Cách bắt tay thể hiện điều gì

Tính cách người đối diện qua 6 kiểu bắt tay: Những quy tắc ngầm trong nghệ thuật giao tiếp

Anh Thơ
06:54 23/04/2019
Không phải ngẫu nhiên mà các vị lãnh đạo cấp cao thế giới xem trọng cách bắt tay của mình cũng như luyện tập và chuẩn bị tâm lí thật tốt khi gặp lãnh đạo của nước khác.

Nếu bạn nhận được cái bắt tay bằng cả hai tay của đối phương với tay thứ 2 áp vào mu bàn tay của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy đối phương chấp nhận sự kiểm soát từ bạn nhưng vẫn muốn có một cuộc thảo luận.

Thông điệp mà đối phương muốn gửi gắm là: "Chúng ta hãy cùng nhau bàn về vấn đề đó", và điều này cũng thể hiện rằng đối phương là một người trung thực và cởi mở trong giao tiếp.

Tuy nhiên, nếu tay thứ hai của đối phương đặt trên bàn tay của bạn thì điều đó có thể ngầm hiểu rằng đối phương cảm thấy thiếu tin tưởng trong mối quan hệ giữa 2 người và hành động này mang tính tự vệ.

2. Cái bắt tay thống trị

Đối thủ bắt tay kiểu thống trị này được ví như một đô vật khi bàn tay của họ cố gắng úp tay của họ lên trên tay của bạn. Lòng bàn tay của đối phương hướng xuống dưới cho thấy ham muốn thống trị và thậm chí là sự hung hăng của đối phương.

Về cơ bản, người này ngầm ám chỉ rằng "Tôi là ông chủ, tôi không quan tâm đến việc bạn nghĩ gì và chính tôi sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng". Nói cách khác, đây là người thích chi phối và chinh phục kẻ khác, phù hợp với việc dẫn dắt và lãnh đạo công việc.

Ngoài ra, người này cũng có xu hướng bảo thủ, cố chấp khi phải lắng nghe ý kiến của người khác. Không những thế, việc bắt tay kèm theo lực để đẩy tay của bạn hướng xuống phía dưới là dấu hiệu của việc kiểm soát người khác.

3. Kiểu bắt tay phục tùng

Kiểu bắt tay phục tùng được miêu tả là lòng bàn tay của người đối diện hướng lên trên. Kiểu bắt tay này đến từ những người nhút nhát hoặc dễ bị đe dọa.

Nói cách khác, người này không tự tin và dễ dàng bị chi phối. Trong trường hợp ngón tay cái của người đối diện ở bên trên, điều này chứng tỏ họ đang cảm thấy bị kiểm soát.

4. Bắt tay kiểu "Cá chết"

Nếu cái bắt tay được miêu tả là yếu ớt, thiếu khí lực như một con cá chết thì điều đó thể hiện sư thiếu cam kết, sự thờ ơ và thậm chí là yếu đuối của người đối diện. Nó thể hiện thông điệp rằng đối phương có thể dễ dàng bị phục tùng bởi người khác.

Tuy nhiên, ở một số nền văn hóa như ở các nước châu Phi, một cái bắt tay mềm mại là một cách lịch sự để chào hỏi ai đó trong khi một người kiên quyết có thể bị coi là xúc phạm.

5. Kiểu bắt tay "Bó cà rốt"

Khi người này bắt tay bạn, họ kẹp tay bạn giữa các ngón tay của họ một cách tiêu cực. Đối phương ngầm ám chỉ rằng :"Tôi không hứng thú với chuyện này" và thậm chí sẽ không bận tâm đến việc thể hiện mục đích và tính cách của họ.

Nó cũng tiết lộ rằng người này dễ dàng bị bắt nạt bởi người xung quanh. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là người đó đơn giản không thích tiếp xúc thân thể.

Để có một cách bắt tay được cho là đúng “tiêu chuẩn”, bạn cần luyện tập cho mình một động tác bắt tay vừa phải, mắt nhìn vào người đối diện với thời gian từ 1 đến 5 giây. Tư thế bắt tay cần dứt khoát, rõ ràng và tùy thuộc vào hoàn cảnh nhất định.

Và điều quan trọng nhất chính là sự chân thành và trân trọng dành cho đối phương khiến họ tin tưởng vào bạn hơn.

6. Kiểu bắt tay chỉ tiếp xúc với những ngón tay người đối diện

Kiểu bắt tay này thường bắt gặp ở những người lần đầu gặp mặt các nhân vật tên tuổi và uy lực hơn họ. Khi chỉ dùng lòng bàn tay siết các ngón tay của đối phương, chứng tỏ đây là người rụt rè, thiếu tự tin trước người đối diện.

Ngoài sự thiếu tự tin, đối phương còn ngầm hiểu rằng người này còn khách sáo và chưa đủ tin tưởng, gần gũi với họ.

Ý nghĩa ẩn sau 10 kiểu bắt tay phổ biến: Kiểu số 8 'đáng sợ' nhất

Chỉ qua cách bắt tay trong giao tiếp, bạn có thể suy luận ra một vài đặc điểm của đối phương.

Bài viết sau đây luận giải ý nghĩa ẩn sau 10 kiểu bắt tay phổ biến.

1/ Bàn tay lạnh

Kiểu bắt tay bàn tay lạnh cho thấy bạn đối phương lo lắng nên tạo ra cảm giác khó chịu cho đối phương.

2/ Bàn tay cá chết

Bàn tay mềm oặt như con cá chết không cho thấy chút khí phách hay tình thân nào nên bạn hãy loại bỏ người bắt tay như thế.

3/ Bắt tay chớp nhoáng

Kiểu bắt tay này diễn ra nhanh chóng. Đối phương chưa nhận thấy cảm giác bắt tay thì đã buông tay. Họ cảm thấy như bạn bắt tay vì phép lịch sự.

4/ Bắt hai tay

Kiểu bắt tay này nói lên rất nhiều điều. Nó đại diện cho niềm tin, sự đáng tin cậy, hợp tác và ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu trong khi bắt tay, bàn tay của đối phương chạm vào cẳng tay hoặc khuỷu tay, thậm chí cổ tay của bạn, cho thấy rõ ràng họ đang mong đợi điều gì đó từ bạn.

5/ Bắt tay kiểm soát

Một số người có kiểu bắt tay như muốn điều hướng hành động đối phương theo ý muốn họ.

6/ Nắm ngón tay

Người bắt tay mà chỉ nắm lấy ngón tay bạn thì có nghĩa họ vẫn giữ khoảng cách trong quan hệ với bạn.

7/ Bắt tay cứng rắn

Người bắt tay nắm thật chặt tay bạn như muốn bẻ xương có nghĩa họ đang muốn kết thân sâu sắc với bạn.

8/ Bắt tay như càng cua kẹp

Người bắt tay vụng về nắm thật chặt tay bạn khiến bạn khó rút tay ra nghĩa là họ còn rụt rè, cần có thêm thời gian để kết tình thân.

9/ Đặt tay lên trên

Người bắt tay tự cho mình lớn lao hơn bạn nên trong khi bắt tay, họ thể hiện ý nghĩ đó.

10/ Bắt tay xa cách

Có một số người cảm thấy thoải mái hơn khi giữ khoảng cách an toàn với đối phương cho đến khi hiểu nhau hơn. Mối quan hệ cần không gian và thời gian giao tiếp.

[*] Thông tin mang tính tham khảo

Theo Cẩm Mai

Trí Thức Trẻ

Từ khóa: bắt tay, ý nghĩa, đối phương, lịch sự, tin cậy
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

1. Thứ tự bắt tay trước sau

Cách bắt tay đúng trong giao tiếp khi bạn biết được thứ tự bắt tay trước sau, thứ tự đúng đó là:

  • Cách bắt tay với phụ nữ: Nam giới phải đợi nữ giới giơ tay ra trước rồi mới được bắt. Nếu nữ giới không giơ tay có nghĩa là không muốn bắt tay, lúc này nam giới có thể gật đầu hoặc nghiêng mình để tỏ ý chào hỏi.
  • Giữa chủ và khách: Chủ nhà phải giơ tay ra trước để tỏ ý chào đón khách.
  • Giữa người lớn tuổi và ít tuổi: Người ít tuổi hơn phải đợi người lớn tuổi đưa tay ra trước.
  • Cách bắt tay với lãnh đạo, cấp trên: Cấp dưới phải đợi cấp trên giơ tay ra trước để tỏ ra tôn trọng.
  • Với khách hàng: Tuỳ thuộc vào mối quan hệ, địa vị đã biết hay chưa biết để xử lý như bên trên. Trong trường hợp hẹn gặp khách hàng ở một địa điểm bên ngoài, người đến trước sẽ chủ động đưa tay ra trước.

2. Lựa chọn thời điểm bắt tay

Thời điểm bắt tay rất quan trọng, bạn cần chọn những thời điểm phù hợp. Nếu không cái bắt tay sẽ bị phản tác dụng, biến bạn trở thành một người vô duyên, bất lịch sự.Thời điểm thích hợp để bắt tay người khác bao gồm:

  • Khi bạn được giới thiệu với ai đó
  • Khi bạn nói lời tạm biệt với ai đó
  • Khi bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc gặp gỡ đối tác hoặc trong một bối cảnh kinh doanh.
Lựa chọn thời điểm bắt tay chính xác

Trong một buổi gặp mặt với những người bạn chưa quen, bạn có thể bắt tay khi được giới thiệu với người khác. Cái bắt tay lúc này giúp bạn cho người khác thấy được thành ý muốn làm quen và sự cởi mở nơi bạn. Cũng là một cách chào hỏi xã giao để có thể bắt đầu một mối quan hệ với đối phương. Việc bạn ngồi im hay chỉ cười với đối phương khi được giới thiệu sẽ làm người khác cảm thấy bạn khó gần.

Cái bắt tay cũng là một điều cần thiết khi bạn gặp gỡ đối tác, đây được cho là một trong những yếu tố lịch sử tối thiểu cần phải thực hiện. Bên cạnh đó, cái bắt tay thân thiện sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt đối tác, giúp đối phương dễ dàng mở lòng, làm nên một cuộc giao tiếp hoặc một cuộc đàm phán thành công.

“ Đôi điều về nghi thức bắt tay”

Thứ sáu, 11/12/2020 | 14:18 GMT+7

Người xưa đã có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Thật vậy, lời chào không chỉ mang tính văn hóa, thể hiện phép tắc trong gia đình, xã hội mà còn thể hiện sự thiện chí, quý mến của người chào tới đối phương. Có rất nhiều cách thức để thể hiện lời chào như: Người Thái Lan đặt hai tay chụm vào nhau trước ngực cúi chào, người Trung Quốc hơi cúi đầu nhẹ và không nhìn thẳng vào mắt người đối diện để chào, đàn ông người Nga thường hôn lên tay phụ nữ thay lời chào... Như vậy mới thấy có rất nhiều cách để thể hiện lời chào tới đối phương. Nhưng ở đây, tôi muốn chia sẽ về “nghi thức bắt tay kèm theo lời chào”.

Có một câu nói nổi tiếng của bà Helen Keller - nhà văn người Mỹ. Bà tuy bị khiếm khuyết về thị giác và thính giác nhưng khi nói về cái bắt tay bà có một câu nói rất nổi tiếng: “Có những cái bắt tay khi tiếp xúc, tôi có cảm giác như khoảng cách giữa hai người xa vạn dặm. Nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho tôi một cảm giác vô cùng ấm áp”. Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật và là mộtkỹ năng sống.

Đi kèm với đó là các yêu cầu, cách thức được đặt ra trong việc bắt tay.

Việc bắt tay thường diễn ra sau hoặc cùng với lời chào. Bắt tay bằng tay phải. Người bắt tay phải chủ động, dứt khoát, không nắm quá chặt, không xiết quá mạnh, không lắc quá nhiều, không giữ quá lâu [không được gây ngại cho người bắt tay]. Ngược lại không nắm hững hờ, hời hợt. Trong trường hợp bắt tay những người đeo nhẫn, không để họ bị đau bởi cái bắt tay quá nhiệt tình của bạn.

Người được tôn trọng, ưu tiên bao giờ cũng được quyền đưa tay ra bắt tay trước, người ít được tôn trọng ưu tiên mới được đưa tay bắt tay. Người ít được tôn trọng, ưu tiên nên đưa cả hai tay và hơi ngả về phía trước khi bắt tay người khác. Trong trường hợp ngang hàng nhau, khi gặp nhau thường xử sự theo nghi thức sau:

- Nữ giới được chủ động đưa tay bắt tay với nam giới.

- Người được giới thiệu chủ động chào và bắt tay người khác.

- Khi đón khách, hay khi chia tay khách, chủ nhà chủ động đưa tay bắt tay khách để thể hiện sự thịnh tình, mến khách của mình.

Hình ảnh: Bắt tay trong giao tiếp hằng ngày

Đứng lên khi bắt tay. Khi bắt tay phải nhìn thẳng vào mặt người mình bắt tay [không nhìn đi chỗ khác]. Cử chỉ, thái độ phải thể hiện phù hợp với mức độ quan hệ.

Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn.

Không đứng trên cao chìa tay bắt tay người đứng dưới, trừ trường hợp cá biệt [người ngồi trên xe tiễn người ở dưới, hoặc trao thưởng cho người đoạt giải đứng trên bục].

Không nên bắt tay chéo nhau, bắt tay qua đầu, qua vai người khác, hoặc dùng cả hai tay bắt với hai người cùng một lúc.

Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay, không tỏ thái độ khúm núm.

Khi buông tay, không nên nhìn xuống dưới bởi nó được coi là dấu hiệu của sự phục tùng, hạ thấp bản thân.

Hãy nhớ rằng mục đích của bắt tay trong công việc là chào hỏi, tạm biệt, thể hiện sự chúc mừng hay nhất trí về một vấn đề gì đó. Vì thế, việc bắt tay và chào hỏi nên được thực hiện bằng sự ấm áp, thân thiện và chân thành nhất.

Hoàng Anh [PX1]
Chia sẻ


Như thế nào là bắt tayđúng cách?

– Đứng cách đối phương khoảng một bước chân

– Phần thân trước hơi nghiêng về phía trước

– Hai chân đứng thẳng

– Đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.

Khi bắt tay nếu lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, thể hiện rằng bạn là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này.

Ngược lại, lòng bàn tay hướng về đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay.

Nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện sự tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp.

Nếu là mối quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo thường lệ bắt tay đúng cách là chỉ một lúc rồi bỏ ra, tốt nhất nên khống chế trong vòng ba đến năm giây.

Giữa bậc tiền bối và vãn bối [người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn] thì người tuổi tác và vị thế cao hơn sẽ đưa tay ra bắt trước, sau đó thì người còn lại mới có thể đưa tay ra bắt.

Tương tự, bắt tay đúng cách sẽ dựa trên nguyên tắc cấp trên trước, cấp dưới sau; nữ trước nam sau. Nếu người nam lớn tuổi hơn thì sẽ theo quy tắc ở phía trên.

Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình và gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người để thể hiện phép lịch sự.

Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, chủ nhà nên chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”.

Video liên quan

Chủ Đề