Cách chăm sóc người bị viêm gan B

Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B hiệu quả. Ngoài ra, để thực hiện được các hướng dẫn này bạn đừng bỏ qua phần lưu ý ở cuối bài để giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn nhé.

Bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B hiệu quả.

Với phương pháp chữa trị viêm gan B tại nhà thì không thể thiếu đi bước lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân. Bạn sẽ cần có đầy đủ dữ kiện từ việc thăm khám và kết quả chẩn đoán điều dưỡng như:

  • Người bệnh có cơ thể gầy gò, ăn kém; cổ trướng, phù do áp lực tĩnh mạch tăng và áp lực keo giảm.
  • Có nguy cơ biến chứng chảy máu tiêu hoá và biến chứng hôn mê gan.
  • Người bệnh không hiểu rõ về tình trạng sức khoẻ của bản thân; thiếu kiến thức và phòng bệnh.

Kế hoạch chăm sóc cho người bị viêm gan B sẽ bao gồm tối thiểu các yếu tố dưới đây:

Chế ăn uống của người bị viêm gan B cần phải được đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường chức năng gan. Vì gan làm nhiệm vụ bài tiết và thải độc tố của cơ thể; nếu người bệnh nạp quá nhiều đồ ăn chứa chất có hại vào cơ thể sẽ khiến gan bị quá tải.

Vì thế, khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B cần chuẩn bị các nhóm thực phẩm giàu protein [thịt nach, trứng, hải sản,…]; các loại củ, các loại hạt; rau xanh; sữa, vitamin, khoáng chất các loại đỗ và hoa quả tươi.

Trên đây là những nhóm thực phẩm cần được bổ sung vào chế độ ăn uống cho người mắc viêm gan B. Chúng có tác dụng giải độc tốt, làm mát gan và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.

Ở một số loại thực phẩm sẽ chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi gan; tăng khả năng hấp thụ.

Bên cạnh đó, trong kế hoạch chăm sóc cho người mắc bệnh viêm gan B cũng cần chỉ ra những loại thực phẩm cần phải kiêng tuyệt đối như: các chất kích thích; đường hoá học;… đặc biệt là rượu bia cần kiêng ít nhất 6 tháng.

Việc theo dõi sức khỏe thường xuyên cho người bệnh sẽ giúp bác sĩ biết được phương pháp mình đưa ra liệu đã phù hợp hay chưa; cần điều chỉnh thêm ở đâu.

Khi tình trạng sức khoẻ của người bệnh thay đổi, bác sĩ cũng cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B mới để đáp ứng được nhu cầu cơ thể.

Việc người bệnh nắm rõ các kiến thức về theo dõi; phòng tránh và kiêng cữ sẽ giúp quá trình điều trị sớm đem lại hiệu quả tốt. Một số thông tin người bị viêm gan B cần phải nắm được như:

Nguồn lây bệnh viêm gan B:

  1. Máu: chỉ cần những hành động sơ ý nhỏ cũng có thể truyền nhiễm cho rất nhiều người. Ví dụ như: dùng chung dụng cụ y tế, đồ dùng cá nhân hàng ngày hoặc dụng cụ làm đẹp mà chưa được sát khuẩn kỹ
  2. Sinh dục: Con đường lây nhiễm này sẽ thường gặp bởi những ai có lối sống bừa bãi; không chung thủy.
  3. Mẹ bầu truyền nhiễm sang con: Vi-rút viêm gan B sống trong máu và dịch âm đạo của người mẹ nên trong thời gian thai kỳ và lúc đẻ sẽ khó tránh khỏi việc lây nhiễm.

Triệu chứng của người mắc viêm gan B:

Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 60 – 90 ngày; sau khi bệnh khởi phát, người mắc viêm gan B sẽ có biểu hiện sốt nhẹ [37,5 độ – 38 độ C]; rối loạn đường ruột, tiêu hóa [chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa nóng, tiểu ít và có màu sẫm]; cơ thể đau mỏi và mất ngủ.

Thời gian toàn phát của bệnh viêm gan B trung bình sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 4 tuần. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện thêm dấu hiệu vàng da; vàng mắt sau đó sắc tố vàng trên da sẽ từ từ tăng dần.

Khi ở thời kỳ mãn tính: Người bệnh sẽ tái phát những tình trạng trên nhiều lần; khi những tổn thương này kéo dài trên 6 tháng thì sẽ rất khó khăn cho việc điều trị.

Triệu chứng của người mắc viêm gan B

Kế hoạch chăm sóc người mắc viêm gan B được xem là thành công nếu:

  • Giảm tuần hoàn bàng hệ
  • Giảm cổ trướng
  • Không còn dấu hiệu vàng da
  • Không còn dấu hiệu chảy máu chân răng; chảy máu dưới da và chảy máu cam.
  • Người bệnh cảm thấy tinh thần thoải mái hơn; ăn ngon miệng và cơ thể đầy đặn hơn.
  • Người bệnh không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.

Nắm vững 6 bước trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B dưới đây để sớm đem lại hiệu quả.

Người bệnh cần được nằm ngửa; đầu nghiêng hẳn sang một bên để tránh hít phải chất nông hay chất xuất tiết. Đồng thời cho thở 02 và theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết của người bệnh.

Khi tiếp nhận chăm sóc cho người bệnh; cần phải đo huyết áp, cặp nhiệt độ và lấy mạch ngay sau đó. Tiếp theo, chuẩn bị sẵn dụng cụ, dịch truyền và thuốc nâng huyết áp.

Các biến chứng của người mắc viêm gan B có thể gặp phải như: viêm gan tối cấp; viêm gan mãn tính; viêm cơ tim; viêm cơ tụy và các biến chứng khác.

Các biến chứng của bệnh viêm gan B trong từng giai đoạn là khác nhau

Một số xét nghiệm máu cần phải được thực hiện như: Transaminase; Bilirubin; xét nghiệm nước tiểu và đo tỉ lệ prothrombin.

Nếu người bệnh có các biểu hiện dưới đây bạn cần phải thực hiện như:

  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện chán ăn, nôn mửa nhiều: cần vệ sinh răng miệng.
  • Chăm sóc làm sạch vệ sinh bề mặt da như: tắm nước ấm và giữa cho da không bị lở loét và tẩy uế các chất bài tiết.
  • Sắp xếp cho người mắc viêm gan B một chỗ nằm riêng; không sử dụng chung nhà vệ sinh.
Trong cách bước lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thì việc quan tâm, chăm sóc về mặt tâm lý là vô cùng cần thiết

Ngoài các chế độ ăn như đã nêu trên, người bệnh cần được ăn uống và sử dụng thuốc đúng giờ. Trong đó, người mắc viêm gan tối cấp có biểu hiện phù nên sử dụng thuốc lợi tiêu; chú ý trong thực đơn cần bổ sung Kali

Với người bị bệnh nặng không thể ăn uống có thể sử dụng dịch truyền ưu tương; nếu người bệnh có biểu hiện nôn nhiều và mất nước hoặc hôn mê sẽ được ăn bằng ống thông dạ dày.

Cho đến nay vẫn chưa thể tìm ra thuốc chữa trị tận gốc; thế nhưng nếu được lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B hiệu quả thì có thể điều trị triệu chứng và phòng được các biến chứng nguy hiểm.

Một số những lưu ý không thể bỏ qua khi chăm sóc bệnh nhân viêm gan B như:

  • Người bệnh cần được kiểm tra men gan và HBeAg 6 tháng 1 lần
  • Bệnh nhân phải kiêng tuyệt đối với rượu bia và các chất kích thích
  • Không cần sử dụng thuốc điều trị viêm gan B nếu men gan không có dấu hiệu tăng; và HBeAg âm tính.
  • Người thân của bệnh nhân nên đi kiểm tra và tiêm phòng vắc-xin viêm gan B [nếu chưa bị nhiễm].
  • Băng bó các vết thương hở của bệnh nhân cẩn thận
  • Không nên quá lo lắng nhưng cũng không được quá chủ quan về việc truyền nhiễm viêm gan B.
  • Người bệnh cần có tâm trạng vui vẻ, lạc quan như vậy đã có thể hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B hiệu quả thì có thể điều trị triệu chứng và phòng được các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm gan B. Hi vọng bạn có thể vận dụng những thông tin trên một cách hiệu quả và đem lại tiến triển cho người bệnh.

Bluecare xin chia sẻ hướng dẫn làm kế hoạch chăm sóc bệnh nhânviêm gan b, hy vọng bài viết giúp ích được các bạn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.

  • Lập kế hoạch chăm sóc:
  • Làm hết tình trạng vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng cho người bệnh
  • Làm giảm mệt mỏi cho người bệnh
  • Giảm nguy cơ biến chứng
  • Giáo dục sực khỏe
  • Thực hiện chăm sóc
  • Làm hết tình trạng vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng cho người bệnh

+ Theo dõi đánh giá mức độ vàng da, vàng mắt hàng ngày.Mức độ vàng da mà đi hay đậm hẳn lên

+ Theo dõi màu sắc nước tiểu và lượng nước tiểu hàng ngày.

+ Dùng thước Glucoza uống hay truyền, lợi mật, dùng thuốc bảo vệ chống sự hủy hoại tế bào gan

+ Theo dõi và làm xét nghiệm Bilirubin, Transaminaza, sắc tố mật…

  • Làm giảm mệt mỏi cho người bệnh

+ Đánh giá mức độ mệt mỏi của người bệnh, trường hợp nặng người bệnh mệt mỏi nhiều.

+ Người bệnh cần được nghỉ ngơi cả thể xác lẫn tinh thần.Tuy mức độ người bệnh nằm nghỉ tại giường và đi lại nhẹ nhàng trong phòng hay nằm nghỉ tuyệt đối.

+ Động viên người bệnh yên tâm điều trị tránh lo lắng không cần thiết, làm người bệnh mất ngủ.

  • Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh: động viên chịu khó ăn uống đầy đủ dinh dưỡng chia nhỏ làm nhiều bữa ăn nhiều đạm hoa quả.
  • Giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh, người điều dưỡng cần theo dõi sát sao biến chứng của bệnh

+ Người bệnh viên gan giai đoạn cấp cần điều trị tích cực, phát hiện sớm và kịp thời khi người bệnh có biểu hiện rối loạn tri giác, dấu hiệu tiền hôn mê gan như lú lẫn, ngủ gà,  hành vi bất thường…

+ Theo dõi sat dấu hiệu sinh tồn. Những trường hợp diễn biến nặng, người bệnh lên cơn sốt cao, mạch nhanh, huyết áp hạ, suy tuần hoàn, thở mùi axeton trong viêm gan tối cấp.

+ Phát hiện kịp thời dấu hiệu phù, tuần hoàn hệ cổ trướng.

+ Không nên dùng thuốc độc cho gan: kháng sinh, an thần, tránh thai.

+ Phụ nữ có thai mắc viêm gan cần phát hiện sớm và điều trị sớm để tránh xảy thai xuất huyết khi đẻ.

  • Giáo dục sức khỏe: nhằm trang bị cho họ những kiến thức để họ hiểu và an tâm phối hợp điều trị

+ Các ngăn ngừa  biến chứng viêm gan ác tính, viêm gan mãn, xơ gan…

+ Cách phòng bệnh và tránh lây lan cho những người xung quanh.

+ Vai trò quan trọng của việc nghỉ ngơi dinh dưỡng.

Bluecare – ứng dụng đặt lịch đặt lịch chăm sóc bệnh nhân tại nhà, chăm sóc người cao tuổi tại nhà,  chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện  tập phục hồi chức năng vật lý trị liệu, châm cứu xoa bóp bấm huyệt , tác động cột sống, thay băng cắt chỉ rửa vết thương, hút đờm dãi, đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, tắm gội cho bệnh nhân tại nhà, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện. Link cài đặt ứng dụng: //bluecare.vn/app  Hotline 0985768181.

Xem thêm:

Tất tần tật thủ thuật điều dưỡng

Bách khoa về chăm sóc vết thương

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Lập và thực hiện kế hoạch điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

Video liên quan

Chủ Đề