Cách bấm huyệt chữa tim đập nhanh

Bệnh ngoại tâm thu khó chữa dứt điểm bằng Tây y nhưng kết hợp thêm Đông y lại vô cùng hiệu quả. Hiểu được lợi ích đó, chúng tôi đã mời đến chương trình BS. Trần Quang Đạt - Bác sỹ chuyên khoa II, Nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội. Bác sỹ với 45 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn biết cách chữa trị ngoại tâm thu bằng đông y qua bài viết dưới đây.

 

Bs Đạt tư vấn về cách điều trị ngoại tâm thu bằng Đông y

Kiểm soát ngoại tâm thu tốt hơn nhờ Đông Tây y kết hợp

Thông thường, tim chúng ta đập 60-100 lần/phút. Thế nhưng tim đập được vài nhịp rồi nghỉ một quãng rồi đập tiếp, người ta gọi đó là nhịp ngoại tâm thu. Trong điều trị ngoại tâm thu thì tây y khó chữa khỏi vĩnh viễn, suốt đời không hết được nhưng kết hợp với y học cổ truyền thì có thể cải thiện.

Các phương pháp chữa ngoại tâm thu bằng  Đông y

Bấm huyệt để ổn định nhịp tim

Chúng ta có thể tự day bấm các huyệt có tác dụng tốt cho nhịp tim, ví dụ như huyệt Đản trung. Huyệt Đản trung [hay còn gọi là Chiên trung] nằm ở giữa hai cái núm vú.

Chúng ta dùng ngón tay cái, có thể ấn qua áo, ray bấm mỗi khi tức ngực khó thở, mỗi khi chúng ta thấy khó chịu, mệt mỏi vì rối loạn nhịp tim. Đây là huyệt chính theo Đông y, gọi là huyệt hội của nguyên khí cơ thể, tác động thật sâu vào cái vùng này và tự xoa bóp ở hai bên lồng ngực sẽ ổn định được ngoại tâm thu.

 

Vị trí huyệt Đản trung

Huyệt thứ 2 chúng ta có thể tác động được là huyệt Trung phủ để giảm khó thở. Khó thở do tim, khó thở do phổi, hay do hen phế quản đều giảm được. Bạn có thể dùng tay ấn vào vị trí ở giữa xương quai xanh đo xuống một thốn ~ 3,72cm.

 

Vị trí huyệt Trung phủ

Ngoài 2 huyệt này ra thì chúng ta có thể tác động vào huyệt Hợp cốc ở trên tay. Cách lấy huyệt hợp cốc: kẻ đôi đường phân giác góc tạo bởi ngón 1 và ngón 2, lấy 1 nửa huyệt hơi chếch về phía ngón tay trỏ và chúng ta ray vào đấy, ray và bấm tác động vào huyệt này. Huyệt Hợp cốc rất tốt và là 1 trong những huyệt cấp cứu hay sử dụng nhất, chữa sốt cao co giật, chữa choáng ngất...

 

Ấn huyệt Hợp cốc trên bàn tay giúp giảm nhịp tim

Bấm 3 huyệt Hợp cốc, Trung phủ, Đản trung và nếu mà chưa thấy ổn định nhịp tim thì chúng ta tác động tới Nhân trung.

 

Vị trí huyệt Nhân Trung

Một huyệt nữa mà có tác dụng tốt cho tim mạch đó là Huyệt Cưu vĩ ở dưới xương ức của chúng ta. Đây cũng là 1 trong cách cách bấm huyệt, chữa ngoại tâm thu bằng Đông y hiệu quả.

 

Huyệt Cưu vĩ

Nếu như chúng ta dùng 2 ngón tay, 1 tay ở Cưu vĩ, 1 tay ở Đản trung. Hoặc ấn cùng lúc 3 huyệt: Cưu vĩ, Đản trung và Trung phủ sẽ cải thiện được ở tình trạng tức ngực khó thở, đau vùng trước tim.

Phương pháp phất thủ liễu pháp hay bài tập vẩy tay

Chúng ta chỉ cần ở tư thế đứng hai chân bằng vai, hai tay về phía trước, tay hơi dún phía trước rồi đưa tay nên phía trên rồi đưa tay xuống phía trước và lặp lại và đưa ngang vai và làm đi làm lại như thế này. Làm từ 300 đến 500 cho đến 1.000 lần hàng ngày sẽ chữa được rất nhiều các bệnh, trong đó có bệnh tim mạch. Bác sỹ Đạt sẽ mô tả chi tiết cách bấm huyệt và phất thủ liễu pháp trong video này:

Bác sỹ hướng dẫn cách giảm bệnh ngoại tâm thu bằng bấm huyệt hiệu quả

Khổ sâm - Vị thuốc quý từ Đông y giúp giảm nhịp tim hữu hiệu

Ngoài bấm huyệt thì sử dụng các thảo dược Đông y sẽ giúp điều trị ngoại tâm thu tốt hơn. Đối với 1 số bệnh khó chữa dứt điểm bằng Tây y, ví dụ như ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh thực vật ... thì sử dụng Khổ sâm sẽ giúp nhịp tim ổn định hơn. Các triệu chứng do ngoại tâm thu gây ra như hụt hẫng, đánh trống ngực, mệt mỏi cũng sẽ giảm bớt.

Ngoài ra, lối sống của người bệnh cũng cần phải quan tâm, bởi hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu là “tội đồ” gây ra các bệnh lý về tim mạch, cho nên chúng ta phải cải thiện lối sống. Từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe, tập thể dục hàng ngày bằng cách nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe.

Cảm ơn bác sỹ BS. Trần Quang Đạt - Bác sỹ chuyên khoa II, Nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội đã nhận lời tham gia phỏng vấn và giải đáp cụ thể cho người bệnh được các phương pháp điều trị ngoại tâm thu bằng Đông y, bấm huyệt hiệu quả mà ai cũng có thể tự thực hiện được để ổn định nhịp tim.

Có thể bạn quan tâm:

- Tại sao không đốt điện tim điều trị ngoại tâm thu mà nên dùng thuốc trước?

- Ngoại tâm thu dùng sản phẩm gì tốt nhất?

Nguồn: Chương trình Tư vấn bệnh Tim mạch với chủ đề “Vai trò của Đông y trong hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim”

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

BTV Lan Anh

Day huyệt ấn đường, thái dương, vuốt trán, day bấm huyệt phong trì, khúc trì, nội quan... là những cách bấm huyệt chữa huyết áp cao tại nhà hiệu quả cao. Thế nhưng không phải ai cũng biết vị trí và cách tác động vào các huyệt này đúng. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho bạn cách bấm huyệt chữa cao huyết áp chuẩn nhất.

Tại sao bấm huyệt giúp hạ huyết áp?

Theo quan niệm của y học cổ truyền, tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng [chóng mặt, hoa mắt], đầu thống [nhức đầu], thất miên [mất ngủ]... do các tạng can, thận, tỳ bị mất điều hòa gây ra. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp, thần kinh, hay gặp ở những người tạng béo, cholesterol máu cao và thường xuyên căng thẳng.

Việc thực hiện một số biện pháp xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp người bệnh thư thái được tinh thần, tăng cường chứng năng các cơ quan trong cơ thể, đả thông kinh lạc, tăng cường máu nuôi dưỡng lên não, hỗ trợ chữa trị chứng huyễn vựng. Vì thế cũng giúp người bệnh hạ và ổn định huyết áp tốt hơn.

Để hạ huyết áp, người bệnh có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt

10 cách bấm huyệt chữa huyết áp cao hiệu quả

Sau đây là một số điểm huyệt cơ bản sử dụng châm cứu, bấm huyệt, ngày một hoặc vài lần rất hiệu quả:

Day huyệt ấn đường

Dùng ngón tay trỏ hoặc giữa bấm day huyệt ấn đường khoảng 30 lần.

Vuốt trán

 Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ vuốt từ giữa trán sang hai bên cuối huyệt thái dương khoảng 30 lần.

Chải tóc

5 ngón tay hơi mở, ấp vào tóc phía trước rồi chải dần về phía sau gáy, làm khoảng 30 lần.

Day huyệt thái dương

Dùng hai ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt thái dương khoảng 50 lần. Khi day, đặt phần mềm của ngón vào đúng huyệt day đi day lại. Lưu ý nên cắt móng tay tránh cọ xát quá mạnh làm tổn thương da.

Day vuốt về phía sau thái dương: Dùng hai ngón tay cái đặt vào huyệt thái dương sau đó vuốt về phía sau khoảng 30 lần.

Day bấm huyệt khúc trì

Dùng ngón tay cái day bấm huyệt khúc trì hai bên tay phải và trái mỗi bên 30 lần.

Vỗ huyệt bách hội

Ngồi thẳng người, mắt nhìn thẳng, hàm răng ngậm lại, sau đó dùng lòng bàn tay vỗ thành nhịp xung quanh huyệt bách hội, vỗ nhẹ 3 – 5 lần, sau đó vỗ mạnh hơn một chút từ 3 – 5 lần. Huyệt này giúp cải thiện được các triệu chứng hoa mắt, hồi hộp, đau đầu của cao huyết áp hiệu quả.

Day bấm huyệt phong trì

Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì, day khoảng 15 lần. Huyệt phong trì có tác dụng giúp làm giảm được huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, khi thực hiện bấm huyệt này cũng giúp chữa đau vai gáy, đau lưng, cổ, đầu và những cơn đau liên quan đến cột sống.

Day bấm huyệt nội quan

Dùng ngón tay cái day bấm huyệt nội quan, hai bên phải và trái mỗi bên 30 lần. Huyệt nội quan giúp điều hòa được nhịp tim, tuần hoàn máu, giảm đau ngực và hạ huyết áp.

Xoa bụng

Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút. Thực hiện hàng ngày giúp phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả.

Xoa huyệt dũng tuyền

Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, xoa nhanh dần cho đến khi lòng bàn chân nóng lên thì thôi, làm tương tự với chân trái.

Tên huyệt

Vị trí trên cơ thể

Ấn đường

Giữa hai đầu lông mày

Thái dương

Chỗ lõm, giao điểm của đuôi mắt với khóe ngoài mắt

Bách hội

Giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và đường nối 2 đỉnh của vành tai

Phong trì

Tại bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai

Khúc trì

Gập cánh tay vào, huyệt nằm ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay

Nội quan

Lằn ngang cổ tay đo lên 2 tấc, giữa gân cơ dài bàn tay và gân cơ gấp cổ tay mé xương quay.

Dũng tuyền

Chỗ lõm trước gan bàn chân 1 tấc, hiện ra khi co xương bàn chân [chỗ nối tiếp 1/3 trước và 2/3 sau gan bàn chân, không tính ngón]

Lưu ý khi bấm huyệt hạ huyết áp

Người bệnh khi thực hiện bấm huyệt chữa huyết áp cao cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình thực hiện:

  • Hiệu quả khi thực hiện bấm huyệt chữa huyết áp cao không phải là tuyệt đối, chỉ nên sử dụng khi bệnh ở mức độ nhẹ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà.
  • Bấm huyệt, xoa bóp có thể giúp hạ huyết áp nhanh chóng nhưng không có hiệu quả duy trì lâu dài.
  • Khi thực hiện bấm huyệt không nên ăn quá no hoặc quá đói, không để cơ thể mệt mỏi, tâm lý không ổn định.
  • Thực hiện ở không gian mát mẻ, thoáng mát, thả lỏng cơ thể và điều hòa hơi thở nhẹ nhàng khi thực hiện.

Tăng huyết áp liên quan rất nhiều đến lối sống, thần kinh. Do đó người bệnh cũng cần lưu ý tạo tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thể dục hoặc đi bộ hằng ngày và duy trì mức cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.

Về chế độ ăn, người bệnh cần hạn chế chất bột đường, chất béo có nguồn gốc động vật, nên ăn cá, thịt nạc, đậu đỗ, lạc vừng, ăn ít muối, uống ít nước, ăn nhiều rau quả tươi, kiêng hút thuốc lá, bia rượu. Nếu đã mắc các bệnh tim mạch hoặc bệnh ở thận, cần điều trị triệt để.

Sử dụng các sản phẩm thảo dược như TPCN Ích Tâm Khang cũng là cách đang được nhiều người bệnh cao huyết áp sử dụng để kiểm soát bệnh tốt hơn. Ích Tâm Khang đã được Viện 108 kiểm chứng về hiệu quả giúp ổn định huyết áp, mỡ máu, giảm mệt mỏi, khó thở, đau ngực, hồi hộp… tăng cường chức năng tim, phòng suy tim do tăng huyết áp và nhiều bệnh tim mạch khác.

Để hiểu hơn về sản phẩm này, bạn có thể tham khảo bài viết: Ích Tâm Khang sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch và lắng nghe chia sẻ của người đã từng sử dụng trong video dưới đây:

Từ khi sử dụng Ích Tâm Khang, huyết áp của bà Long [Tây Ninh] đã về bình thường, đi bộ không còn thấy mệt, đau ngực.

Trên đây là 10 cách bấm huyệt chữa cao huyết áp hiệu quả. Hãy áp dụng ngay cùng các lời khuyên kể trên, chắc chắn bạn sẽ sớm kiểm soát được chỉ số huyết áp của mình.

Theo Sức khỏe đời sống

Video liên quan

Chủ Đề