Cách bảo quản khoai lang để được lâu

Khoai lang có thể để được vài tháng khi được bảo quản đúng cách, bạn cần đảm bảo quy trình bảo quản cẩn thận để tránh bị thâm hoặc hư. Dưới đây là những điều bạn cần biết về việc bảo quản khoai lang ở cả nhiệt độ phòng và nhiệt độ đông lạnh. Cùng bTaskee tìm hiểu cách bảo quản khoai lang luôn tươi ngon không bị lên mầm.

Bảo quản khoai lang tươi tại nhà

Cách bảo quản khoai lang

Cách tốt nhất để bảo quản khoai lang là chọn khu vực khô ráo và thoáng mát. Những khu vực được chọn để bảo quản có thể bôm gồm nhà để xe, tầng hầm hoặc hầm chuyên dụng. 

Điều kiện lý tưởng để bảo quản khoai lang  tươi trong vòng 6 tháng là nhiệt độ từ 13-16oC  và độ ẩm từ 85-90%. Việc giữ được độ ẩm và nhiệt độ ổn định sẽ giúp giữ độ tươi lâu cho khoai lang để sử dụng trong mùa đông.

Thông thường bạn có thể  dùng giấy báo, giấy tối màu để gói khoai lang rồi bỏ vào thùng carton. Hộp đựng khoai lang cần đặt ở nên ít sáng, khô thoáng. Cách này giúp khoai lang không bị mọc mầm, đảm bảo được độ tươi ngon.

Bảo quản khoai lang ở nơi khô thoáng

Nếu cẩn thận hơn có thể vùi củ khoai vào cát khô, để đầu củ khoai quay ra ngoài và từ dưới lên. 

Những lưu ý khi bảo quản khoai lang

Không rửa khoai lang trước khi bảo quản sẽ khiến chúng nhanh hỏng, hư thối hơn. Chỉ cần phủi qua hoặc dùng giấy khô cho bớt bụi đất bám trên khoai lang là được.

Không nên để khoai lang tươi bên cạnh các loại rau củ quả khác vì khi chín khoai lang sẽ tiết ra một loại enzyme kích thích các loại rau khác cũng chín theo. Không nên để chung khoai lang với khoai tây khi bảo quản.

Để giảm thiểu khả năng mọc mầm, nên đặt khoai lang cùng một quả táo. Tuyệt đối không dùng hộp kim loại kín vì sẽ làm bí khí, khiến khoai nhanh hỏng. 

Nếu khoai lang có dấu hiệu bắt đầu mọc mầm, bạn nên sử dụng ngay hoặc đem  đi trồng. 

Bảo quản khoai lang đã luộc

Với khoai lang đã luộc chín chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 ngày, còn 4-5 ngày với khoai lang tươi đã gọt vỏ để tránh mất chất dinh dưỡng. Khoai để trong tủ lạnh sẽ bị thay đổi cấu trúc, làm cứng lõi khoai.

Bạn chỉ cần cho khoai vào túi zip hoặc hộp nhựa và để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu muốn bảo quản dài ngày hơn thì cho túi khoai vào ngăn đá tủ lạnh.

Tốt nhất bạn nên sử dụng khoai lang tươi để đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe gia đình. Nếu không có nhiều thời gian để mua sắm thường xuyên bạn có thể sử dụng dịch vụ đi chợ online của bTaskee.

Dịch vụ đi chợ online bTaskee đảm bảo an toàn chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm nội trợ, các chị bTasker sẽ chính tay giúp bạn chọn lựa thực phẩm cho gia đình. 

Tải ngay app bTaskee tại đây.

Bảo quản khoai lang trong tủ lạnh

Bạn cần nấu chín khoai lang trước khi có thể đông lạnh, vì khoai lang sống có xu hướng bị hỏng và mất cả hương vị và chất dinh dưỡng trong tủ đông.

Các bước thức hiện:

  • Rửa sạch và gọt vỏ khoai lang. 
  • Luộc khoai lang trong vòng 15 đến 20 phút cho đến khi chín mềm.
  • Sau đó tiến hành cắt hoặc nghiền khoai lang. Dùng dao cắt khoai lang thành từng lát mỏng hoặc dụng cụ nghiền khoai để nghiền khoai lang.
  • Trộn khoai lang đã cắt lát hoặc hỗn hợp nghiền với nước cốt chanh. Đảm bảo rằng khoai lang đã được tráng qua nước chanh. Nước chanh có thể ngăn ngừa sự đổi màu, nhưng bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ để tránh làm thay đổi mùi vị.
  • Để khoai lang nguội hẳn rồi cho vào hộp kín hoặc túi zip để đảm bảo an toàn cho tủ đông. Cho vào ngăn đá bảo quản trong vòng 10 đến 12 tháng.

Việc đông lạnh khoai lang khi còn ấm có thể làm tích tụ hơi nước trong hộp, khiến khoai nhanh hỏng.

>>> Xem thêm cách nấu chè khoai dẻo thơm ngon tại nhà.

Cách bảo quản khoai lang được lâu nhất

Khoai lang rất giàu dinh dưỡng và có thể dễ dàng chế biến được nhiều món. Ngoài cách cất giữ ở nơi khô thoáng, bạn có thể sấy khô chúng để làm ra các món ăn vặt, để được lâu ngày.

Khoai lang sấy giòn

Bảo quản khoai lang bằng phương pháp sấy

Nguyên liệu chính:

  • 1kg khoai lang tươi [Khoai tím hoặc vàng]
  • Dầu ăn: 50 – 70 ml
  • Bột ngô: 30 gram
  • Muối ăn: 1 thìa cafe
  • Nước đá lạnh

Cách làm khoai lang sấy giòn cực đơn giản

Bước 1: Sơ chế

Rửa sạch, gọt sạch vỏ khoai rồi thái lát mỏng theo thớ hoặc dạng que dài hình chữ nhật. Thái đến đâu bạn nên ngâm vào chậu nước có pha muối loãng luôn để tránh làm thâm khoai.

Vớt hết khoai ra rồi lại ngâm vào nước lạnh khoảng 1 tiếng để khoai hết mủ/ nhựa.

Bước 2: Sấy khô khoai lang 

Đổ khoai ra một hộp hoặc túi đựng, đổ bột ngô vào và trộn đến khi bột ngô thấm đều các miếng khoai. Đợi tới khi bột ngấm thì xếp đều lên khay, không xếp quá kín và dày để nhiệt độ được lan tỏa đều, dùng cọ phết một lớp mỏng dầu ăn lên bề mặt khoai để khoai thơm hơn.

Khi sử dụng máy sấy, để nhiệt độ sấy khoảng tầm 70 – 80oC, cài đặt hẹn giờ khoảng 5-7 tiếng.  Có thể tùy chỉnh thời gian sấy tùy theo yêu cầu loại khoai sấy.

Khoai lang đã sấy khô chỉ cần cho vào hộp nhựa hoặc hũ thủy tinh để dùng dần.

Khoai lang phơi khô

Bảo quản khoai lang bằng cách phơi khô

Có một cách đơn giản hơn khi bảo quản khoai lang, bạn chỉ cần cắt chúng thành cát lát dày khoảng 1cm, rồi tiếp tục cắt dọc thành que hình chữ nhật.

Đem khoai rải mỏng, phơi nắng cho đến khi khô giòn thì cất vào túi kín. Món khoai lang khô ngào đường đơn giản, hấp dẫn là món ăn quen thuộc của người miền Trung.

Tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm hay trong việc đi chợ, bảo quản thực phẩm cho gia đình. Với những chị em thường xuyên bận rộn thì dịch vụ đi chợ hộ tại bTaskee là giải pháp đúng đắn để kịp chuẩn bị cho bữa cơm gia đình.

bTaskee – dịch vụ đi chợ online, đặt lịch 5 phút, giao nhanh chỉ 1 giờ.

Bí quyết bảo quản hoa quả từ chị Ong:

Hình ảnh: Canva, iStock


Tuy nhiên nếu quá nhiều vitamin A thì phần “không sử dụng hết” sẽ tích tụ ở da và làm cho bé có hiện tượng vàng da đặc biệt là quanh mũi.

Phương pháp bảo quản khoai lang tươi

Trong điều kiện nhiệt độ cao, các hoạt động sinh lý trong củ khoai hoạt động mạnh, làm cho lượng tinh bột tiêu hao nhanh chóng. Vỏ khoai mỏng, tác dụng bảo vệ kém, dễ sây sát, thối. Sâu hại dễ xâm nhập gây ra hiện tượng khoai hà, gây thối rỗng, nấm mốc phát triển. Để bảo quản khoai lang tươi được lâu, xin giới thiệu một vài kinh nghiệm mà bà con nông dân ở Cần Thơ vẫn làm.

1. Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất

Chọn đất nơi cao ráo, sạch sẽ, không có nước ngầm. Đào hầm theo kiểu lòng chum có nắp đậy kín và có rãnh thoát nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn củ tốt, không sây sát, ít lấm đất, không có củ hà. Nhập khoai vào hầm vào những ngày khô ráo và thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở nắp 1-2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao, phải dùng chất hút ẩm.

2. Bảo quản trong hầm bán lộ thiên

Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khô, không có mạch nước ngầm. Hầm đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa một cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che.

Bảo quản bằng hai cách trên sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được lâu hơn.

3. Bảo quản bằng cách ủ cát khô

Đây là phương pháp bảo quản tương đối kín, cũng giống như trong hầm kín nhưng đơn giản và dễ làm. Song bảo quản bằng cách ủ cát khô có nhược điểm là không được kín hoàn toàn, nên vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ bên ngoài. Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, không bị sây sát vỏ, xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2-1,5 m, chiều dài tùy theo số lượng khoai bảo quản nhiều hay ít. Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ xát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên. Nếu khoai đóng trong sọt thì để nguyên và chồng 2-3 sọt lên nhau, sau đó lấy cát khô phủ kín lên khoai. Trường hợp bảo quản ngoài trời phải làm lán che mưa nắng.

Ngoài ra khoai lang có thể bảo quản thoáng nếu thời gian bảo quản ngắn khoảng 10-15 ngày. Khi bảo quản thoáng cũng phải chọn những củ khoai có phẩm chất tốt, đều nhau và xếp thành từng đống hoặc từng luống và phải để nơi cao ráo, thoáng mát, tránh những chỗ nắng hắt vào và không có mưa dột.

Cách bảo quản khoai tây không bị mọc mầm


Trước khi bảo quản khoai tây, khâu chọn lựa khoai để mua về cũng rất quan trọng:

Cách chọn khoai tây ngon

Nên

-  Chọn những củ khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn. Vỏ trơn nhẵn là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon.

- Những củ khoai tây vàng sẽ ngọt và thơm hơn khoai tây hơi ngả màu trắng.

Chọn những củ khoai cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn [Ảnh minh họa]

- Nên chọn những củ đều nhau như vậy sẽ dễ chế biến theo mục đích nấu ăn của bạn.

Không nên

- Tránh chọn những củ da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm. Đây là  những củ đã để lâu và bị héo. Những củ như thế ăn sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, không ngọt.

- Không chọn những củ có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước.

- Những củ khoai còn tươi nhưng vỏ bị trầy xước cũng không nên lấy vì mua những củ này về, nếu không ăn ngay, khi bảo quản nó sẽ nhanh bị thối và lây sang các củ lành khác.

- Không chọn những củ khoai tây có nhiều vết lõm, tuy không bị sâu bệnh hay bị hỏng nhưng về rất khó cạo hay gọt vỏ.

Không chọn những củ khoai tây đã mọc mầm [Ảnh minh họa]

Lưu ý: Đặc biệt không chọn những củ có da đang chuyển sang màu xanh hoặc đã mọc mầm vì khoai tây mọc mầm rất độc và có hại cho sức khỏe.

Bảo quản

- Bảo quản khoai tây ở nơi mát [khoảng 10oC], tối [sẽ bảo quản được 2 tháng], nhưng không nên bảo quản chung với củ hành khô.

- Không cất trữ khoai trong túi nilon hay các hộp kín.

- Giữ khoai tây hoàn toàn tránh xa ánh sáng mặt trời tự nhiên để khoai không bị chuyển sang màu xanh và mọc mầm.

- Nếu bạn dự trữ khoai ở nhiệt độ thường thì không để quá được 2 tuần.

- Các loại khoai tây ngọt nên ăn trong vòng 1 tuần là tốt nhất.

- Bạn không nên để khoai tây chung với táo tàu, nếu không khoai tây sẽ mọc mầm và rất độc hại.

-  Thỉnh thoảng kiểm tra khoai đang được bảo quản để loại bỏ những củ thối và những củ đang xuất hiện màu xanh trên bề mặt da.

- Chỉ nên rửa khoai trước khi sử dụng vì hơi ẩm có thể làm khoai nhanh hỏng.

THAM KHẢO THÊM:

Cách chế biến món ngon cho bé từ khoai lang

1. Khoai lang hầm bí đỏ


Nguyên liệu:     * 2 chén khoai lang

    * 1 chén bí đỏ

Cách làm:  Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng, bí đỏ cũng gọt vỏ cắt mêng nhỏ. Cho bí và khoai vào một cái nồi thêm chút nước xâm xấp, đun sôi. Sau khi sôi thì nhỏ lửa và hầm âm ỉ đến khi khoai và bí chín, khoảng 6 phút.  Khoai và bí chín mềm nhừ thì cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, nếu đặc quá thì bạn cho thêm một chút nước nữa vào xay đến khi hỗn hợp mịn mượt.  Để khoai và bí xay nguội hẳn thì chia làm nhiều phần nhỏ rồi cho vào tủ lạnh. Có thể cho bé ăn dần trong 3 - 5 ngày. Mỗi lần ăn lại lấy riêng từng phần nhỏ ra hâm nóng lại hoặc cho vào lò vi sóng vài phút là được.

Khoai - bí được cho vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh


  • 2. Bột sữa khoai lang

    Nguyên liệu:      * 1 chén khoai lang hấp chín     * 3 thìa bột gạo     * 1 thìa nhỏ bơ nhạt     * 1 thìa nhỏ đường [tùy chọn]

        * 4 thìa sữa bột

    Cách làm:

    Khoai lang hấp chín nghiền nhỏ. Hòa bột vào nước lạnh, khoai lang, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.

    Tiếp đến cho 1 thìa bơ nhạt vào trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. Khuấy đều một lần nữa rồi cho ra đĩa

  • 3. Súp gà khoai lang và đậu xanh:

     Nguyên liệu:

        * Một miếng thịt gà     * Một nắm nhỏ đậu xanh     * Một nắm nhỏ gạo tẻ

        * 2 củ khoai lang, gọt vỏ thái nhỏ

    Cách làm: Rửa sạch miếng thịt gà, cho vào nồi nước đun sôi, luộc kỹ trong 15 – 20 phút. Đến khi thịt gà chín mềm thì vớt gà ra gỡ lấy phần thịt, bỏ xương đi, bạn nên cẩn thận lọc lại phần nước dùng vừa đun, chắt nước sang nồi khác và bỏ phần cặn đi. Cho thịt gà, khoai lang, đậu xanh và gạo tẻ vào đun. Ninh nhừ các nguyên liệu trong 30 phút. Nêm một chút xíu gia vị. Sau đó tắt bếp. Chờ súp nguội bớt rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Khi nào bé ăn thì múc một phần nhỏ ra hâm nóng lại.



    Cách chọn hoa quả tươi ngon nhiều dưỡng chất
    Cách ngâm mủ trôm và sử dụng an toàn cho gia
    Cách chọn bưởi năm roi ngon ngọt mọng nước
    Cách bảo quản hoa tươi lâu
    Chế biến và bảo quản các loại quả tươi
    Mẹo chọn hoa quả ngon ăn Tết
    Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
    Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏe
    Mách bạn ăn trái cây đúng cách

Video liên quan

Chủ Đề