Cách chăm hoa giấy cẩm thạch

Hoa giấy được nhiều người biết đến như một huyền thoại của các loài hoa. Nhắc đến cây bông giấy cẩm thạch chúng ta lại nghĩ ngay đến những cổng rào hoa rực rỡ hay các chậu hoa đặt trước thềm nhà.

Giới thiệu cây bông giấy cẩm thạch

Cây này có một cái tên rất kiêu sa là cây bông hoa giấy cẩm thạch. Tên gọi khác là cây hoa giấy lá bạc, cây hoa giấy var, cây hoa giấy đột biến.

Hoa giấy có tên khoa học là BougainvilleaVar, thuộc họ thực vật Nyctaginaceae [hoa giấy].

Cây bông giấy cẩm thạch có nguồn gốc xuất xứ từ Brazil [Nam Châu Mỹ].

Đây là cây hoa được đánh giá là đẹp nhất trong các loài hoa giấy. Nếu có dịp đi dạo tại các bờ biển, chúng ta sẽ thấy hoa giấy rất được ưa chuộng tại nơi đây vì tính chất chịu hạn, chịu nắng của chúng.

Ngoài ra, cây bông giấy cẩm thạch còn có một công dụng mà ít người biết đến đó là làm thuốc chữa bệnh. Các bệnh như: Bệnh mạch vành, bệnh viêm gan, bị ho và đau họng đều sẽ khỏi nhờ vào những cánh hoa giấy.

Đặc điểm hình thái của cây bông giấy cẩm thạch

Ở miền Tây Nam Bộ, giống cây này được nhân ra nhiều nhất. Về đặc điểm sinh lý, cấu trúc cây, tốc độ sinh trưởng giống hoàn toàn với những loại hoa giấy trên thị trường hiện nay. Điểm khác biệt nhất nằm ở lá của chúng.

Lá của những cây hoa thông thường có màu xanh lục không hòa trộn với bất kỳ màu nào khác. Thì ngày nay, chúng ta có cây bông giấy cẩm thạch với lá gồm 2 màu: xanh lục ở giữa và trắng bạc làm viền.

Lá cứng cáp ít rụng, cuốn lá ngắn, hình mác giáo, thuôn dài ở đỉnh và nhọn tại gốc. Lá mọc cách nhau có chiều dài từ 2 5cm, rộng khoảng 3cm.

Hoa của cây sở hữu một dải màu sắc như hồng, tím, tía, cam, trắng, đỏ, vàng. Hoa nở sai bông, ra hoa quanh năm mà không cần dùng đến thuốc tăng trưởng. Những cánh hoa mỏng manh và không có mùi thơm nên mới được gọi với cái tên hoa giấy.

Vì cây thường mọc um tùm, cành lá xum xuê nên rễ cây phát triển thành chùm và phân nhiều nhánh, bám rất chắc vào lòng đất sau đó lan rộng ra xung quanh để giữ cho cây đứng vững.

Thân cây bông giấy cẩm thạch có gai, dạng dây leo thân gỗ hoặc dạng bụi. Khi trưởng thành, cây có chiều cao trung bình từ 2 3m. Khi già trên thân thường xuất hiện những vết u sần, trái ngược với những cây con xanh mướt.

Đặc điểm sinh lý của cây bông giấy cẩm thạch

Cây bông giấy cẩm thạch ưa nhiệt độ, ánh sáng cao, chịu nhiệt tốt, thích hợp phát triển ở vùng nhiệt đới như Việt Nam.

Nếu cây thiếu ánh sáng hoặc lượng nước tưới dư thừa sẽ dẫn đến cây không ra hoa. Mức độ nặng hơn cây sẽ chết.

Cách trồng và chăm sóc cây bông giấy cẩm thạch

Muốn nuôi một loại cây sinh trưởng và phát triển tốt thì cần tham khảo kỹ các tài liệu hướng dẫn để có hướng chăm sóc đúng đắn. Sau đây là một vài mẹo trồng và chăm sóc cây cho người mới bắt đầu.

Cách trồng cây bông giấy cẩm thạch

Ngày nay trên thị trường hầu hết các loại hoa giấy đều được nhân giống bằng cách giâm cành. Vào tháng 4 và tháng 9 là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu thực hiện.

Chọn cành giâm không quá già, thường là 1 2 năm tuổi. Mỗi cành có chiều dài từ 25 30 cm, chú ý nên chọn cành có từ 2 5 mắt cây để dễ dàng nhân giống. Sau khi cắt cành giống ra khỏi cây, bôi vôi ngay vào để tránh bị nhiễm nấm bệnh.

Chọn loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng nhưng không được ẩm ướt.

Bước 1: cắt vát đầu gốc, vết cắt phải ngọt không được xước dăm.

Bước 2: Giâm cành xuống đất sâu khoảng 10cm nghiêng 1 góc 20 độ, mỗi cành cách nhau tối thiểu 20cm.

Bước 3: tưới nước từ 2 3 lần một ngày và nhớ che nắng cho cây để cây được thoáng mát. Sau khoảng 2 tuần cây sẽ bắt đầu mọc rễ và phát triển.

Cách chăm sóc cây bông giấy cẩm thạch

Cây bông giấy cẩm thạch không chịu được ngập úng nên khi tưới chỉ cần một lượng nước vừa đủ để giữ đất ẩm là đủ.

Không nên bón phân quá thường xuyên vì sẽ làm cây phát triển nhanh và rậm rạp. Nên bón phân cách 4 tháng 1 lần hoặc khi muốn cây nở hoa vào dịp quan trọng. Nếu thấy cây phát triển nhanh và không hợp với địa hình hãy ngưng bón phân cho cây.

Cây bông giấy cẩm thạch là loại cây thích nhiệt độ cao, nếu trồng trong nhà hãy cố gắng cho cây phơi nắng ít nhất 6 tiếng 1 ngày để cây giữ được sức khỏe tốt.

Hoa thường mọc um tùm và có nhiều gai nên việc cắt tỉa cây là việc làm cần thiết. Nên đeo găng tay vì một số người sẽ bị kích ứng với nhựa hoa.

Nếu cây phát triển quá lớn và chiếc chậu cũ đã không vừa hãy thay một chiếc chậu khác lớn hơn nhưng hãy cẩn thận tránh làm đứt rễ.

Cây bông giấy cẩm thạch hợp mệnh gì?

Người xưa quan niệm cây hoa giấy là một trong những loại cây xua đuổi tà ma rất hiệu nghiệm. Vì thế cây thường được đặt trước sân hoặc trồng thành giàn để loại bỏ âm khí trước khi vào nhà.

Cây hoa giấy còn tượng trưng cho một cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc. Những cánh hoa khắn khít biểu trưng cho sự kết nối chặt chẽ của các mối quan hệ.

Người mệnh thổ rất thích hợp với cây bông giấy cẩm thạch. Khi trồng cây này trong nhà, gia chủ sẽ làm ăn thuận lợi, may mắn mọi mặt và có cuộc sống hạnh phúc.

Ngoài ra, những tuổi Tỵ, Mậu Dần là 2 tuổi sẽ có được tài lộc, vận may khi trồng cây hoa giấy cẩm thạch trong nhà.

Nên đặt cây bông giấy cẩm thạch ở vị trí nào trong nhà?

Cây bông giấy cẩm thạch mọc thành chùm nên thường được trang trí ở các khoảng sân hoặc trên ban công. Chúng ta cũng có thể trồng trong chậu nhỏ treo ở cửa sổ, treo lên giàn cây, cũng rất xinh xắn.

Loại cây cảnh bonsai thường được đặt trên bàn phòng khách, bàn học, bàn làm việc, mỗi nơi sẽ có những ý nghĩa và vẻ đẹp riêng.

Ngoài ra những công trình kiến trúc cũng thường xuyên lựa chọn loại hoa này để trồng thành thảm nền cho các cảnh quan như: công viên, khu đô thị, trường học,

Trụ nhựa trồng cây - 10.000 đ - 25 x 3 cm

Video liên quan

Chủ Đề