Cách chuyển câu bi dong sang chu dong

Câu bị động là một trong những cấu trúc ngữ pháp quan trọng. Câu bị động được sử dụng phổ biến, áp dụng trong tất cả các thì cũng như các dạng câu hỏi, lời tường thuật, lời đề nghị,

Vậy làm sao để nắm vững cấu trúc, cách dùng, cách chuyển từ câu chủ động sang thể bị động, có những trường hợp đặc biệt nào?

Mời bạn đọc cùng bẻ khóa những câu hỏi trên với VuiHocTiengAnh nhé!

Cách chuyển câu bi dong sang chu dong

1. Câu bị động (Passive Voice) là gì?

Nội dung bài viết

  1. 1. Câu bị động (Passive Voice) là gì?
    1. 1.1. Khi nào dùng câu bị động
    2. 1.2. Cấu trúc chung của câu ở thể bị động
  2. 2. Cách chuyển câu chủ động sang câu ở dạng bị động
    1. 2.1. Các bước chuyển từ chủ động sang bị động
    2. 2.2. Cấu trúc chuyển câu bị động tương ứng với các thì
      1. 2.2.1. Câu bị động trong các thì hiện tại
      2. 2.2.2. Câu bị động trong các thì quá khứ
      3. 2.2.3. Câu bị động trong các thì tương lai
      4. 2.2.4. Câu bị động với động từ khiếm khuyết
    3. 2.3. 05 lưu ý khi chuyển câu chủ động thành bị động
      1. 2.3.1. Nội động từ không được dùng ở thể bị động
      2. 2.3.2.Chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động không được chuyển thành thể bị động.
      3. 2.3.3. Khi gặp to be/to get + P2 không nhất thiết mang nghĩa bị động
      4. 2.3.4. Chỉ biến đổi động từ to be, giữ nguyên phân từ 2.
      5. 2.3.5. Phân biệt cách dùng marry và divorce trong câu chủ động và bị động.
  3. 3. Một số dạng câu bị động đặc biệt
    1. 3.1. Trong câu có 2 tân ngữ
    2. 3.2. Bị động đối với các động từ tường thuật (know, believe, say)
    3. 3.3. Câu chủ động là câu đề nghị (have, make, get)
    4. 3.4. Câu chủ động là câu hỏi (Câu hỏi dạng yes/no)
    5. 3.5. Động từ là từ chỉ quan điểm, ý kiến (think/say/suppose)
    6. 3.6. Động từ chỉ giác quan (see, hear, watch, look)
    7. 3.7. Câu chủ động là một câu mệnh lệnh (Let)
    8. 3.8. Câu bị động với would like
  4. 4. Bài tập về câu bị động
    1. Bài 1. Chuyển các câu dưới đây thành câu bị động
    2. Bài 2. Bài tập dạng đặc biệt
    3. Đáp án

Passive voice là câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động. Chủ thể của hành động lúc này đóng vai trò phụ, người nói muốn người nghe tập trung vào đối tượng bị tác động.

Example:

  • My computer was repaired. (Máy tính của tôi đã được sửa rồi)

Người nói đang muốn nhấn mạnh việc chiếc máy tính đã được sửa, không muốn nhắc đến ai đã sửa nó.

1.1. Khi nào dùng câu bị động

Thể bị động được sử dụng trong các trường hợp sau:

TH1: Khi đối tượng được nói đến không thể thực hiện hành động

Example:

  • Dishes have been washed (Những chiếc đĩa đã được rửa xong rồi)

Vì những chiếc đĩa thì không thể tự rửa sạch được nên sẽ sử dụng thể bị động.

TH2: Sử dụng câu bị động khi muốn nói một cách lịch sự, trang trọng

Example:

  • The mistake was made (Đã xảy ra lỗi mất rồi)

Trường hợp này nhấn mạnh tình huống đã xảy ra, tránh nhắc đến người gây ra lỗi nhằm nói giảm nói tránh một cách lịch sự.

1.2. Cấu trúc chung của câu ở thể bị động

Cấu trúc câu chủ động:

S + V + O

Chuyển sang cấu trúc bị động:

S + be + V3 + by + (O/Sb)

Động từ tobe được chia theo thì của câu chủ động.

Example:

  • He bought a new car.
  • A new car was bought by him. (Cái xe được mua bởi anh ấy)

2. Cách chuyển câu chủ động sang câu ở dạng bị động

2.1. Các bước chuyển từ chủ động sang bị động

Cách chuyển câu bi dong sang chu dong
Công thức chuyển đổi câu chủ động sang bị động dể hiểu

Khi chuyển sang thể bị động ta thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Xác định tân ngữ, đưa tân ngữ lên đầu câu để làm chủ ngữ

Bước 2: Xác định thì của câu chủ động rồi chuyển động từ về thể bị động theo cấu trúc.

Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ và thêm by. Đối với chủ ngữ không xác định thì được bỏ qua (by them, by people,)

Example:

  • My mom is cooking the lunch in the kitchen

The lunch is being cooked by my mom in the kitchen. (Bữa trưa đang được nấu bởi mẹ tôi trong bếp)

2.2. Cấu trúc chuyển câu bị động tương ứng với các thì

2.2.1. Câu bị động trong các thì hiện tại

ThìThể chủ độngThể bị độngHiện tại đơnS + V + O My brother often washes clothes.S + be + V3 (+ by Sb/ O) Clothes are often washed by my brother.Hiện tại tiếp diễnS + am/ is/ are + Ving + O My father is making a toy.S + am/ is/ are + being + V3 (+ by Sb/ O) A toy is being made by my father.Hiện tại hoàn thànhS + have/ has + V3 + O My friend has washed his motorbike for 30 minutes.S + have/ has + been + V3 (+ by Sb/ O) His motorbike has been washed by him for 30 minutes.

Xem thêm: Các thì trong tiếng anh (học nhanh trong 15 phút)

2.2.2. Câu bị động trong các thì quá khứ

ThìThể chủ độngThể bị độngQuá khứ đơnS + V-ed + O My father bought that TV when I was young.S + was/ were + V3 (+ by Sb/ O) That TV was bought by my father when I was young.Quá khứ tiếp diễnS + was/ were + Ving + O Yesterday she was planting the flowers.S + was/ were + being + V3 (+ by Sb/ O) The flowers were being planted by her yesterday.Quá khứ hoàn thànhS + had + V3 + O My mom had cooked dinner before leaving home.S + had + been + V3 (+ by Sb/ O) Dinner had been cooked by my mom before she left home.

2.2.3. Câu bị động trong các thì tương lai

ThìThể chủ độngThể bị độngTương lai đơnS + will V + O I will feed my cat.S + will be + V3 (+ by Sb/ O) The cat will be fed.Tương lai tiếp diễnS + will be + Ving + O I will be washing clothes this time tomorrow.S + will be + being + V3 (+ by Sb/ O) Clothes will be being washed by me this time tomorrow. Tương lai hoàn thànhS + will have + V3 + O They will have completed the project by the end of May.S + will have + been + V3 (+ by Sb/ O) The project will have been completed by the end of May.

2.2.4. Câu bị động với động từ khiếm khuyết

Đối với những động từ khiếm khuyết như can; could; may; might; will; would; must; shall; should; ought to cấu trúc sẽ như sau:

Dạng chủ động: S + modal verb + V + O

Dạng bị động: S + modal verb + be + V3 (+ by O)

Example:

Tom should buy vegetables in the market.

=> Vegetables should be bought in the market by Tom.

2.3. 05 lưu ý khi chuyển câu chủ động thành bị động

2.3.1. Nội động từ không được dùng ở thể bị động

Example:

  • My leg was broken. (Cái chân của tôi bị gãy)

Trong trường hợp này ta không chuyển được sang thể bị động.

2.3.2.Chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động không được chuyển thành thể bị động.

Example:

  • The thief takes charge (Tên kẻ trộm phải nhận trách nhiệm)

2.3.3. Khi gặp to be/to get + P2 không nhất thiết mang nghĩa bị động

Trong tình huống này nói đến hai tình huống mà chủ ngữ đang gặp

  • Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.

Could you please check my massagewhile I am gone.

Hegot lostin the forest yesterday.

  • Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy

The girlgets dressedvery quickly.

Iwill be donewhen I finish my homework.

2.3.4. Chỉ biến đổi động từ to be, giữ nguyên phân từ 2.

  • to be made of:Được làm bằng (Nhấn mạnh chất liệu làm nên vật đó)

Example: This dooris made ofwood

  • to be made from:Được làm ra từ (Nhấn mạnh việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật đó)

Example: Newspaperis made fromwood

  • to be made out of:Được làm bằng cách (Nhấn mạnh quá trình làm ra vật đó)

Example: This cupcakewas made out offlour, butter, sugar, eggs and milk.

  • to be made with:Được làm với (Nhấn mạnh rằng chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật đó)

Example: This cake tastes good because itwas made witha lot of butter.

2.3.5. Phân biệt cách dùng marry và divorce trong câu chủ động và bị động.

Trường hợp không có tân ngữ thì thường dùng get mariedget divorced trong dạng informal.

  • Tom and Tranggot marriedlast weekend. (informal)

Tom and Trangmarriedlast weekend. (formal)

  • After 5 unhappy years, they got divorced. (informal)

After 5 unhappy years, they divorced. (formal)

Xem thêm:

  • Học ngay cấu trúc Would like đơn giản, dễ hiểu, ví dụ hay

  • Cấu trúc Because, Because of Phân biệt với In spite of

3. Một số dạng câu bị động đặc biệt

3.1. Trong câu có 2 tân ngữ

Có nhiều động từ được dùng với hai tân ngữ đi cùng như give(đưa),lend(cho mượn),send(gửi),show(chỉ),buy(mua),make(làm),get(cho), chúng ta sẽ có 2 cách chia câu thể bị động:

Example:

He gavemea pen(Anh ấy đưa cho tôi một cái bút)

O1 O2

A pen was given to me.(Một cái bútđã đượcđưa cho tôi)

I was given a pen by him.(Tôiđã được anh ấy đưacho một cái bút)

Example:My friend sendsher relative a letter.

Her relativewas senta letter.

A letterwas sentto her relative (by her)

3.2. Bị động đối với các động từ tường thuật (know, believe, say)

Các động từ tường thuật gồm có: consider, expect, feel, find, know, report, say, believe, claim. Ta thực hiện chuyển đổi như sau:

  • S: chủ ngữ;
  • S: Chủ ngữ bị động
  • O: Tân ngữ;
  • O: Tân ngữ bị động
Thể chủ độngThể bị độngExampleS + V + THAT + S + V + Cách 1: S + BE + V3/-ed + to VPeople say that he is very handsome.
Heis said to bevery handsome.Cách 2: It + be + V3/-ed + THAT + S + VPeople say that he is very handsome.
Its said thathe is very handsome.

3.3. Câu chủ động là câu đề nghị (have, make, get)

Chủ độngBị độngExample have someone + V (bare) somethinghave something + V3/-ed (+ by someone)Tom has his son buy a cake.
Tomhasa cakeboughtby his son.
(Tom nhờ con trai mua 1 cái bánh) make someone + V (bare) something (something) + be made + to V + (by someone)Nam makes the hairdresser cut his hair.
His hair is made to cutby the hairdresser.
(Nam nhờ thờ làm tóc chỉnh lại mái tóc) get + someone + to V + something get + something + V3/-ed + (by someone)Mari gets her son to clean the door for her.
Marigetsthe doorcleanedby her son.
(Mari nhờ con trai dọn giúp cái cửa)

Xem thêm: Học ngay Modal verb Động từ khiếm khuyết trong 5 phút

3.4. Câu chủ động là câu hỏi (Câu hỏi dạng yes/no)

Chủ độngBị độngExampleDo/does + S + V (bare) + O ?Am/ is/ are + S + V3/-ed + (by O)?Do you clean your bedroom?
Isyour bedroomcleaned (by you)?
(Con đã dọn phòng ngủ chưa?)Did + S + V (bare) + O?Was/were + S + V3/-ed + by + ?Did you do your homework?
Was your homework done?
(Bài tập về nhà đã được làm chưa?)modal verbs + S + V (bare) + O + ?modal verbs + S + be + V3/-ed + by + O?Can you fix the TV?
Can the TVbe fixed?
(Bạn sửa cái TV được không?)have/has/had + S + V3/-ed + O + ?Have/ has/ had + S + been + V3/-ed + by + O?Has Tom done his project?
Hashis project been done(by him)?
(Anh ấy đã làm xong dự án chưa?)

3.5. Động từ là từ chỉ quan điểm, ý kiến (think/say/suppose)

Với một số động từ chỉ quan điểm hoặc ý kiến như think/say/suppose/believe/consider/report ta thực hiện như sau:

Example:

  • People think Tuan stole his companys money. (Mọi người nghĩ Tuấn lấy cắp tiền của công ty.)

It is thoughtthat Tuan stole his companys money.

Tuan is thought to have stolenhis companys money.

3.6. Động từ chỉ giác quan (see, hear, watch, look)

Đối với các động từ: see (nhìn), hear (nghe), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy), ta thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Nhìn/nghe thấy một phần của hành động ta sử dụng cấu trúc:

S + Vp + Sb + V-ing.(nhìn/xem/nghe ai đó đang làm gì)

Example:

I watched them playing socer.(Tôi nhìn thấy họ đang đá bóng.)

Theywere watched playingsocer.(Họ được nhìn thấy đang đá bóng.)

Trường hợp 2: Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.

Cấu trúc : S + V + Sb + V.(nhìn/xem/nghe ai đó làm gì)

Example:

I heard her shout.(Tôi nghe thấy cô ấy hét)

Shewas heard to shout.(Cô ấy được nghe thấy là đã hét.)

3.7. Câu chủ động là một câu mệnh lệnh (Let)

Trường hợp khẳng định:

  • Chủ động:V + O +
  • Bị Động:Let O + be + V3/-ed

Example: Open the door Let the doorbe opened.

Trường hợp phủ định:

  • Chủ động:Do not + V + O +
  • Bị động:Let + O + NOT + be + V3/-ed

Example: Do not take bananas. Let banananot be taken. (Không lấy chuối)

3.8. Câu bị động với would like

Để chuyển câu chủ động ở dạng would like ta thực hiện theo hai trường hợp sau:

I would like to invite my grandfather to my house for dinner. (Tôi muốn mời ông nội tới nhà ăn tối)

=> I would like my grandfather to be invited to my house for dinner. (Tôi muốn ông nội tôi được mời tới nhà ăn tối)

I would love someone to give me gifts. (Tôi rất thích ai đó tặng tôi quà)

=>I would love to be given gifts. (Tôi rất thích được tặng quà)

Xem thêm: Cấu trúc would like trong tiếng anh

4. Bài tập về câu bị động

Bài 1. Chuyển các câu dưới đây thành câu bị động

1. I have him tell the romantic story again.

2. My son draws a picture into his notebook.

3. Gorillas have attacked several tourists in the zoo.

4. My father moved the table into the room.

5. Mai gave Lan some cake and flowers.

6. My boyfriend is going to buy a new house next weekend.

Bài 2. Bài tập dạng đặc biệt

  1. Why didnt they attack him?
  2. How can I close that bag?
  3. Do you teach English here?
  4. Have you sold your computer this weekend?
  5. Must you clean your room before 10 am?

Đáp án

Bài 1:

  1. I have the romantic story told by him again.
  2. The picture is drawn into his notebook by my son.
  3. Several tourists have been attacked by gorillas in the zoo.
  4. The table was moved into the room by my father.
  5. Some cake and flowers were given to Lan by Mai.
  6. A new house is going to be bought by my boyfriend next weekend.

Bài 2:

  1. Why wasnt he attacked?
  2. How can that bag be closed?
  3. Is English taught here?
  4. Has your computer this weekend been sold?
  5. Must your room be cleaned before 10 am?

Vậy là chúng mình vừa cùng nhau ôn tập xong cấu trúc câu bị động, cách chuyển từ câu chủ động sang bị động. Các trường hợp đặc biệt khi chuyển câu chủ động sang bị động.

Chúc các bạn học tập và ôn thi tốt, hẹn gặp lại tại bài học tiếp theo nhé!