Cách bảo quản rau củ lâu hư

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh cả tuần vẫn tươi ngon

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh như thế nào là đúng? Rau là loại thực phẩm thiết yếu được sử dụng hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết bảo quản chúng đúng cách. Để rau luôn giữ được độ tươi ngon thì chúng ta phải có phương pháp bảo quản thích hợp. Hãy tham khảo cách bảo quản rau hiệu quả bằng tủ lạnh ngay sau đây nhé!

1. Cách bảo quản rau trong tủ lạnh được lâu

- Mua số lượng thích hợp: Để đảm bảo rau luôn tươi ngon mà không phải lãng phí bỏ đi khi chúng bị hư, chúng ta nên mua sắm một số lượng rau vừa đủ cho một khoảng thời gian nhất định. Không nên mua quá nhiều để dự trữ trong tủ lạnh cùng một lúc.

- Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp: Tủ lạnh ngăn mát nên được duy trì từ 1° đến 4°C khi bảo quản rau. Bởi lẽ, vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản trên 40C, làm cho rau dễ hư hỏng. Nhưng nếu để nhiệt độ quá thấp, rau sẽ đóng băng ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

- Không rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh: Cách bảo quản rau trong tủ lạnh được lâu là tuyệt đối không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh vì độ ẩm lớn quá nhiều khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng. Nếu bạn có thói quen rửa rau trước khi cất thì bạn nên để rau củ thật ráo nước rồi mới chúng vào tủ lạnh.

- Phân loại rau trước khi cho vào tủ lạnh: Mỗi loại rau củ đều có cách bảo quản riêng vì thời gian và điều kiện độ ẩm bảo quản khác nhau, vì vậy bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh.

- Thời gian bảo quản: Các bạn cũng cần lưu ý đến thời gian tối đa bảo quản được rau, củ. Để thực phẩm luôn được tươi ngon, các bạn chỉ nên để rau, củ trong tủ lạnh tối đa từ 3 đến 4 ngày. Tuy nhiên, nếu có điều kiện đi chợ mỗi ngày, bạn nên mua vừa đủ nhu cầu hàng ngày của gia đình để luôn có rau củ tươi ngon nhất. Đối với các loại củ, nếu không sử dụng hết thì ta chỉ bảo quản trong tủ lạnh tối đa được 2 ngày nữa. Riêng với các loại củ su su, cà rốt, súp lơ bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh được tới 10 ngày.

- Cách bảo quản rau trong tủ lạnh bằng túi ni-lon hoặc màng bọc thực phẩm để bọc rau củ trước khi cho vào tủ lạnh:Rau củ muốn tươi lâu thì cần độ ẩm từ 80-95% nhưng trong tủ lạnh thường có độ ẩm vào khoảng 65%. Vì vậy bạn nên cho chúng vào túi ni-lon hoặc màng bọc thực phẩm để ngăn sự bay hơi nước, độ ẩm sẽ cao hơn, giữ được độ tươi lâu hơn. Túi ni-lon mà bạn sử dụng nên được làm từ chất liệu PP để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.

- Đối với các thực phẩm rau lá, ta có một mẹo nhỏ để hạn chế độ hư hỏng của chúng là bỏ rau trong tủ lạnh cùng1 tờ giấy. Các loại rau sống thì việc giữ cho chúng tươi lâu khó hơn các loại thực phẩm khác. Dù cho bạn có bỏ rau vào túi nilon và cất vào tủ lạnh thì vẫn có thể bị héo úa, dập nát và nhớt. Trong trường hợp này cách bảo quản rau trong tủ lạnh được lâu chính làsử dụng thêm 1 tờ giấy.

+ Rửa rau cho thật sạch để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất, nếu còn bám trên rau sẽ khiến rau nhanh hỏng. Khi rửa bạn nhớ nhẹ tay để rau không bị dập nát, như vậy thời gian bảo quản được lâu hơn.

+ Sau khi rau đã sạch bạn sử dụng khăn giấy hút bớt nước, bằng cách đặt rau vào giữa 2 tờ khăn giấy, rồi dùng tay ấn nhẹ nhàng để thấm bớt nước. Việc này nhằm ngăn tình trạng úng rau do lượng nước trên rau quá nhiều.

+ Tiếp theo, bạn dùng 1 miếng khăn giấy khô khác gói phần rau đó lại. Miếng khăn giấy gói xung quanh rau có nhiệm vụ hấp thụ nước giúp rau giữ độ ẩm tốt hơn tránh tình trạng nhớt, khô héo khi đưcọ bảo quản.

+ Cuối cùng bạn cho gói rau vào túi ziplock kéo khóa kín lại rồi cho vào ngăn mát trong tủ lạnh. Nếu bạn không có túi ziplock thì bạn có thể thay bằng túi ni lông, màng bọc thực phẩm hoặc hộp nhựa nhưng nhớ đậy kín, càng ít không khí bên trong túi càng tốt.

Tham khảo: 7 Mẹo khử mùi tủ lạnh "gối đầu" của các bà nội trợ đảm đang

2. Những điều lưu ý khi bảo quản rau củ

Ngoài cách bảo quản rau trong tủ lạnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

- Trong trường hợp rau củ đã mua từ trước đó, bạn nên loại những phần hỏng của rau củ quả rồi mới tiến hành bảo quản. Vì nấm mốc ở những chỗ bị hỏng sẽ lây lan và làm hư những thực phẩm khác.

- Bạn cũng không nên cắt rau củ thành các phần nhỏ, nó sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Đối với củ cải, cà rốt, su hào... bạn nên cắt bớt ngọn lá trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.

- Đối với một số rau củ có mùi hôi: Một số loại rau củ sinh ra mùi hôi, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến mùi vị của các thực phẩm khác bảo quản chung. Để tránh được tình trạng này, một số chuyên gia khuyên rằng nên đặt một hộp bột nở trong tủ lạnh để chúng hấp thu hết mùi hôi và độ ẩm của những loại thực phẩm này. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả của phương pháp này, ta cần có kế hoạch định kỳ thường xuyên loại bỏ lớp bột nở trên cùng của hộp.

- Cách bảo quản rau trong tủ lạnh cần lưu ý một số rau quả phát ra mùi hôi khi để cùng nhau:

+ Táo gây mùi do bị hấp thụ mùi bắp cải, cà rốt và hành.

+ Lê tỏa mùi hôi do hấp thụ bắp cải, cần tây, cà rốt, hành tây và khoai tây.

+ Hành củ và hành lá sản xuất mùi do hấp thụ mùi từ táo, cần tây, bắp, nho, rau lá xanh, nấm, lê.

Những thực phẩm tạo mùi này cũng là những loại rau củ bị mất độ ẩm nhanh chóng và cần được lưu trữ trong túi, hộp kín khi để trong tủ lạnh.

- Một số loại rau củ không nên lưu trữ trong ngăn mát:

+ Khoai tây: tốt nhất không nên lưu trữ trong tủ lạnh vì ngay cả ở nhiệt độ bình thường, chúng vẫn có thể tươi ngon vài ngày.

+ Cà chua: tốt nhất nên lưu trữ chúng ở nhiệt độ khoảng 16°C và chúng sẽ bị mất hương vị nếu lưu trữ trong tủ lạnh.

+ Củ cải xanh: không nên lưu trữ trong tủ lạnh và nên sử dụng sớm khi chúng còn tươi. Vì củ cải xanh phát mùi rất mạnh....

Mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cách bảo quản rau trong tủ lạnh. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để có thêm nhiền kiến thức bổ ích cho mình nhé!

Siêu thị điện máy HC

Chỉ với vài vật dụng có sẵn trong nhà, bạn đã có thể áp dụng cách bảo quản trái cây, rau củ luôn tươi mà không cần để tủ lạnh. 

Những loại rau xanh thường nhanh bị héo. Để giữ được màu xanh của lá rau lâu hơn, bạn có thể cất rau trong một túi chứa đầy không khí. Sau đó buộc kín miệng túi để không khí không thoát được ra ngoài và đó cũng là phương pháp bảo quản thực phẩm không cần dùng hóa chất hiệu quả.

Cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh này phù hợp với các loại rau có cuống như xà lách, bắp cải. Bạn chỉ cần dùng 3 que tăm nhọn, sau đó cắm ngập cây tăm vào cuống cây xà lách. Hãy cắm thật sâu để chỉ còn lại 1 phần nhỏ. Các cây tăm này có tác dụng giữ nước, giúp rau có thể tươi cả tuần mà không cần để tủ lạnh.

Bạn có thể bảo quản bằng nước với các loại rau thơm, măng tây, súp lơ… Hãy cắm rau như cắm hoa. Bạn cần chuẩn bị một ly nước, sau đó cắm rau vào. Cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh này sẽ giúp rau tươi lâu thêm được 3 – 4 ngày. 

Bạn cũng có thể cắm súp lơ vào nước để bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, khi bảo quản súp lơ, bạn cần dùng màng nilon có đục lỗ để bọc súp lơ lại. Cách làm này giúp bông súp lơ tươi xanh và không bị héo như khi để ngoài không khí. 

Bên cạnh việc sử dụng các vật dụng có sẵn, bạn cũng có thể thực hiện bảo quản rau tươi không cần tủ lạnh với nhiều loại rau khác. Cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh với từng loại rau sẽ có sự khác biệt.

Không đựng trong các món đồ bằng nhựa, để ở nơi thông thoáng. Cách làm này giúp bạn có thể bảo quản tới cả tháng hoặc lâu hơn.

Để ở nơi khô ráo, tối, không để ở nơi có ánh sáng để tránh tình trạng hành mọc mầm. Bạn cũng không nên để cùng khoai tây vì có thể làm khoai tây bị mọc mầm. 

Để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bắp cải có thể để được vài tuần khi để ở nhiệt độ phòng. Bạn chỉ cần bóc đi các lớp bị thâm, tránh tình trạng vết thâm lan sâu vào trong. 

Bạn nên bảo quản cà chua ở nơi ít ánh sáng hoặc dùng khăn giấy/ giấy báo bọc cà chua lại. Cách làm này áp dụng với những quả cà chua còn xanh. Để cà chua ở nơi tối sẽ giúp chúng nhanh chín hơn. Sau khi cà chua chín, bạn có thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 – 3 ngày. Hãy mua các quả cà chua còn xanh để bảo quản được lâu hơn nhé. 

Gói cà rốt và cần tây trong giấy bạc nhưng vẫn để lại một khe hở ở phía cuối. Khe hở này sẽ có tác dụng giúp hơi ẩm thoát ra, tránh tình trạng cà rốt và cần tây bị thối. Tuy nhiên, một vài củ có thể sẽ bị khô. Vì thế, bạn có thể ngâm 1 đầu cà rốt/ cần tây trong một cốc nước. Cách bảo quản này sẽ giúp bạn giữ cà rốt và cần tây tươi lâu hơn 1 tuần, thậm chí là 2 tuần hoặc hơn. 

Để chúng ở những nơi thoáng mát. Đặt dưa chuột và ớt nhẹ nhàng, tránh dập nát. Chỉ cần hạn chế tình trạng dập nát, bạn có thể bảo quản dưa chuột, ớt xanh trong 1 tuần – 2 tuần.

Bí xanh có thời gian tươi rất lâu, thường là trong 10 ngày hoặc lâu hơn. Bạn có thể bảo quản quả bí ở bên ngoài trong một thời gian di. Tuy nhiên, sau khi đã cắt khúc/ gọt vỏ thì thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn đó nhé. 

Bạn có thể bảo quản súp lơ trong 1 tuần, miễn là trước đó súp lơ chưa được để trong tủ lạnh. Nếu xuất hiện các đốm đen hoặc vết vàng/ úa, bạn cần cắt bỏ những chỗ đổi màu này để tránh lan rộng.

Rau xà lách sẽ có thời gian bảo quản được ít hơn. Vì thế, sau khi mua bạn nên sử dụng trong 1 - 2 ngày sau đó. 

Cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh không khó nhưng để bảo quản hiệu quả, bạn cần lưu ý tới một số yếu tố như:

  • Cách chọn rau: Đây là một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Khi chọn rau, bạn cần tránh mua các loại rau đã được để trong tủ lạnh. Hãy mua rau tươi đang được để ở nhiệt độ thường. Một khi rau đã được bảo quản trong tủ lạnh thì nó cũng sẽ cần được bảo quản lạnh tiếp. Nếu không, rau sẽ rất nhanh hỏng. Thường thì rau đã để tủ lạnh sẽ có thời gian bảo quản ngắn hơn 1 nửa so với rau chưa từng để tủ lạnh.

  • Chọn kỹ rau tươi, không bị thâm thối hay dập nát. 

  • Không nên mua quá nhiều: Hãy mua vừa đủ, không nên mua nhiều hơn so với diện tích khu vực cất trữ rau. Việc để rau chồng chéo, đè lên nhau có thể khiến rau nhanh dập nát hơn.

  • Khu vực bảo quản: Nên chọn khu vực thông thoáng, khô ráo, hạn chế tối đa ánh sáng mặt trời. Hãy chọn các hộp nhựa để cất rau. Vì hộp nhựa thường dễ rửa sạch, nhanh khô. Nếu treo củ quả trên cao, bạn cần lót giấy mềm bên dưới củ quả để tránh dập nát khi bị va chạm. 

  • Hãy kiểm tra rau hàng ngày để tránh tình trạng rau bị mốc, thâm, dập nát. Nếu gặp tình trạng mốc/dập thì cần bỏ phần bị mốc/ dập ngay lập tức. Sau đó bỏ hết rau ra và rửa sạch hộp đựng. 

  • Hạn chế đựng rau củ trong túi ni lông vì túi ni lông có thể khiến rau nhanh hỏng hơn. 

Trên đây là các cách bảo quản rau tươi lâu không cần tủ lạnh. Chỉ với vài bước đơn giản và một vài dụng cụ có sẵn, bạn đã có thể lưu trữ rau mà không cần cất vào tủ lạnh. Cách làm này giúp bạn tiết kiệm không gian, lưu trữ được nhiều hơn và giúp rau giữ được hương vị thơm ngon như ban đầu [với một vài loại rau không hợp để trong tủ lạnh]. Chúc bạn thành công và đừng quên đến với Cleanipedia để cập nhật các mẹo, kinh nghiệm hữu ích nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề