Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bài viết này mình sẽ chia sẻ tất tần tật các cách cài đặt Driver cho máy tính, bao gồm cả cài driver tự động và cài driver thủ công.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Mỗi khi Ghost lại Win hoặc cài đặt mới hệ điều hành Windows của mình, chắc hẳn ít nhiều sẽ có những Driver chưa được cài đặt hoặc đang ở phiên bản quá cũ. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những lỗi lớn nhỏ đối với máy tính của bạn.

Lưu ý: Nếu bạn chỉ bị hỏng Bluetooth Driver thì có thể tham khảo bài viết hướng dẫn update Bluetooth Driver trên Windows 10 nhé.

Hơn nữa những chương trình cài đặt Driver tự động không thể cập nhật đầy đủ 100% Driver mới và chuẩn cho phần cứng của bạn, vì vậy khi đó ta phải sử dụng phương pháp cài đặt Driver thủ công mà trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

1. Driver là gì?

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Cửa sổ quản lý Driver máy tính Windows: Device Manager

Câu hỏi này mình đã trả lời và giải thích rất rõ trong nhiều bài viết của freetuts liên quan đến phần mềm / phần cứng máy tính. Tuy nhiên nếu đây là lần đầu bạn thấy thuật ngữ này thì mình sẽ tóm tắt sơ lược về Driver.

Driver được dịch nôm na sang tiếng Việt là “trình điều khiển”, hiểu đơn giản phần mềm này là một “tổ hợp thành phần” trong hệ điều hành, có vai trò chủ chốt trong cầu nối giao tiếp giữa hệ điều hành và phần cứng.

Tức khi hệ điều hành muốn giao tiếp với phần cứng ví dụ như “chuột”, hệ điều hành sẽ phải hiểu về cách điều khiển và giao tiếp với nó, làm sao để biết ta bấm chuột trái hay phải và di chuột về hướng nào.

Trình điều khiển khác quan trọng ví dụ như driver âm thanh, thiếu driver này máy tính sẽ không thể phát nhạc, thiếu driver card màn hình sẽ không thể chơi game hay làm việc liên quan tới đồ họa được.

Như vậy bạn cũng có thể biết là số lượng Driver nhiều tới mức nào, một máy tính để bàn (PC) thường có trên 100 Driver khác nhau, của rất nhiều hãng và thiết bị ngoại vi - nội vi lớn nhỏ.

Vì thế để tự cài đặt hơn 100 Driver một cách thủ công là một điều không thể. May mắn thay tất cả các bộ cài Windows ngày nay đều tự cài đặt sẵn Driver, bao gồm các bộ cài Windows ISO cho đến những bản ghost win.

Tuy nhiên số lượng Driver mà các bộ cài Windows có thể “tự cài đặt” trên đây rất hạn chế. Vì vậy những Driver của những thiết bị ngoại vi mới như card đồ họa, card wifi, card bluetooth...chúng ta thường phải cài đặt và cập nhật thủ công.

2. Cách cài đặt Driver cho máy tính thủ công

Trước tiên để cài đặt Driver thì ta phải biết tên của nó là gì thì mới có thể tìm được, các bạn làm như sau:

Bước 1: Kết nối thiết bị muốn cần sử dụng/ cần cài Driver.

  • Đối với thiết bị ngoại vi: Một số thiết bị ngoại vi phổ biến thường phải cài đặt thêm Driver như: USB Wifi, USB Bluetooth, USB 4G, card màn hình, card ethernet/ wifi và bluetooth...các bạn hãy kết nối vào máy tính để hệ điều hành có thể nhận diện chúng(và thậm chí Windows có thể tự cài đặt driver cho những thiết bị ngoại vi này luôn).
  • Đối với thiết bị Onboard(thiết bị nội vi): Tức là thiết bị của bạn được gắn liền với mainboard thì rõ ràng hệ điều hành đã nhận biết chúng, vì được kết nối trực tiếp từ bo mạch chủ mà. Do đó ta chỉ việc tìm và cài đặt driver cho nó thôi !

Sau khi chắc chắn tất cả những thiết bị bạn cần sử dụng, cần cài driver đã kết nối và được hệ điều hành nhận dạng. Bạn tiếp tục thực hiện các thao tác dưới đây.

*Lưu ý: Mình đang sử dụng Windows 7 để hướng dẫn, các bạn làm tương tự với các hệ điều hành Windows khác nhé.

Bước 2: Bấm chuột phải vào My Computer (This PC) -> Chọn Manage.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 3: Tại cửa sổ Computer Management -> Click vào Device Manager.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 4: Cửa sổ này sẽ hiển thị chi tiết danh sách Driver của máy tính.

Tại đây bạn tìm mục Other device -> Bấm chuột phải vào Unknow device -> Chọn Properties.

*Giải thích nhanh: Đây là mục driver máy tính chưa cài đặt.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 5: Tại cửa sổ Unknow deviece Properties -> Chuyển qua tab Details.

-> Bấm chuột phải vào tên đầu tiên trong mục Value -> Bấm Copy (đây là tên của driver).

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 6: Mở trình duyệt Web -> Truy cập Google.com -> Dán tên Driver vừa mới copy ở bước năm vào và bấm tìm kiếm.

*Lưu ý: Để có thể tải phiên bản phù hợp với hệ điều hành của mình, bạn nên tìm kiếm theo cú pháp sau.

"Tên driver"+ "Windows X" + "64-bit hoặc 32-bit"+"Tên dòng máy laptop "+"Tên phiên bản laptop"

Trong đó:

  • "Tên driver" chúng ta đã copy từ bước năm.
  • "Window X" là hệ điều hành bạn đang sử dụng, ví dụ như Windows XP, Windows 7 hoặc Windows 10...
  • "64-bit hoặc 32-bit" là phiên bản hệ điều hành Windows, bạn có thể tham khảo cách kiểm tra cấu hình máy tính để biết mình đang sử dụng phiên bản Windows nào.
  • "Tên dòng máy laptop "+"Tên phiên bản laptop": Mục này dành cho bạn nào đang sử dụng laptop, nhưng bạn phải chắc chắn rằng Driver này nằm trong laptop của bạn, nếu không hãy bỏ qua mục này.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 7: Truy cập trang top 1 google để có kết quả chính xác nhất, bạn nên chắc chắn phiên bản này là loại 32-bit hoặc 64-bit để phù hợp với HĐH Windows (rất quan trọng).

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 8: Trang web tải driver này có thể giao diện của bạn sẽ không giống mình, bạn nên kiểm tra đúng thông tin của driver gồm các mục sau:

  • Tên Driver
  • Dành cho hệ điều hành nào?
  • Phiên bản hỗ trợ loại 32-bit hay 64-bit.

-> Sau khi kiểm tra đúng thông tin, phù hợp với cấu hình máy tính, bạn hãy bấm Download để tải xuống trình cài đặt.

*Lưu ý: Nếu Driver này chưa đúng thông tin với cấu hình và thiết bị của bạn, hãy tìm lại với cú pháp "Tên driver"+ "Windows X" + "64-bit hoặc 32-bit" như mình đã đề cập, thử truy cập vào một trang web tải xuống khác.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 9: Trình cài đặt Driver thủ công thường ở dạng nén ZIP.

-> Bạn hãy giải nén file này bằng WinRAR với thao tác: Bấm chuột phải vào file tải xuống -> Chọn Extract to...

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 10: Mở thư mục vừa giải nén -> Clik đúp vài file Setup để bắt đầu quá trình cài đặt.

-> Cửa sổ cài đặt Driver của bạn sẽ hiện ra, bạn cứ bấm Next cho đến khi quá trình kết thúc.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 11: Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn khởi động lại (Reset) máy để xem kết quả nhé.

Như ví dụ bên dưới, trình cài đặt này cho phép mình lựa chọn khởi động lại máy luôn.

Tuy nhiên mình không chắc trình cài đặt của bạn có tính năng tương tự. Vì driver có đến hàng triệu loại khác nhau cho máy tính, nhưng bạn hãy cứ khởi động lại máy để xem kết quả nhé.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Bước 12: Truy cập Computer Management để xem kết quả, bạn có thể thấy mục Other device đã biến mất, driver cần cài đặt đã hiện lên rồi nha !

Giờ đây bạn có thể thoải mái sử dụng thiết bị ngoại vi, hoặc bất cứ thiết bị nào bạn đã cài Driver một cách thoải mái.

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

3. Cài đặt Driver tự động cho máy tính

Nếu bạn thấy cách thủ công trên đây quá phức tạp, hãy thử ngay những phần mềm tự động cài driver dưới đây mình chia sẻ.

Với những phần mềm này, bạn chỉ cần một nút bấm là có thể cài đặt ngay những driver bị thiếu. Phần mềm bam gồm cả chức năng quét chuyên sâu, giúp phát hiện những driver bị lỗi hoặc quá cũ, giúp nhanh chóng sửa chữa và cập nhật chỉ với một nút bấm.

Có rất nhiều phần mềm khác nhau, tuy nhiên sau nhiều thời gian sử dụng mình chọn lọc được ra 2 phần mềm cài driver tự động chất lượng nhất dưới đây:

Phần mềm tự động cài đặt driver - Easy Driver (Wandr)

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Phần mềm miễn phí giúp bạn cài Driver chỉ với 1 click, giúp bạn cài đặt Driver nhanh chóng mà không cần mạng Internet. Với tính năng ưu việt này, nhiều lập trình viên còn tích hợp phần mềm vào các bản ghost đa cấu hình để tự động cài driver sau khi ghost win.

Download Easy Driver miễn phí

Phần mềm tự động cài đặt driver - Driver Booster

Cách cài driver từ đĩa cho máy tính

Ưu điểm nổi trội của phần mềm là sở hữu hơn 3 triệu loại Driver khác nhau, giúp bạn có thể cài đặt bất kỳ trình điều khiển của thiết bị nào một cách nhanh chóng. Phần mềm cần Internet để tải xuống và cài đặt Driver, mình đã thử nghiệm và thấy tốc độ tải xuống cực kỳ nhanh chóng, rất tiện lợi để sử dụng.

Ngoài ra phần mềm có thêm công cụ Game Boost, giúp giảm đáng kể dung lượng RAM và tối ưu máy tính của bạn trong quá trình chơi game.

Phần mềm đang được bán với mức giá 22.95 $. Tuy nhiên mình biết đây là con số khổng lồ đối với hầu hết học sinh/ sinh viên và thậm chí cả người đi làm, dưới đây sẽ là link tải miễn phí cho các bạn.

Download Driver Booster miễn phí

4. Sử dụng bản Ghost đã cài đặt Driver sẵn

Nếu bạn chỉ đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng để cài đặt Driver sau khi "cài mới" lại hệ điều hành Windows, thì việc sử dụng bản ghost đa cấu hình là lựa chọn tuyệt vời.

Như mình vừa đề cập, phần mềm Easy Driver tự động cài đặt driver không cần kết nối mạng, do đó những bản Ghost đa cấu hình có tích hợp Easy Driver sẽ tự động cài đặt trình điều khiển cho máy tính của bạn.

Kết quả là sau khi cài hệ điều hành bằng những bản ghost đa cấu hình, bạn sẽ không phải bận rộn với công việc cài đặt Driver nữa, quá trình này đã được tự động trong quá trình Ghost Win rồi.

Dưới đây là link tải các bản ghost Windows chuẩn và mới nhất, bạn hãy tải xuống và cài đặt Windows với những bản ghost đa cấu hình này nhé:

5. Kết luận

Cuối cùng mình xin chia sẻ một phương pháp không được ưa chuộng lắm, đó chính là sử dụng Windows Update. Hiện tại tính năng này chỉ còn tren Windows 10, tuy nhiên phải là bản trả phí 100% thì mới có thể sử dụng được. Vì vậy nếu bạn đang sử dụng Windows 10 phiên bản chính thống hãy dùng cách này để fix nhanh nha.

Trên đây là tất tần tật những cách cài đặt driver cho máy tính mà mình đã tổng hợp được trong năm 2022. Với những phương pháp chi tiết bao gồm cả thủ công và tự động trên đây thì chắc chắn bất kỳ ai cũng có thể tự cài đặt Driver cho máy tính của mình. Bạn đừng ngần ngại chia sẻ bài viết này cho bạn bè và đồng nghiệp khi họ chưa biết thủ thuật này nha.

Trước khi rời đi, hãy nhanh tay dấu trang chuyên mục Thủ Thuật của Freetuts để có thể theo dõi tin tức công nghẹ, cập nhật các thủ thuật thú vị và hữu ích cho máy tính cũng như điện thoại của mình nhé.