Cách điền đơn xin visa gia đình

Đơn đăng kí xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú [在留資格認定証明書交付申請] là đơn đăng kí để người nước ngoài cần để được cấp Giấy chứng nhân tư cách lưu trú [COE] để xin visa đến Nhật. Với diện doàn tụ gia đình thì đây Là loại giấy tờ người nước ngoài đang sống tại Nhật xin cấp để để gia đình họ được đến Nhật, sau khi được chấp nhận đơn đăng kí thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú.

Sau khi Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp nhận đơn đăng kí thì Giấy chứng nhận tư cách lưu trú [COE] sẽ được cấp để người muốn sang Nhật xin visa.

Visa đoàn tụ gia đình được xin bởi người bị phụ thuộc

Có nhiều người sau khi quen với cuộc sống ở Nhật sẽ bảo lãnh gia đình sang. Sau đây là hướng dẫn phương thức bảo lãnh gia đình đến Nhật.

Đầu tiên, hãy tải xuống Đơn đăng kí xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Đoàn tụ gia đình là loại tư cách lưu trú dành cho người nhận sự hỗ trợ từ vợ hoặc chồng. Ví dụ, người chồng làm việc ở Nhật, thì tùy vào nhận định cuả cục quản lý xuất nhập cảnh xem có năng lực hỗ trợ hay không mà vợ hoặc con sẽ có tư cách lưu trú. Với visa đoàn tụ gia đình thì tiền đề là người bảo lãnh đang làm việc và có lương nhưng nếu có năng lực tài chính đủ để hỗ trợ gia đình thì visa du học sinh từ bậc senmon trở lên cũng có thể bảo lãnh được.

Ví dụ về cách điền Đơn xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú [Diện đoàn tụ gia đình]

Sau đây là phần hướng dẫn điền Đơn xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Phần này sẽ chỉ cách viết xin diện đoàn tụ gia đình, sẽ có những phần có cách điền khác với tư cách lưu trú khác.

Đầu tiên là điền vào những mục được yêu cầu. Điều quan trọng khi viết đơn xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú là thông tin người đang ở Nhật và người được nhận tư cách lưu trú không được khác nhau. Chúng tôi giả định là người chồng đang làm việc ở Nhật và vợ thì đang ở nước ngoài. Người đăng kí trên thực tế là người chồng đang sống ở Nhật, nhưng là đăng kí thay cho vợ mình, người đăng kí phải chính là người vợ. Do đó, mục tên số 3 phải tên của người vợ nên mục số 1,2 là quốc tịch và ngày tháng năm sinh của người vợ. Các thông tin về giới tính, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, quê quán ở mục từ 4 đến 8 cũng là thông tin của người xin tư cách lưu trú [theo giả định là người vợ]

Mục địa chỉ liên lạc ở Nhật phần số 9 ghi địa chỉ của người chồng cũng không sao. Người vợ thời điểm này đang ở nước ngoài nên không có địa chỉ ở Nhật. Số điện thoại di động cũng vậy.

Mục đích nhập cảnh số 11 thì hãy check vào mục đoàn tụ gia đình [ R – dependent].
Ghi ngày dự định nhập cảnh vào phần số 12. Dự tính sẽ mất khoảng 1 đến 3 tháng cho đến khi có kết quả, ngày dự định nhập cảnh sẽ sau ngày đăng kí từ 1 đến 2 tháng.
Ghi tên sân bay vào phần sân bay dự định đáp xuống vào ô số 13. Nếu đến sân bay Narita thì điền Narita [成田] vào đó.
Ghi “Không giới hạn” [無制限] vào phần “Thời gian dự định lưu trú” ở mục 14.
Nơi dự định đăng kí tư cách lưu trú ở mục số 16 sẽ điền nơi xin tư cách lưu trú ở Việt Nam [đại sứ quán Nhật ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán ở TPHCM].
Nếu người đăng kí từng đến Nhật thì chọn mục “Có” [有] ở ô số 17 nếu không thì chon 無.
Mục 18, 19 có liên quan đến hành vi phạm tội, nên người bình thường thì chỉ cần gì “Không” [無].


Mục 20 ghi tên người trong gia đình đang sống ở Nhật. Trường hợp này là ghi tên người chồng đang sống ở Nhật.

Mục 21 điền nơi đăng kí và ngày đăng kí kết hôn, sinh con hoặc nhận nuôi. Trường hợp này thì điền nơi và ngày đăng kí kết hôn là được. Nếu không đăng kí kết hôn ở Nhật thì chỉ điền vào phần nơi đăng kí kết hôn ở nước nhà.
Phương thức chi trả sinh hoạt phí ở phần 22, trong trường hợp người chồng thấy phiền phức thì chỉ cần đánh dấu vào ô “Gia đình hỗ trợ” [家族負担].

Ở mục 23 điền tên người đăng kí [vợ] hoặc người địa diện theo quy định của pháp luật [chồng] đều được. Trường hợp người chồng là người đăng kí khá nhiều nên hãy ghi vào đó tên và địa chỉ của chồng. Trường hợp này thì phần bên dưới đều là tên của người chồng.

Phần số 1 ghi tên của người vợ.

Phần số 2 ghi tên người chồng. Mục quan hệ với người đăng kí đánh dấu vào ô chồng. Tiếp đó điền thông tin nơi làm việc cũng như thu nhập. Nếu phần thu nhập này của người chồng thấp thì có trường hợp sẽ không thể bảo lãnh vợ được nên hãy chú ý.

Cuối cùng là ghi tên và đóng dấu của người chồng.

Theo //philippines-visa.ajgyosho.com/
Dịch: Tường

Thời gian đăng: 08/02/2022 13:10

Làm thế nào để TTS, du học sinh xin chuyển đổi hoặc gia hạn visa gia đình Nhật Bản sau khi đã hoàn thành chương trình TTS tại xứ sở hoa anh đào? Japan.net.vn, sẽ hướng dẫn TTS, du học sinh xin chuyển, gia hạn visa gia đình Nhật Bản

1. Hướng dẫn chuyển từ visa đi làm sang visa gia đình

Thông thường, lao động nước ngòai đang làm việc tại Nhật Bản theo visa việc làm thì sau 3 tháng nghỉ việc phải xin được công việc mới và thông báo với nyukan về việc chuyển đổi công ty. Nếu chưa xin được việc có người nhà tại Nhật, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi theo diện visa gia đình.

Việc chuyển đổi visa từ visa lao động sang visa gia đình thủ tục khá đơn giản, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và nộp lên nyukan để xét duyệt. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết khi chuyển từ visa đi làm sang visa gia đình:


Giấy tờ cơ bản

  • Đơn xin chuyển đổi visa có dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 3 tháng gần nhất [在留資格変更許可申請書] [DOWNLOAD]

  • Hộ chiếu và thẻ cư trú [在留カード] của người xin đổi visa
  • Giấy ghi lý do xin đổi visa [理由書]
  • Photo giấy đăng ký kết hôn và đính kèm bản dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh
  • Photo hộ chiếu và thẻ cư trú của người bảo lãnh [tức là vợ/ chồng bạn]
  • Giấy chứng nhận đang làm việc [在職証明書:ざいしょくしょうめいしょ] của người bảo lãnh [vợ/ chồng] [trong trường hợp người bảo lãnh đi làm]

  • Giấy đăng ký nộp thuế [納税証明書:のうぜいしょうめいしょ] và giấy chứng nhận nộp thuế [bản ghi rõ tổng thu nhập] [課税証明書:かざいしょうめいしょ] của người bảo lãnh
  • Phiếu công dân của người bảo lãnh [Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình] [住民票:じゅうみんひょう]
  • Đơn đăng ký xin đi làm thêm [trong trường hợp bạn muốn đi làm thêm khi có visa gia đình]: 資格外活動許可申請: しかくがいかつどうきょかしんせい] [DOWNLOAD]: Đơn đăng ký này nếu làm cùng lúc với khi chuyển visa gia đình thì khi nhận thẻ cư trú mới, đằng sau sẽ có đóng dấu cho phép bạn làm tối đa 28 tiếng/ tuần. Như vậy bạn sẽ không mất công làm giấy này nữa khi có mong muốn đi làm tại Nhật Bản

Xem ngay: Cách khai form visa Nhật Bản năm 2022 chuẩn nhất

Giấy tờ có thể cần phải bổ sung

  • Chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc bảng lương vài tháng gần nhất của người bảo lãnh

  • Trong trường hợp sau khi nghỉ việc 3 tháng, bạn không tìm được việc mới nhưng cũng không xin đổi visa ngay, thì cần phải có bản kê khai những hoạt động cụ thể bạn làm trong thời gian từ lúc đó cho đến lúc xin đổi visa, giấy tờ chứng minh cho các hoạt động đó và giấy trình bày rõ lý do tại sao bạn không xin đổi visa ngay.

Thời gian xét duyệt chuyển đổi visa từ 2 tuần tới 1 tháng. Phí chuyển visa là 4000 yen.[Xem ngay: Tỷ giá đồng yên, 1 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?]
 

Để được hỗ trợ về chuyển đổi cũng như gia hạn visa gia đình tại Nhật. Vui lòng để lại thông tin liên hệ bằng cách lick mục đăng ký phía dưới

2. Hướng dẫn gia hạn visa gia đình

Bạn có thể xin gia hạn visa gia đình từ 3 tháng trước khi visa cũ hết hạn. Thủ tục cũng khá đơn giản, chỉ cần các giấy tờ sau:

  • Đơn xin gia hạn visa có dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 3 tháng gần nhất [在留期間更新許可申請書] [DOWNLOAD]

  • Hộ chiếu và thẻ cư trú [在留カード] của người xin gia hạn visa

  • Photo giấy đăng ký kết hôn và đính kèm bản dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh [tự dịch được không cần công chứng]

  • Photo hộ chiếu và thẻ cư trú của người bảo lãnh [tức là vợ/ chồng bạn, người mà bạn phụ thuộc khi chuyển sang visa gia đình]

  • Giấy chứng nhận đang làm việc [在職証明書:ざいしょくしょうめいしょ] của người bảo lãnh [vợ/ chồng] [trong trường hợp người bảo lãnh đi làm]

  • Giấy đăng ký nộp thuế [納税証明書:のうぜいしょうめいしょ] và giấy chứng nhận nộp thuế [bản ghi rõ tổng thu nhập] [課税証明書:かざいしょうめいしょ] của người bảo lãnh
     

  • Phiếu công dân của người bảo lãnh [Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình] [住民票:じゅうみんひょう]

  • Đơn đăng ký xin đi làm thêm: 資格外活動許可申請: shikakugai katsudou kyoka shinsei] [DOWNLOAD]. 

Xem chi tiết: Thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, người thân sang Nhật Bản

>>> Lưu ý

: Trong trường hợp người được bảo lãnh có đi làm, Cục XNC có thể yêu cầu nộp thêm các giấy tờ liên quan tới thuế, bản sao sổ ngân hàng để kiểm tra xem bạn có vi phạm giới hạn giờ làm [28h/tuần] hay không. Trường hợp, công việc của người bảo lãnh không ổn định, cục XNC có thể yêu cầu nộp bản sao sổ ngân hàng để xem nguồn tiền thu- chi hàng tháng,đánh giá năng lực tài chính của người bảo lãnh. 

Các vấn đề cần phải kiểm tra hoặc xác nhận thì trên nyukan sẽ gửi thông báo về để hoàn thiện theo yêu cầu của họ. Nếu không có vấn đề gì kết qủa sẽ được trả về trong thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng, phí là 4000 yen.

>>> Hướng dẫn cách gia hạn visa kỹ sư tại Nhật từ A-Z

3. Các điểm cần lưu ý khi làm hồ sơ chuyển đổi, gia hạn visa gia đình

- Bạn nên đến cục XNC gần khu vực đang sinh sống để làm thủ tục [danh sách: tại đây] - Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải được xin trong vòng 3 tháng trở lại.  - Những giấy tờ quan trọng nhất là về tiền thuế, đóng thuế bạn nên chuẩn bị kỹ càng. Đặc biệt cần thanh toán hết phần tiền thuế còn nợ [đặc biệt là 住民税] trước khi xin gia hạn visa. - Tùy từng nơi mà sẽ có yêu cầu khác nhau nên hay hãy xác nhận với cục các giấy tờ mình cần phải chuẩn bị, để thủ tục được làm nhanh chóng hơn. - Hiện nay Cục XNC Nhật Bản đang siết chặt việc quản lý làm quá thời gian quy định do đo bạn tuyệt đối không nên làm thêm quá 28h/tuần để tránh các rắc rối có thể gặp phải khi gia hạn visa. 

Nếu không hiểu rõ về các giấy tờ hãy chủ động gọi điện hoặc lên trực tiếp Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản để được tư vấn và chuẩn bị chính xác các giấy tờ cần thiết nhé.

Trên đây, là những hướng dẫn TTS, du học sinh xin chuyển đổi và gia hạn visa gia đình Nhật Bản mà japan.net.vn dành tặng các bạn TTS. Hy vọng, những hướng dẫn này sẽ giúp bạn sẽ tự tin hơn và đó cũng là những thông tin hữu ích giúp bạn nhanh chóng xin được gia hạn visa gia đình Nhật Bản cho mình.

Đọc ngay bài viết: Hướng dẫn làm thủ tục Xin Visa vĩnh trú tại Nhật Bản

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0972 859 695 [Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS]

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 

Video liên quan

Chủ Đề