Các ví dụ về nhận thức khoa học

V. PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC KHOA HỌC

Là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.

Phương pháp có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Becơn đã coi phương pháp như ngọn đuốc soi đường cho con người trong đêm tối. Lênin nhấn mạnh vai trò của phương pháp: vấn đề không phải chỉ là chân lý mà con đường đi đến chân lý là rất quan trọng, con đường đó (phương pháp) cũng phải có tính chân lý.

b. Phân loại phương pháp: (Dựa trên phạm vi ứng dụng)

  • Phương pháp riêng: áp dụng cho từng môn khoa học.
  • Phương pháp chung: áp dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau (phương pháp quan sát, thí nghiệm, mô hình hóa.v.v..)
  • Phương pháp phổ biến: được áp dụng cho mọi lĩnh vực khoa học và hoạt động thực tiễn. Đó là phương pháp của triết học Mac-Lênin (phương pháp biện chứng).

2. Một số nguyên tắc của phương pháp biện chứng

a. Nguyên tắc tính khách quan của việc xem xét

b. Nguyên tắc toàn diện

c. Nguyên tắc phát triển

d. Nguyên tắc phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập

e. Nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và lôgic

  • Lịch sử: Chỉ quá trình phát triển và vận động của sự vật hiện tượng. Đặc điểm là diễn ra theo một trật tự thời gian với những biểu hiện cụ thể, nhiều vẻ trong đó có cả những cái không bản chất, cái bản chất, cả những bước quanh co của sự phát triển.
  • Lôgic: Có 2 nghĩa:
    • Lôgic khách quan của sự vật chỉ tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật hiện tượng.
    • Lôgic của tư duy chỉ mối liên hệ tất yếu giữa các tư tưởng phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức. Với nghĩa này, lôgic là sự tái tạo dưới dạng hình ảnh tinh thần về khách thể đang vận động và phát triển với những mối liên hệ tất yếu. Lôgic là cái tất yếu trong sự vận động phát triển của những hình ảnh tinh thần phản ánh tiến trình vận động, phát triển của hiện thực, tức là tiến trình lịch sử.
    • Lịch sử là bản thân hiện thực được xem xét trong quá trình vận động phát triển. Lịch sử thường diễn ra qua những bước quanh co khúc khuỷu với tất cả tính phong phú, vẻ đa dạng và những ngẩu nhiên lịch sử của nó. Nhưng lịch sử dù là lịch sử sự vật hay lịch sử nhận thức sự vật bao giờ cũng có tính tất yếu. Do vậy nhận thức phải tái hiện lại lịch sử trong tính tất yếu của nó

Về nguyên tắc, lôgic phải phù hợp với lịch sử, lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy cũng phải bắt đầu từ đó. Nhưng sự phù hợp giữa lôgic và lịch sử không phải là tuyệt đối. Lôgic là lịch sử dưới dạng hình ảnh tinh thần được giải thoát khỏi những ngẩu nhiên.

(Ví dụ: Mác đã giải đáp các vấn đề lịch sử và lôgic bằng cách áp dụng cụ thể phép biện chứng, nhận thức luận biện chứng trong việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác và Ănghen chỉ rõ những phạm trù đơn giản nhất phản ánh những quan hệ kinh tế đơn giản nhất đã tồn tại trong lịch sử trước những quan hệ phức tạp [Phương thức sản xuất TBCN phát sinh từ nền sản xuất hàng hóa giản đơn] Đó là trường hợp của tiền tệ: từ hàng hóa - sản xuất và lưu thông hàng hóa giản đơn. Hàng hóa không những là điểm xuất phát của lịch sử mà còn là điểm xuất phát của lôgic nữa.Từ tiền tệ Mác chuyển sang tư bản, bứơc quá độ logic ấy là bước qua đùộ lịch sử. Từ giá trị thặng dư -> giá trị thặng dư tương đối. Có nghĩa là bước đi logic của tư tưởng trong tác phẩm tư bản như vậy là phù hợp với sự phát triển lịch sử của các quan hệ kinh tế mà Mác đã nghiên cứu. Tuy nhiên không phải lúc nào Mác cũng luôn theo đúng hệt con đường phát triển lịch sử: Ví dụ: Thường ngày ta tưởng rằng nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN bắt đầu từ việc giải thích cái bí quyết tích lũy nguyên thủy TBCN, là hợp lý rồi sau đó hãy chuyển sang phân tích bản thân tư bản thế mà Mác chỉ làm sáng tỏ vấn đề này ở cuối quyển 1, nghĩa là sau khi vạch rõ phương thức sản xuất tư bản nhất định đi đến diệt vong. Mác đã đi “chệch” như vậy đối với con đường cơ bản phát triển lịch sử bởi vì phương pháp lôgic không phải là phản ánh đơn thuần của lịch sử mà như Ănghen nói là phản ảnh “được uốn nắn”, nhưng uốn nắn phù hợp với những quy luật của bản thân hiện thực lịch sử. Việc dựng lại quá trình lịch sử trong tư tưởng sẽ mất hết hiệu lực nếu nó không được xây dựng trên sự hiểu biết các quy luật thúc đẩy quá trình lịch sử. Người ta sẽ hiểu dễ dàng cái bí quyết của sự tích lũy nguyên thủy nếu người ta đã vạch được bản chất của phương thức sản xuất tư bản, nhưng nếu bản chất này chưa đựơc biết thì việc trình bày tiền sử của CNTB sẽ lại chỉ là sự ghi chép hời hợt các sự kiện đã xảy ra trong thời kỳ ấy. Những sự kiện này đối với chúng ta sẽ xuất hiện như một sự chồng chất lủng củng thiếu tất cả các logic nội tại của nó. Đứng trên quan điểm này, ta sẽ hiểu tại sao Mác đã không đi theo trình tự lịch sử của các sự kiện và đã bắt đầu bằng cách vạch rõ bản chất của phương thức sản xuất tư bản để rồi sau đó mới làm sáng tỏ cái bí mậët về tích lũy nguyên thủy tư bản. Như Mác đã vạch rõ, bản chất của tư bản là sự bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân không có những tư liệu sx. Bởi vậy, tư bản muốn phát sinh và tồn tại được còn phải có cả một thời kỳ lịch sử trong đó đã xảy ra quá trình tước bỏ quyền sở hữu của người sản xuất trực tiếp và quá trình tách những người sản xuất khỏi quyền sở hữu. Chính đấy là bản chất, là quy luật tích lũy tư bản nguyên thủy).

f. Nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể

  • Cái cụ thể: Là sự tổng hợp của nhiều tính quy định. Cái cụ thể bao gồm cái cụ thể của hiện thực và cái cụ thể của tư duy.
  • Cái trừu tượng: Là một trong những yếu tố, mắc khâu của quá trình nhận thức. Trừu tượng hóa là phản ánh trong tư duy một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của cái cụ thể hiện thực.
  • Quá trình vận động của nhận thức là sự thống nhất của hai chiều hướng đối lập: Từ cụ thể đến trừu tượng rồi từ trừu tượng đến cụ thể.
  • Chiều hướng 1: Nhận thức xuất phát từ những tài liệu cảm tính rồi đi đến những định nghĩa trừu tượng về từng mặt, từng thuộc tính của sự vật.
  • Chiều hướng 2: Nhận thức phải từ những định nghĩa trừu tượng đã đạt được dẫn đến nhận thức cái cụ thể. Nhưng đây là cái cụ thể với tư cách là kết quả của tư duy, chứ không phải với tư cách điểm xuất phát trong hiện thực.

g. Nguyên tắc thống nhất giữa phân tích và tổng hợp

  • Phân tích: là phương pháp phân chia cái toàn thể hoặc hiện tượng phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn. Nhưng không phải phân tích là mục đích cuối cùng của sự nghiên cứu khoa học, phân tích phải nhằm tái hiện ra cái toàn thể, phải nhận thức được cơ cấu bên trong của nó, tính chất, chức năng và quy luật phát triển của nó. Muốn đạt mục đích đó phương pháp phân tích phải đi đôi với tổng hợp.
  • Tổng hợp: là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các mặt, các yếu tố đã được phân tích, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằm nhận thức cái toàn thể trong tính muôn vẻ của nó.
  • Mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp:
    • Không phân tích để nghiên cứu cái bộ phận thì không thể hiểu cái toàn bộ. Ngược lại, không tổng hợp để nghiên cứu cái toàn bộ thì không thể hiểu cái bộ phận trong cái toàn bộ như thế nào.
    • Phân tích và tổng hợp không phải là 2 phương pháp nghiên cứu đối lập nhau, mà là hai phương pháp khác nhau luôn luôn liên hệ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau. Mỗi một trong hai phương pháp ấy cần được sử dụng đúng chỗ, kịp thời để giải quyết một nhiệm vụ nhất định. Đến một giai đoạn này hay giai đoạn khác của nhận thức, phân tích hay tổng hợp sẽ được đưa lên hàng đầu, nhưng hai phương pháp ấy luôn ảnh hưởng qua lại lẫn nhau một cách chặt chẽ: Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp, tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu hơn vào bản chất của hiện tượng.

h. Nguyên tắc thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch

  • Quy nạp: Là phương pháp đi từ sự nhận thức những sự vật riêng lẻ, từ những kinh nghiệm đến sự tổng kết, đến những nguyên lí chung (tức là phương pháp đi từ những tri thức về cái riêng đến những tri thức về cái chung; từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn).
  • Diễn dịch: Là phương pháp đi từ những tri thức kết luận chung đến tri thức về những cái riêng, từ tri thức chung đến tri thức kém chung hơn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang