Các văn bản về môi trường mới trong năm 2023

Xin cho tôi hỏi Văn bản hợp nhất Luật Bảo vệ môi trường mới nhất là văn bản nào? - Ngọc Anh [Quảng Nam]

Đã có Văn bản hợp nhất Luật Bảo vệ môi trường mới nhất [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Đã có Văn bản hợp nhất Luật Bảo vệ môi trường mới nhất

Văn bản hợp nhất Luật Bảo vệ môi trường mới nhất là văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH ngày 29/12/2022, hợp nhất các văn bản sau:

- Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022

- Luật Thanh tra 2022, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023.

2. Một số quy định trong Văn bản hợp nhất Luật Bảo vệ môi trường mới nhất

2.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

Các nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

2.2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

Cá nhân, tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động bảo vệ môi trường:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hàng loạt chính sách mới về tài nguyên môi trường được quy định tại Thông tư 40/2022/TT-BCT, Nghị định 27/2023/NĐ-CP, Thông tư 34/2023/TT-BTC, Thông tư 08/2023/TT-BKHCN, Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 sẽ chính thức có hiệu lực vào Tháng 07 tới đây.

1. Bổ sung chính sách ưu đãi đặc biệt cho hoạt động dầu khí

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Theo đó, Điều 54 Luật Dầu khí 2022 quy định chính sách ưu đãi áp dụng đối với các lô, mỏ dầu khí được thực hiện thông qua hợp đồng dầu khí.

Cụ thể, hợp đồng dầu khí đối với lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt được áp dụng:

  • Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%;
  • Thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô: 5%;

Luật Dầu khí 2022 còn bổ sung thêm nhiều chính sách quan trọng khác như:

- Bổ sung, hoàn thiện các quy định về hợp đồng dầu khí theo hướng thuận lợi, linh hoạt cho nhà đầu tư;

- Bổ sung, hoàn thiện quy định về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán và xử lý chi phí trong hoạt động dầu khí;

- Bổ sung, hoàn thiện các quy định về trình tự phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí bảo đảm tính tương đồng với hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan…

Xem chi tiết: Bổ sung quy định về kế toán, kiểm toán trong hoạt động dầu khí

Chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho hoạt động dầu khí từ 01/7/2023 [Ảnh minh họa]

2. Từ 15/7/2023, tăng một số mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2023/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, trong đó tăng một số mức phí từ ngày 15/7/2023.

Cụ thể, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản [gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản] theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này như sau:

- Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: 7.500 đồng/m3 [tăng 2.500 đồng/m3]

- Đất sét, đất làm gạch, ngói 2.250 đồng/m3 [tăng 750 đồng/m3]

- Các loại cát khác 6.000 đồng/m3 [tăng 2.000 đồng/m3] ...

Một số mức phí bảo vệ môi trường khác trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định tại Nghị định này gồm:

- Dầu thô: 100.000 đồng/tấn;

- Khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3.

Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô [khí đồng hành]: 35 đồng/m3.

3. Phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường từ 15/7/2023

Thông tư 34/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường áp dụng từ ngày 15/7/2023.

Cụ thể mức thu phí thẩm định như sau:

M

K

Dưới 16 thông số [M = 1,0]

Từ 16 đến 30 thông số [M = 1,2]

Từ 31 đến 45 thông số [M = 1,4]

Từ 46 đến 60 thông số [M = 1,6]

Trên 60 thông số [M = 1,8]

Đồng bằng sông Hồng [K = 1,0]

42.000

50.400

58.800

67.200

75.600

Trung du và miền núi phía Bắc [K= 1,1]

46.200

55.440

64.680

73.920

83.160

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung [K = 1,2]

50.400

60.480

70.560

80.640

90.720

Tây Nguyên [K = 1,3]

54.600

65.520

76.440

87.360

98.280

Nam Bộ [K= 1,4]

58.800

70.560

82.080

94.080

105.840

Theo đó:

- Tổ chức thu phí là Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường [trước đây là Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường].

- Tổ chức thu phí phải nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Chính sách mới về tài nguyên môi trường có hiệu lực tháng 7/2023 [Ảnh minh họa]

4. Quy chuẩn về an toàn kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ từ 01/7/2023

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng [LNG] trên bờ được ban hành kèm theo Thông tư 40/2022/TT-BTC, áp dụng từ ngày 01/7/2023.

Theo đó, Quy chuẩn này đưa ra những yêu cầu về kỹ thuật từ khâu bố trí lắp đặt đến vận hành kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ như:

- Lựa chọn địa điểm và bố trí mặt bằng;

- Yêu cầu chung về thiết kế;

- Yêu cầu về hệ thống tồn chứa;

- Đường ống công nghệ, thiết bị công nghệ;

- Hệ thống thu hồi BOG, hệ thống hóa khí….

Cụ thể, về lựa chọn địa điểm để đặt kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng trên bờ, Quy chuẩn nêu rõ, các vấn đề tối thiểu cần khảo sát, đánh giá khi lựa chọn địa điểm xây dựng trong giai đoạn thiết kế kho trên bờ phải bao gồm:

- Khảo sát đất nền bao gồm các khảo sát địa kỹ thuật và nước ngầm;

- Khảo sát/Đánh giá nguy cơ động đất;

- Khảo sát địa hình nhằm đảm bảo độ phân tán và thoát chất lỏng và chất khí khi có sự cố tràn và/hoặc rò rỉ;

- Nghiên cứu xác định các nguồn dòng điện rò [từ các nguồn điện cao thế xung quanh]…

Ngoài ra, theo Quy chuẩn này:

- Các bồn chứa LNG có dung tích lớn hơn 0,5m3 không được phép đặt trong tòa nhà; c

- Các bể chứa chất lỏng dễ cháy không được đặt trong khu vực ngăn tràn;

- Các nguồn nhiệt hoặc nguồn phát tia lửa phải đặt cách khu vực ngăn tràn bồn chứa LNG và khu vực xuất/nhập LNG tối thiểu 15m;…

5. Quy chuẩn chất thải chứa nhân phóng xạ nguồn gốc tự nhiên từ 15/7/2023

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải chứa nhân phóng xạ nguồn gốc tự nhiên được ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BKHCN cũng chính thức được áp dụng từ 15/7/2023.

Theo Quy chuẩn này, việc thu gom và xử lý chất thải NORM dạng rắn phải đảm bảo:

- Chất thải NORM dạng rắn phải được thu gom, phân tách khỏi chất thải không phóng xạ. Việc phân tách chất thải NORM dạng rắn dựa trên đặc tính vật lý, hóa học, phóng xạ và có tính đến phương pháp xử lý và khả năng làm phát sinh chất thải thứ cấp sau khi xử lý.

- Chất thải NORM dạng rắn có thể nén hoặc ép để giảm thể tích nếu xác định là loại chất thải có thể nén, ép được và bảo đảm:

Chủ Đề