Cách chống say máy bay cho bà bầu

Mỗi dịp Tết đến, đặc biệt là những mẹ đang mang thai, sợ nhất là cảnh say xe dịp Tết. Đầu óc choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi khiến nỗi sợ say xe trở nên ám ảnh với mẹ bầu.

Hãy cùng MBCenter Spa đi tìm hiểu về nguyên nhân, ảnh hưởng của vấn đề say xe đối với mẹ bầu cùng cách chống say xe cho bà bầu hiệu quả, an toàn nhé!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị say tàu xe

Khi mang thai, sức khỏe của mẹ đã yếu hơn bình thường. Cộng thêm với việc đi tàu xe trong thời gian dài, mùi xăng xe khiến mẹ bị mệt mỏi hơn. Cùng xem các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng say xe cho bà bầu:

  • Xe ngày Tết đi chậm bắt khách, dừng đỗ liên tục gây mất cân bằng nên gây chứng say tàu xe.
  • Sau khi ăn no bạn lên xe di chuyển ngay nên gây hiện tượng nôn ói, nặng bụng ậm ạch khó chịu.
  • Không khí trên xe bị ngột ngạt, mùi hôi cùng mùi xăng xe khó chịu làm bạn buồn nôn.
  • Do mất cân bằng khi ngồi trên xe khiến não nhận tín hiệu nhầm lẫn giữa chuyển động dự kiến và chuyển động thực tế được cảm nhận bởi cơ quan thăng bằng của cơ thể mẹ bầu.

Cách chống say máy bay cho bà bầu

Triệu chứng và ảnh hưởng của say tàu xe đến sức khỏe mẹ và bé

Bà bầu đã mệt mỏi, nhưng nếu bị say xe mẹ còn cảm thấy mệt hơn rất nhiều. Các triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị say tàu xe như:

  • Đau đầu nhẹ, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu và buồn nôn.
  • Mệt mỏi, chóng mặt và cảm thấy yếu sức cũng thường gặp.
  • Trong trường hợp nặng, bạn có thể cảm thấy cực kỳ lo lắng, tăng tiết nước bọt, đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn hoặc xanh xao và bắt đầu nôn.
  • Bạn có thể bị mất nước nếu nôn liên tục.

Nhiều mẹ bầu khi xuống xe sẽ cảm thấy đỡ hẳn các triệu chứng trên. Nhưng với các mẹ bầu có sức khỏe yếu thì các triệu chứng trên phải mất khoảng 2-3 ngày, mẹ mới cảm thấy cơ thể đỡ mệt và sinh hoạt bình thường trở lại.

Ảnh hưởng của say tàu xe lên bà bầu

Say tàu xe là nỗi ám ảnh lớn đối với mẹ bầu và chắc chắn, say tàu xe sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu và bé. Cụ thể như sau:

Với mẹ bầu đang trong thời kì tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ vừa phải chống chọi với sự thay đổi nội tiết tố lại chịu cảnh say tàu xe, nên mẹ dễ bị nôn ói, mất sức, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra, việc mẹ bị nôn ói nhiều, nôn ra dịch xanh dịch vàng quá nhiều gây mất nước, khó thở, đau bụng.

Mẹ bầu bị say tàu xe 3 tháng đầu dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, bong rau non, tụ dịch màng nuôi; chưa kể đến nguy cơ sảy thai do đi tàu xe đường dài, xóc mạnh…

Với mẹ bầu ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, say tàu xe nhiều dẫn đến hiện tượng nôn ói mất nước, giảm sức khỏe, làm co thắt cơ trơn đường ruột, cơ thành bụng và tăng áp lực bên trong ổ bụng dẫn đến dọa sẩy thai hoặc sẩy thai đối với những trường hợp thai có bóc tách túi thai trước đó.

Đặc biệt với mẹ bầu ở 3 tháng cuối nôn ói, mệt mỏi dẫn đến nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Chính vì vậy, bà bầu thường được khuyên không nên đi xa, ngồi xe ô tô lâu nhất là với mẹ bầu có tiền sử say xe để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, có những trường hợp bất khả kháng, mẹ bầu vẫn phải lựa chọn di chuyển bằng tàu xe. Chính vì vậy, mẹ hãy theo dõi ngay cách chống say xe cho bà bầu cực an toàn dưới đây của chúng tôi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, an toàn cho em bé nhé!

Cách chống say xe cho bà bầu cực an toàn hiệu quả

Gừng tươi

Gừng được coi là thần dược hàng đầu, là cách chống say xe cho bà bầu cực an toàn và hiệu quả bậc nhất. Gừng vừa dễ tìm dễ kiếm, lại an toàn để giúp mẹ bầu giảm tối đa cảm giác say xe khó chịu. Gừng tươi là một dược liệu quý, an toàn tự nhiên, không tác dụng phụ cho mẹ bầu.

Trong Y học cổ truyền gừng tươi có tác dụng vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, làm ấm dạ dày trong trường hợp bụng đầy trướng, không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra còn có tác dụng hoá đờm, chỉ ho, lợi niệu, giải độc, khử khuẩn.

Mùi tinh dầu của gừng ấm, có mùi hăng giúp mẹ nhanh chóng quên đi mùi say xe khó chịu. Cách chống say xe cho bà bầu bằng gừng như sau: Trước khi khởi hành khoảng 30 phút, mẹ bầu dùng một củ gừng tươi cỡ bằng ngón tay cái, gọt vỏ rửa sạch rồi đem giã nát hoặc nhai và uống kèm một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng mẹ bầu nên dùng 1,2 lát gừng mỏng ngậm hoặc để lên mũi ngửi cũng làm giảm cảm giác buồn nôn.

Cách chống say máy bay cho bà bầu

Vỏ cam quýt

Vỏ cam quýt là cách chống say xe cho bà bầu cực tốt mà dân gian khuyên nên áp dụng cho mẹ bầu. Cách chống say xe cho bà bầu bằng vỏ cam quýt như sau: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 vỏ cam quýt tươi, sau đó khi nào đi xe thì cho vỏ cam quýt gần vào mũi và dùng tay bóp mạnh để các tinh dầu vỏ cam quýt bắn vào trong mũi. Hương thơm dịu của vỏ quýt cũng như tinh dầu sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái thư thái, là cách chống say xe cho bà bầu hiệu quả.

Nếu không có vỏ cam quýt thì có thể dùng vỏ chanh hoặc các trái cây họ cam quýt đều được. Tinh dầu từ các loại quả họ cam chanh đều dễ ngửi và có khả năng chống say xe cực hiệu quả.

Cách chống say máy bay cho bà bầu

Khoai lang sống

Khoai lang sống là cách chống say xe cho bà bầu cực hiệu quả. Có thể mẹ sẽ bất ngờ nhưng khoai lang sống là phương pháp chống say xe được nhiều mẹ bầu áp dụng cực tốt. Trước chuyến hành trình bằng tàu xe, mẹ chuẩn bị vài củ khoai lang sống được trồng sạch sẽ, gọt vỏ rửa sạch và cắt lát cho dễ dùng.

Những lát khoai lang sống mẹ sẽ dùng để nhấm nháp trong hành trình của mình. Bởi khoai lang sống có tác dụng chống co thắt, làm trung hòa axit trong dạ dày, giúp phòng việc nôn ói khi đi xe cực tốt cho mẹ bầu.

Cách chống say máy bay cho bà bầu

Ngửi bánh mì

Trước khi lên xe, bạn nên ăn bánh mì. Bánh mì là cách chống say xe cho bà bầu giúp thấm hút dịch vị dạ dày, khiến giảm cảm giác nôn nao trên xe. Ngoài ra, khi mẹ bầu ăn bánh mì sẽ giúp tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.

Ngoài ra, ngửi một mẩu bánh mỳ có thể giúp mẹ giảm bớt mùi tàu xe, giảm cảm giác say xe cực hiệu quả.

Cách chống say máy bay cho bà bầu

Lưu ý cho bà bầu khi đi tàu xe dịp Tết

Một số lưu ý cho mẹ bầu đi tàu xe dịp Tết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé như sau:

  • Hạn chế đi tàu xe với thời gian di chuyển quá lâu trên 6 tiếng. Bởi việc ngồi trên xe trong thời gian dài khiến mẹ mệt mỏi, tê chân, đau lưng, khó thở do không gian chật hẹp.
  • Khi xe dừng đỗ, mẹ nên ra ngoài để hít thở không khí ngoài trời, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt.
  • Thỉnh thoảng ở trên xe mẹ nên tập xoay cổ tay, xoay cổ chân để tránh tê bì chân tay, đau nhức người.
  • Mang theo gối cổ, gối mềm để tựa lưng, giảm đau mỏi lưng và vai gáy do đi xe lâu.
  • Ăn nhẹ các đồ khô, tránh đồ nước để hạn chế nhất say xe dẫn đến nôn ói.
  • Không uống sữa, không ăn các thức ăn có nhiều mùi như hành, tỏi. Nên ăn thức ăn nhẹ nhàng như bánh mì, súp, cháo để hệ tiêu hóa dễ tiêu hơn.
  • Uống nước thành từng ngụm nhỏ trong suốt chuyến đi.
  • Chuẩn bị trước những chiếc túi nylon hoặc túi giấy để không bị động, tránh trường hợp muốn nôn ói hoảng loạn không kiểm soát khiến xe bị bẩn.
  • Nên có người thân đi kèm để bà bầu được an tâm và đảm bảo có thể hỗ trợ khi cần thiết.

Tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu nhờ massage bầu thường xuyên

Mẹ biết không? Mang thai khiến sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chưa kể đến việc đau nhức mỏi lưng hông, tình trạng chuột rút đau đớn, mất ngủ thường xuyên khiến mẹ bị suy giảm sức khỏe.

Chính vì vậy, massage bầu được coi như một liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu, giúp mẹ được thoải mái và giảm tối đa các triệu chứng khó chịu khi mang thai. Massage bầu là phương pháp giúp cải thiện tuyệt vời các triệu chứng ốm nghén, đau mỏi trong thai kì được khuyên mẹ bầu nên thử bởi các bác sĩ sản khoa hàng đầu Việt Nam.

MBCenter Spa tặng mỗi mẹ bầu 01 buổi MASSAGE BẦU giá SIÊU ƯU ĐÃI:

+ Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu chỉ: 99.000 đồng

+ Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc bầu tại nhà chỉ: 199.000 đồng

Cách chống say máy bay cho bà bầu

Để đặt lịch, mẹ vui lòng click ĐĂNG KÍ NGAY mẹ nhé!

MBCenter Spa – Số 1 chăm sóc bầu và giảm béo sau sinh hiệu quả

Hotline: 02462.93.88.33 – 0977 628 825

FanpageMBCenter Spa – Số 1 chăm sóc bầu và giảm béo sau sinh

Địa chỉ : Số 20 ngõ 55 Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.