Cách bảo quản trân châu đường đen không bị cứng

Mẹo nhỏ về cách bảo quản hạt trân châu đơn giản tại nhà

Cách bảo quản trân châu không bị cứng như thế nào cho đúng? Cách làm hạt trân châu đơn giản tại nhà? Có thể thấy rằng, hiện nay, trà sữa đang trở thành xu hướng ẩm thực của giới trẻ một cách rất mạnh mẽ. Bạn cũng có thể làm trà sữa với trân châu nếu chịu khó học hỏi nhưng cách bảo quản trân châu ở nhà sao cho không bị cứng thì không hề đơn giản và không phải ai cũng biết.

Nếu như ở bài viết trước, Thóc Công Tử đã chia sẻ cho bạn đọc về cách bảo quản cua đồng trong tủ lạnh thì hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục mách bạn những thủ thuật hay để bảo quản trân châu trong tủ lạnh mà không bị cứng.

Cách bảo quản trân châu đã luộc không bị cứng

Cách bảo quản trân châu đường đen không bị cứng
Cách bảo quản trân châu

Với cách làm hạt trân châu ngay tại nhà, bạn sẽ có thể thưởng thức thoải mái hơn nhưng một vấn đề là bạn sẽ dễ mắc phải nguy cơ việc làm quá nhiều, Tuy vậy, với số lượng trân châu thừa, rất khó để bạn thực hiện bảo quản chúng mà không gặp phải tình trạng trân châu bị khô và cứng. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn những phương pháp thực sự hiệu quả trong việc bảo quản trân châu.

Các bước bảo quản trân châu đã nấu để được qua đêm

Vốn dĩ, trân châu chủ yếu được làm từ nguyên liệu mềm như bột gạo nếp trộn cùng với bột năng, thêm một chút dừa nên trân châu kể cả chưa luộc trước thì thời hạn bảo quản của chúng vẫn là cực kì ngắn. Và đặc biệt, trân châu trắng khi được luộc chín thì lại càng khó giữ được lâu hơn, nếu nấu quá nhiều thì sẽ rất phí vì phải vứt đi.

Để bảo quản tốt nhất có thể thì ngay từ bước thực hiện làm trân châu, bạn nên chú ý đầu tiên là trong quá trình luộc trân châu, phải đợi nước sôi bùng lên thì mới thả trân châu vào. Vung nồi phải được đậy chặt, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để kiếm tra và tránh bị vấn đề nước tràn ra ngoài.

Cách nấu trân châu đúng là luộc trân châu với lửa lớn đến khi trân châu nổi lên mặt nước thì vớt ra ngay, trân châu sẽ mất đi độ dai vốn có khi bạn sơ ý luộc chín quá. Khi trân châu đã chín thì ta sẽ bắt đầu với những bước bảo quản sau.

Bước đầu tiên

Cách bảo quản trân châu đường đen không bị cứng
Các bước bảo quản trân châu

Bạn nên chuẩn bị ngay một chậu nước lạnh trong quá trình đang luộc trân châu. Khi luộc bằng thiết bị làm bếp, bạn cần hết sức chú ý rất tỉ mỉ rằng hạt trân châu nào chín, nổi lên trên mặt nước thì dùng muôi thủng vớt ngay ra để tránh tình trạng nó bị chín quá. Rồi sau đó, bạn hãy thả trực tiếp vào bát nước lạnh. Sau đó chỉ việc bỏ trân châu khoảng 5 đến 10 phút trong nước lạnh.

Việc này không những có tác dụng làm cho trân châu có độ dẻo nhưng vẫn dai dai, không bị mềm mà còn để các hạt trân châu không bị dính vào nhau.

Bước thứ hai

Sau khi ngâm nước lạnh khoảng 10 phút thì bạn dùng muôi thủng vớt trân châu ra. Bạn có thể dùng một rổ bé hay rây để đựng trân châu và chờ cho đến khi nó ráo nước. Khi trân châu đã khô nước rồi thì chuẩn bị một hộp nhựa hay xoong đều được. Đây chính là bước đầu trong cách làm trân châu đen.

Bạn hãy cho hết trân châu vừa ráo nước đựng vào xoong inox, thêm một chút đường vào trân châu. Một mẹo nhỏ là càng nhiều đường thì trân châu càng giữ được lâu, đường giúp cho trân châu không bị nở to ra. Cuối cùng, bạn chỉ việc đặt ở nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản.

Với cách làm này thì trân châu đã chín bạn có thể bảo quản được khoảng một ngày, bạn hãy yên tâm là trân châu sẽ không bị cứng và bở.

Bước cuối cùng

Cách bảo quản trân châu đường đen không bị cứng
Bảo quản trân châu đường đen

Còn trong trường hợp bạn nấu quá nhiều mà không thể dùng hết thì chúng tôi khuyên bạn một số mẹo nhỏ sau đây. Ngay lúc trân châu vừa ráo nước thì bạn cho trân châu vào một hộp kín và quan trọng là có kèm theo nắp. Nếu không có nắp thì bạn có thể dùng màng nilon bọc thực phẩm bọc kín miệng hộp rồi sau đó cho vào ngăn mát của thiết bị lạnh. Với cách này thì bạn có thể yên tâm khi trân châu mà bạn vừa làm có thể bảo quản được trong ba đến bốn ngày mà không lo về độ ngon cũng không sợ hư hỏng.

Khi muốn đem ra để pha trà sữa hay nấu cùng chè thì bạn nên luộc lại trân châu một lần với nước sôi. Với cách bảo quản như trên, bạn có thể làm trân châu cùng nhiều nguyên liệu khác nhau, hình thù khác nhau tùy theo sở thích mà không lo về cách bảo quản. Các mẹ hãy lưu lại ngay công thức này để có thể pha cho các bé cốc trà sữa chân trâu thơm ngon, bổ dưỡng nhất nhé.

Cách bảo quản trân châu khô chưa luộc

Cách bảo quản trân châu đường đen không bị cứng
Bảo quản trân châu khô

Một cách để những người có tính lười và không muốn tự làm trân châu là mua những loại trân châu có sẵn ngoài tiệm để sử dụng nhanh gọn hơn. Nếu bạn mua được những loại trân châu để có cách làm trân châu trà sữa từ các thương hiệu uy tín và nổi tiếng về chất lượng thì sẽ là hoàn toàn đảm bảo nhưng hiện nay trên thị trường lại trôi nổi quá nhiều sản phẩm trân châu không có thương hiệu, không uy tín, không nguồn gốc xuất xứ nên có thể gây hại trực tiếp cho sức khỏe của các thành viên gia đình khi thưởng thức.

Vì thế mà các mẹ nên chú ý mua ở nơi chính hãng và quen thuộc. Trân châu chưa luộc bảo quản dễ dàng hơn so với trân châu đã luộc rồi nhưng không chú ý vẫn xảy ra trường hợp mốc.

=====================================

Trên đây là những bí quyết hay và hữu dụng nhất mà Thóc Công tử chia sẻ cho bạn về vấn đề cách bảo quản trân châu không bị cứng. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm này, bạn hoàn toàn có thể tự tin với việc bảo quản sản phẩm chính mình làm ra ngay tại nhà mà không cần thiết bị hỗ trợ nào.