Cách chăm sóc phôi nấm sò

Hướng dẫn kĩ thuật trồng nấm sò này dùng cho các loại phôi nấm sau:

1. bào ngư xám (sò xám)

2.bào ngư trắng (sò trắng)

3.bào ngư vàng (sò vàng)

4.bào ngư hồng (sò hồng)

5. các chủng nấm sò khác.

I. XỬ LÝ PHÔI NẤM SÒ

Sau khi nhận phôi nấm sò về nhà cần làm ngay các bước sau:

1. Tháo bao tải đựng nấm:

Để vận chuyển nấm dể dàng shop thường đóng bao tải, bao nilong. Tuy nhiên nấm cũng cần phải thở, và nhiệt độ cao không tốt cho tơ nấm. Do vậy, khi nhận được nấm nhớ tháo bao và để nấm ra chổ thoáng mát ngay. Thường là sẽ để nguyên 1-2 ngày không tác động vào. Lúc này, tơ nấm cần hồi phục sau quá trình vận chuyển .

2. Kiểm tra bịch phôi nấm:

Như hình bên ta thấy bịch bên trái tơ ăn mới khoảng 80% bịch. Bịch ở ngoài cùng mới là ăn kín bịch.

Nếu bịch phôi tơ chưa chạy kín đáy bịch:

Cách chăm sóc phôi nấm sò

mang bịch phôi nấm ra để chổ thoáng mát (không có nắng chiếu trực tiếp), không tưới nước, không làm gì cả vài hôm, tơ nấm sẽ chạy kín đáy bịch.

Bịch phôi tơ đã chạy kín,đôi khi phôi hơi già tuổi hơn 1 chút sẽ có màu hơi vàng vàng cũng không ảnh hưởng tới chất lượng, ngược lại còn ra rất nhanh.

  • Với bịch phôi đã ăn kín thì chúng ta bắt đầu tiến hành tháo nút, treo đặt và rạch bịch.Qui trình được nêu ngay dưới đây.
II. TIẾN HÀNH TRỒNG NẤM:

1. Chọn nơi trồng:

Nơi trồng nấm cần đảm bảo các quy tắc như sau:

Kín nắng (nắng khác ánh sáng)

Kín gió

Có ánh sáng (ánh sáng tự nhiên trong nhà hoặc ánh sáng đèn)

Nhiều độ ẩm (có thể dùng khăn ẩm, thùng xốp, lưới lan, vảiđể che chắn xung quanh lại nhầm duy trình độ ẩm lâu hơn)

**** lưu ý: không để trong phòng ngủ, không để nơi có quạt thổi trực tiếp.

  • Về hình thức treo bịch chúng ta sẽ xem phần cuối bài để bố trí cho phù hợp với không gian.

2. Dọn vệ sinh khu vực trồng:

Vệ sinh vị trí đặt nấm bằng cách quét dọn hết rác dùng xà phòng loãng dội lên tường hoặc nền nơi đặt nấm, để yên 15 phút sau đó dội lại với nước sạch và để khô tự nhiên. Làm cách này sẽ giúp hạn chế nấm mốc tiềm ẩn gây bệnh cho nấm.

3. Tháo bông và rạch thân và treo.

Khi thấy sợi nấm ăn kín từ trên xuống đáy và bịch nấm có màu trắng đồng nhất thì rạch bịch đưa ra treo.

Cách rạch: Bỏ nút bông, nén nhẹ bịch nẩm rồi buộc lại bằng dây chun. Tiến hành rạch từ 4 6 vết rạch quanh túi, rạch so le nhau chia đều quanh bịch, vết rạch dài 3 4 cm, sâu 2 3cm. Rạch theo chiều dọc hoặc chéo.

Lưu ý:

Có thể không rạch cho nấm ra ở miệng bịch.

Phải phạm vào trong 2cm-3cm, cắt đứt tơ.

Không nên dùng dao bị rỉ sét dể làm nhiễm trùng, hoặc vết rạch quá lớn làm nấm lâu hoặc không ra.

4. Chăm sóc:

Hàng ngày tưới ẩm nền và xung quanh.

Sau 4 6 ngày, mầm xuất hiện ở vết rạch. Lúc đó ta tưới phun sương trực tiếp vào bịch nấm, giữ ẩm đều, mỗi ngày tưới 2 3 lần. Lượng nước tưới và số lần tưới điều chỉnh cho phù hợp để lúc nào cũng có một lớp nước ẩm trên mũ nấm.

Chỉ tưới nước trên thân, ngoài bịch (không tưới nước vào trong bịch vì nấm không cần nước chỉ cần độ ẩm).

Lỡ nước có vào trong bịch thì tìm cách chắt nước ra ngoài tránh làm tơ nấm ngộp nước.

Nên tưới thành nhiều lần trong ngày để duy trình độ ẩm, càng ẩm nấm càng nhanh ra. nếu ko có điều kiện tưới nhiều thì có thể thay thế bằng cách trùm khăn ẩm, che chắn, làm hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun sương.

Nếu nấm lâu ra phải xem lại nước tưới có nhiều clo quá không, nên vặn nước để qua đêm cho bay hết clo hãy dùng.

5. Thu hoạch:

Thông thường với bịch phôi nấm tơ đã chạy kín bịch, bắt đầu tưới nước khoảng 5 tới 7 ngày nấm ra. Tuy nhiên nấm có thể ra chậm hơn vì 1 số nguyên nhân như:

** Loại giống nấm bào ngư dài ngày cần 20 tới 25 ngày (tuy thời gian ra lâu tuy nhiên phôi năng xuất cao hơn)

** Vị Trí trồng thiếu ẩm, thiếu nước.

** Vết rạch quá sâu, hay rạch bằng dao rỉ.

Nấm sò mọc thành cụm, khi hái ta hái cả cụm, không để sót gốc.

Hái nấm đúng độ tuổi (khi nấm có đường kính mũ 3 5 cm).

Sau khi thu hái 1 đợt ngừng tưới nước trự tiếp vào bịch nấm 4 7 ngày.Tuy nhiên vẫn tưới nền xung quanh để tạo độ ẩm,kích thích nấm ra quả thể và ta lại chăm sóc tiếp lứa 2, lứa 3.

Hướng dẫn chi tiết trồng nấm sò tại nhà kèm hình ảnh minh họa trực quan dễ hiểu ( bấm bắt đầu và xem ngay )

  • LƯU Ý

Khi nấm nhú ra tới lúc thu hoạch được chỉ chừng 1 ngày, cần tưới phun sương lên tai nấm và hái nấm khi viền mũ nấm còn cúp vào trong. Khi để lâu viền mũ nấm sẽ xòe ra, dúng dúng và phun bụi bào tử màu trắng nấm lúc này ăn sẽ lạt và dai.

Khi hái nấm cần nhổ cả gốc, cần cả cụm xoay nhẹ và nhổ nấm ra. Tránh để lại cuốn nấm bên trong sẽ làm thối cả bịch. Nếu lỡ làm đứt còn chân nấm bên trong thì tháo miệng bịch nấm ra dùng dao sạch cạy chân nấm đi và buột bịch lại như cũ..

1 Bịch phôi bình thường chăm sóc tốt thu nấm từ 5 tới 7 lần, khoảng 600 tới 700g nấm.

Khi nấm không còn ra nữa (bịch phôi hốp háp, nhăn nheo, nhẹ tênh như bịch bông gòn) ta tiến hành thay bịch phôi mới. Bịch cũ có thể đập ra để trồng rau rất tốt.

  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG MUA phôi giống làm từ cơ chất không đảm bảo bao gồm: mùn tạp, mùn thải, bông phế thải..bởi nấm khi trồng có thể không ra, ra ít và cây nấm không được sạch khi . Nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến giá và trọng lượng phôi mà quên đi nguyên liệu là gì. Hãy hỏi thật kĩ đơn vị bán, nếu họ là con buôn, trung gian thì thường sẽ giải thích lấp lửng, thiếu chuyên môn.