu cảm.
3 Bài toán dân số Tầm quan trọng của việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số hợp lí Lập luận kết hợp với tự sự.

Nghị Luận Xã Hội Lớp 8 – Tổng kết phần văn lớp 8. 1. Lập bảng thống kê các văn bản Văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8:

TT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Giá trị nội dung chủ yếu

1

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Phan Bội Châu Thất ngôn bát cú Đường luật. Phong thái ung dung và khí phách kiên cường của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.

2

Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh Thất ngôn bát cú Đường luật. Khắc hoạ hình tượng người anh hùng cứu nước ngang tàng, khí phách.

3

Muốn làm thằng Cuội Tản Đà Thất ngôn bát cú Đường luật. Thể hiện tâm sự bất hoà của tác giả trước thực tại tầm thường, xấu xa.

4

Hai chữ nước nhà Trần Tuấn Khải Song thất lục bát Thể hiện nổi bật tình cảm mãnh liệt đối với nước nhà.

5

Nhớ rừng Thế Lữ Thơ tự do Thể hiện sự chán ghét thực tại, niềm khao khát tự do, lòng yêu nước thầm kín.

6

Ông đồ Vũ Đình Liên Thơ năm chữ Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

7

Quê hương Giang Nam Thơ tám chữ Khắc hoạ hình ảnh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống của quê hương.

8

Quảng cáo

Khi con tu hú Tố Hữu Thơ lục bát Thể hiện khát khao tự do của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đày.

9

Tức cảnh Pác Bó Hồ Chí Minh Thơ thất ngôn tứ tuyệt Nói lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác.

10

Ngắm trăng [Vọng nguyệt] Hồ Chí Minh Thơ chữ Hán, tứ tuyệt Đường luật Thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác.

11

Đi đường [Tẩu lộ] Hồ Chí Minh Thơ chữ Hán, tứ tuyệt Đường luật Hàm súc, gợi ra tính biểu tượng về đường đời.

12

Chiếu dời đô [Thiên đô chiếu] Lí Công Uẩn Nghị luận trung đại Thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc.

13

Hịch tướng sĩ [Dụ chư tì tướng sĩ hịch văn] Trần Quốc Tuấn Nghị luận trung đại Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta thể hiện qua lòng căm thù giắc và ý chí quyết thắng kẻ thù.

14

Nước Đại Việt ta[trích Bình Ngô đại cáo] Nguyễn Trãi Nghị luận trung đại Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên bố chủ quyền, tuyên ngôn độc lập.

15

Bàn luận về phép học [Luận học pháp] La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Nghị luận trung đại Bài văn nêu rõ mục đích, phương pháp học để trở thành người có ích.

16

Thuế máu [tríchBản án chế độ thực dân Pháp] Nguyễn ái Quốc Chính luận Bài văn vạch trần tội ác của thực dân Pháp bằng giọng văn đanh thép, mỉa mai.

2*. Nêu sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16 và trong các bài 18, 19.

– Cả ba văn bản thơ trong các bài 15, 16 đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ điển hình về tính quy phạm của thơ cổ, với số câu số chữ được hạn định, quy tắc về luật bằng – trắc, phép đối cũng như cách gieo vần rất chặt chẽ.

Các bài 18, 19 có hình thức thể hiện linh hoạt, phóng khoáng hơn. Tuy vậy, nó vẫn có những quy ước về số chữ, cách bắt vần riêng.

– Các bài thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” vì chúng không tuân theo luật lệ gò bó của thơ cũ, đặc biệt là sự thể hiện phóng túng về nội dung cảm xúc.

Video liên quan

Chủ Đề