Cách bác sĩ lấy xương cá

Bác sĩ phẫu thuật gắp dị vật xương cá cho trẻ

Các bác sĩ Tai – Mũi – Họng phối hợp với các bác sỹ Ngoại khoa, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật cho một trường hợp bệnh nhi 6 tuổi bị hóc dị vật xương cá đâm xuyên qua cơ ức đòn chũm và tuyến giáp.

Theo thông tin từ gia đình, 4 ngày trước khi nhập viện, trẻ bị hóc xương cá trong khi ăn tối. Sau khi được gây nôn và làm các biện pháp tại nhà, trẻ cảm thấy đỡ đau, ngày hôm sau trẻ ăn uống bình thường nên gia đình chủ quan nghĩ cháu đã khỏi. Tuy nhiên, đến tối trước ngày vào viện trẻ tự nhiên thấy đau và không quay được cổ nên được gia đình đưa đến viện khám.

Tại Khoa Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt, các bác sĩ khám thấy cổ phải của trẻ sưng nề nhẹ, nắn đau, quay cổ hạn chế. Điều đặc biệt là khi tiến hành nội soi họng cho trẻ, các bác sĩ không phát hiện dấu hiệu nào bất thường. Chỉ khi siêu âm vùng cổ và chụp CT-Scanner mới phát hiện hình ảnh dị vật dạng xương cá dài khoảng 2,8cm đâm xuyên qua cơ ức đòn chũm và tuyến giáp. Dị vật nằm ngay sát phía trên bó mạch cảnh [mạch máu lớn cung cấp máu cho não bộ], cách bó mạch cảnh chỉ khoảng 0.5cm.

Sau khi được dùng kháng sinh 3 ngày, chiều ngày 20/8/2021, trẻ được phẫu thuật qua đường rạch ở cổ để tìm dị vật. Các bác sĩ đã lấy ra được chiếc xương cá dài khoảng 3cm. Sau phẫu thuật, hiện tại sức khỏe bệnh nhi hoàn toàn ổn định và được cho xuất viện vào chiều nay 23/8/2021.

Dị vật xương cá dài khoảng 3cm sau khi được lấy ra khỏi cổ bé trai

BS.Đỗ Duy Thanh – Khoa Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết: Hóc dị vật sắc nhọn như xương cá là trường hợp khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi nuốt phải xương cá, do hoạt động của nhu động ruột, xương cá có thể di chuyển khắp hệ tiêu hóa, từ khoang miệng – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già và thậm chí có thể tự ra ngoài theo đường phân. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển đó, phụ thuộc vào kích thước dị vật to hay nhỏ mà xương cá có thể mắc lại và cắm vào bất kỳ vị trí nào trong hệ tiêu hóa.

Nếu dị vật đâm vào thực quản, có thể gây abscess thực quản – một biến chứng rất nặng nề có thể gây thủng thực quản, thủng các mạch máu lớn, viêm trung thất, áp xe trung thất. Trong trường hợp này, bệnh nhi rất may mắn do xương cá chỉ di chuyển trong vùng cổ mà không đâm vào động mạch cảnh [chỉ cách động mạch cảnh 0.5cm]. Bởi nếu xương đâm vào hệ thống mạch cảnh này có thể khiến nạn nhân tử vong trong tích tắc!

Hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp “tự chữa” hóc dị vật xương cá tại nhà bằng các phương pháp dân gian như: ăn miếng cơm to, ăn chanh, gõ đầu,… Các chuyên gia cho rằng việc làm này là hoàn toàn vô nghĩa. Khi nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các tình huống đáng tiếc.

Video hướng dẫn xử trí khi hóc di vật:

“Trước hôm vào viện 3 ngày lúc đang ăn thì tôi phát hiện mình bị hóc xương cá. Một phần do đang mùa dịch Covid-19 khiến tôi ngại đi khám và lại được người thân chỉ cách chữa dân gian nên tôi đã thử. Tuy nhiên dùng bao nhiêu phương pháp vẫn không loại bỏ được xương. Nuốt đau và mệt mỏi ngày càng tăng lên. Sau 2 ngày, tôi đi khám tại cơ sở y tế tuyến huyện thì phát hiện mình bị hóc xương ở thực quản, tuy đã tiến hành lấy dị vật nhưng không thành công. Nên tôi xin được chuyển tới Bệnh viện Quốc tế Vinh” - chị V.T.H [57 tuổi, Đô Lương] chia sẻ.

Khi tới Bệnh viện, người bệnh đã xuất hiện sốt 38 độ C, đau cổ ngực, nuốt đau nhiều nhưng không khó thở. Bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi - Họng đã kịp thời thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: Chụp X-quang, nội soi, siêu âm và làm xét nghiệm máu. Rất nhanh sau đó, kết quả cận lâm sàng cho thấy dị vật cản quang dạng xương có kích thước 17 x 4 mm đâm xuyên thành thực quản bên trái, đoạn cổ ngang mức đốt sống C6 – C7, đồng thời có tình trạng nhiễm trùng [WBC: 13,49 x10^9/l , CRP: 47,14mg/l].

Ngay lập tức Bác sĩ đã chẩn đoán chị H. có dị vật thực quản đoạn cổ ngày thứ 3 xuyên thành thực quản gây apxe nhỏ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu nội soi thực quản gắp dị vật.

Người bệnh đã được gây mê và nội soi, gắp dị vật là mảnh xương cá có 1 đầu nhọn đã đâm xuyên qua thành thực quản kích thước 17 x 33 mm. Người bệnh được đặt sonde dạ dày nuôi ăn và dùng kháng sinh phối hợp liều cao.

Sau 3 ngày điều trị người bệnh không sốt, không khó thở. Kết quả chụp Cắt lớp vi tính và siêu âm kiểm tra cho thấy kích thước ổ apxe thực quản đoạn cổ 5 x 5 mm. Sau hội chẩn liên khoa, các Bác sĩ quyết định tiếp tục điều trị nội khoa tích cực và theo dõi sát tình trạng của chị H.

Đến ngày thứ 5, siêu âm lại thấy khối Apxe đã giảm kích thước, chỉ còn ổ tụ dịch nhỏ 2 x 2,5 mm.

Sau 10 ngày điều trị người bệnh ổn định được xuất viện.

Bác sĩ CKI. Hoàng Đức Huy - Trưởng khoa Liên chuyên khoa cho biết, trung thất của chúng ta  là một khoang ảo có tổ chức lỏng lẻo nhưng chứa các tạng rất quan trọng như tim, phổi và các mạch máu lớn,… Mà thực quản rất mỏng nên khi bị thủng dễ bị nhiễm khuẩn, tạo ổ mủ lan rộng ra xung quanh gây các biến chứng nặng [viêm tấy quanh thực quản, viêm trung thất, viêm mủ màng phổi, thủng các mạch máu lớn,…] rất nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy mà mọi người nên lưu ý:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn chậm nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói chuyện đặc biệt chú ý với trẻ em, người già hoặc những người mang răng giả.

  • Khi bị mắc dị vật: Là một cấp cứu ngoại khoa. Nên khi nghi ngờ, người bệnh cần đế các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời. Tránh để lâu [tốt nhất trong 6 giờ đầu] có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.

Những nguy hiểm khôn lường khi bị hóc xương cá

Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể sẽ tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Tuy nhiên, nhiều người bị rơi vào tình trạng xương cá không được tiêu hóa, nên sẽ bị đau trong lần đi đại tiện do xương cá mắc ở phân. Còn nếu xương cá mắc kẹt trong dạ dày thì bạn cần phải đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

Thời gian vừa qua, các bác sĩ [BS] Phòng Nội Soi của Bệnh viên Đa khoa Tâm Trí Nha Trang liên tiếp xử trí cấp cứu những trường hợp bệnh nhân ăn cá nuốt xương hoặc bị hóc xương bò gây biến chứng thủng đường tiêu hóa phải phẫu thuật. 

Cụ thể tối ngày 06/06 , Bệnh nhân N.V.T 30 tuổi đang sinh sống tại phường Vĩnh Trường, sau bữa ăn tối anh cảm thấy đau bụng, quặn từng cơn. Đến sáng hôm sau khi đi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang, bệnh nhân đã được bác sĩ chỉ định làm nội soi thì tình cờ phát hiện mẩu xương cá dài khoảng 2,5 cm, đang cắm chặt vào hang vị dạ dày. Đây chính là nguyên nhân gây đau bụng của bệnh nhân. các bác sĩ nội soi đã tiến hành đưa dụng cụ luồn vào ống nội soi và cẩn thận gắp xương cá ra ngoài một cách rất an toàn.

Sử dụng phương pháp nội soi để gắp xương cá tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Nha Trang

Sau khi được bác sĩ gắp thành công xương cá, bệnh nhân đã không còn đau nữa và việc ăn uống trở lại bình thường.

Rất may là bệnh nhân đã đến bệnh viện điều trị và gắp xương cá ra kịp thời vì nếu đến muộn thì sẽ dễ dẫn đến viêm, loét, thậm chí thủng dạ dày gây viêm màng bụng, viêm phúc mạc phải phẩu thuật cấp cứu.

Những điều không nên làm khi bị mắc xương

- Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương, hành động này rất nguy hiểm vì khả năng lớn là bạn không thể lấy xương ra được mà vô tình còn khiến xương bị đẩy vào sâu hơn nữa.Không chỉ thế, hành động này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.

- Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Bởi vì, cách làm này rất nguy hiểm khi gặp những mẩu xương lớn có thể đâm thủng mạch máu.

- Tuyệt đối không được khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản.

Lưu ý : Khi bị hóc xương cá, mà bệnh nhân cảm thấy đau, áp dụng mọi cách nhưng không thể đẩy miếng xương ra ngoài được, không thể nuốt nước bọt hay ăn uống, sốt cao, quan sát bên ngoài cổ thì thấy sưng, khi sờ nhẹ cũng thấy đau. Lúc này bạn cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để gặp chuyên gia, từ đó được nội soi, chụp X-quang và tiến hành gắp xương cá kịp thời. 

Nếu đó là "xương nhỏ" và vị trí bị hóc "nằm ở cổ họng", bạn có thể dùng những mẹo sau để xử lý ở nhà

Nhét tỏi vào lỗ mũi:

- Cách làm này được xem là cách làm đơn giản và được nhiều người áp dụng. Bởi loại gia vị này luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gian.

- Do đó, khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.

- Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải nếu như bị hóc xương bên trái.

Ngậm và nuốt vỏ cam:

- Với cách này thì vỏ cam có vai trò là hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc thì xương cá sẽ tự tan ra.

Dùng một viên vitamin C:

- Vitamin C cũng có tác dụng giống như vỏ cam. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn có thể ngậm vitamin C.

- Sau vài phút là xương cá sẽ tự động phân hủy. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.

Video liên quan

Chủ Đề