Cách biện pháp phòng chống giun đũa là gì

Giun sán là bệnh lý tương đối phổ biến ở nước ta. Các loại giun sán thường gặp ở người là: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim và sán lá gan.

Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.

Thông thường, người nhiễm bệnh giun sán có những biểu hiện như đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày. Táo bón hoặc tiêu chảy, có thể tiêu chảy kèm máu. Đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, nôn, chán ăn, tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun. Đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn. Trẻ em có một số triệu chứng như: Nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.

Nếu để bệnh kéo dài, không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: Viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, gây chứng thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch…

Cách phòng chống bệnh giun sán tốt nhất là chủ động cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần [ít nhất 2 lần trong năm]. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. Không ăn tiết canh, thịt tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường. Vệ sinh môi trường xung quanh. Không phóng uế bừa bãi.

Bệnh giun đũa do giun ký sinh ở ruột non của người, có thể gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng và một số biến chứng nội, ngoại khoa nguy hiểm.

1. Chẩn đoán bệnh:

- Lâm sàng:

Giai đoạn ấu trùng giun di chuyển qua phổi có thể gây hội chứng: ho khan, đau ngực, bạch cầu ái toàn tăng cao [20-40%]. X-quang hình ảnh thâm nhiễm phổi, các triệu chứng này sẽ hết sau 1 tuần.

Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non với số lượng ít, triệu chứng thường không rõ. Đôi khi đau bụng, ăn không tiêu, buồn nôn… Nếu số lượng giun nhiều gây lên tình trạng suy dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em [bụng to, chậm lớn]. Giun có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: giun chui ống mật.

- Cận lâm sàng:

Xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa; quan sát phân, chất nôn và phát hiện giun: chụp X-quang có thể giúp xác định giun trong đường ruột, đường mật; tìm ấu trùng trong đờm để xác nhận di chuyển qua phổi.

2. Đường lây truyền:

Trứng giun nhiễm vào người qua đường tiêu hóa bằng nhiều cách: ăn rau sống, quả tươi, nước lã, thức ăn bị nhiễm trứng giun. Dùng phân tươi để bón rau là yếu tố gây nhiễm trứng giun ra đất, rau quả… mạnh nhất. Ruồi là vật trung gian mang trứng giun từ đất nhiễm phân tới thức ăn đồ uống. Tay bẩn dính đất là yếu tố truyền bệnh phổ biến.

3. Thời gian lây truyền:

Bệnh nhân có thể gây ra đất, nước trong suốt thời gian có giun cái trong ruột. Trung bình giun trưởng thành sống trong ruột 12 tháng, có thể tới 24 tháng. Một giun cái đẻ mỗi ngày trên 200.000 trứng. Trứng giun sống nhiều năm ở đất.

4. Thụ bệnh và miễn dịch:

- Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm giun đũa.

- Từ khi nhiễm trứng khi giun trưởng thành gây bệnh khoảng 65-75 ngày.

- Miễn dịch rất yếu, không có khả năng bảo vệ.

5. Biện pháp phòng chống:

-Phòng bệnh tập thể:

+ Quản lý và xử lý tốt nguồn phân [ không dùng phân tươi, phân ủ chưa kỹ để chăm bón rau màu, không phóng uế bừa bãi].

Giun đũa chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Trứng giun chỉ bị tiêu diệt với nhiệt độ từ trên 60 độ C. Chính thói quen đi chân đất, tiếp xúc môi trường bên ngoài mà không có dụng cụ, phương tiện bảo vệ, không vệ sinh tay sạch sẽ... là nguyên nhân gây bệnh giun đũa.

Giun đũa có tác hại gì chó con người?

Giun đũa di chuyển bất thường sẽ gây tổn thương viêm ruột thừa, viêm tụy cấp do chui vào ống Wirsung, tắc mật do chui vào ống mật chủ, viêm túi mật, sỏi mật do xác hay trứng giun tạo thành sỏi, giun còn lên gan gây áp xe gan, thủng rụng, viêm phúc mạc.

Giun đũa lấy quà đau?

Bệnh giun đũa không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây trực tiếp từ người này qua người khác. Người nhiễm giun đũa thường do tiếp xúc với đất có lẫn phân người hay động vật có chứa trứng giun đũa, hoặc nguồn nước, thực phẩm có chứa trứng giun.

Giun đũa sống được bao lâu?

Giun đũa cái có khả năng đẻ trên 200.000 trứng/ngày. Đời sống của giun đũa từ 13-15 tháng. Trứng giun chỉ phát triển và có khả năng lây nhiễm khi bị thải theo phân ra ngoài ngoại cảnh.

Chủ Đề