Cách điều trị giun tròn ở chó

Giun đũa chó là loại giun tròn lây nhiễm cho người từ chó và một số loài động vật khác. Phần lớn việc lây nhiễm từ chó nên mọi người thường gọi là bệnh giun đũa chó hay Toxcara canis.

Chu kỳ phát triển của giun đũa chó diễn ra như thế nào?

Người là ký chủ ngẫu nhiên, nên nhiễm do nuốt phải trứng có ấu trùng giai đoạn 3 của giun đũa chó , ấu trùng xâm nhập vào thành ruột và được chuyên chở đến gan, phổi theo đường máu và những cơ quan khác.

Ở những cơ quan này, ấu trùng di chuyển lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ trong cơ thể gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan. Rồi gây nên tình trạng mẩn ngứa da, nổi mề đay, dị ứng mạn tính giống như bệnh da liễu.

Cách điều trị giun tròn ở chó
Hình ảnh giun đũa chó di chuyển dưới da

Ngoài người, những loài động vật khác như : nhím, cừu, gà, heo, thỏ, chim, côn trùng và ngay cả giun đất có thể mang ấu trùng của giun đũa chó. Tất cả những ký chủ này đều gọi là ký chủ ngẫu nhiên, ký sinh trùng này không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, ở những người bị nhiễm giun đũa chó không bao giờ tìm thấy trứng trong phân.

Dấu hiệu lâm sàng của bệnh giun đũa chó

Thể thần kinh và cơ (theo thứ tự tỷ lệ giảm dần): Nhức đầu, sưng đau ở cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm màng não.

Thể ngoài da: Nổi cục u ở dưới da, nổi mề đay, sưng phù ở một vùng da.

Thể tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa gây nhầm lẫn với viêm đại tràng mạn.

Thể hô hấp: Tràn dịch màng phổi, ho khan kéo dài.

Trong thể thần kinh và cơ thì bạch cầu ái toan là một triệu chứng gợi ý cho việc chẩn đoán ký sinh trùng nội tạng trong đó có huyết thanh chẩn đoán giun đũa chó Toxocara.

Cách điều trị giun tròn ở chó
Mẩn ngứa da do nhiễm giun đũa chó

Điều trị giun đũa chó nên được khám và chữa trị tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đầy đủ trang thiết bị, có các bác sĩ chuyên khoa cũng như thuốc chuyên khoa đầy đủ, giúp bệnh nhân chữa trị triệt để bệnh giun đũa chó trong thời gian sớm nhất.

Thuốc điều trị Albendazole ở trẻ em 10mg - 15kg/ngày, chia hai lần sáng chiều, uống sau ăn, thời gian điều trị từ 5, 10, 15, 28 ngày tùy theo biểu hiện lâm sàng của bệnh. Ở người lớn được đề nghị là 800 mg/ngày chia 2 lần, thời gian điều trị được thay đổi tùy theo thể lâm sàng và đáp ứng thuốc của từng cá thể, tương tự như ở trẻ em.

Ivermectin Liều 200 µm/kg duy nhất, uống trước hay sau ăn 2 giờ, kèm theo thuốc điều trị triệu chứng. Lặp lại điều trị sau thời gian khoảng 10 ngày nếu triệu chứng lại tái phát.

Thiabendazole 25 - 30 mg/kg/ngày x 10 đến 14 ngày. Thiabendazole chỉ sử dụng cho trẻ em trên 15 tuổi.

Phương pháp dự phòng bệnh giun đũa chó

Dự phòng bệnh giun đũa chó đối với trẻ em: Không nên cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể, nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ và rửa tay trước khi ăn.

Dự phòng bệnh giun đũa chó đối với người lớn:

Sau khi tiếp xúc đất cát nên rửa tay thật kỹ.

Rửa rau hay trái cây thật kỹ trước khi sử dụng.

Không nên ăn đồ sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu,…

Liên hệ khám bệnh giun đũa chó tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.

Bác sĩ. Nguyễn Ánh

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

76 TRẦN TUẤN KHẢI, TP.HCM

TRỊ MẨN NGỨA DA DO GIUN SÁN

 ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

Bác sĩ của bạn: 0877688286 

Làm việc từ thứ 2 - 7, Nghỉ ngày CN

Hiện nay có rất nhiều dạng thực phẩm chức năng được quảng cáo rất nhiều trên thị trường với đa dạng các hình thức và công dụng khác nhau. Do đó, câu hỏi...

Xem: 2996Cập nhật: 24.02.2022

Đa số người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để...

Xem: 3111Cập nhật: 21.02.2022

Thiếu máu là tình trạng lượng huyết cầu tố hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Mỗi độ tuổi nếu bị thiếu máu...

Xem: 3470Cập nhật: 18.02.2022

Khi con người bị nhiễm covid, virus tấn công vào cơ thể có thể gây tổn thương cơ tim cấp tính và mạn tính, dẫn đến nhiều đi chứng tim mạch sau khi điều trị...

Xem: 3597Cập nhật: 15.02.2022

5.7.1. Lịch sử phát hiện bệnh

Giun đũa Toxocara canis được tìm thấy ở chó từ thế kỷ 18, nhưng phải đến năm 1908 khi Nutall và Strickland C. tìm thấy 17 trong số 24 chó ở Cambridge (Anh) bị nhiễm loại ký sinh trùng này thì giun đũa T. canis mới bắt đầu được nghiên cứu nhiều.

Trường hợp người bị nhiễm T. canis được mô tả đầu tiên bởi Wilder H.C. vào năm 1950. Đến năm 1958, Sprent J.F.A. đã nghiên cứu vòng đời và cơ chế truyền bệnh của giun đũa T. canis.

Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng 8, Houdemer (1938) đã tìm thấy giun đũa ở chó Bắc Bộ. Năm 1975, Capdevielle P. và cs. đã báo cáo về một trường hợp cổ chướng có tăng bạch cầu ái toan ở một phụ nữ lớn tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân sống ở nông thôn, có tiền sử vàng da, uống rượu và nghiện hút thuốc lá nặng. Các tác giả nghĩ đến nguyên nhân ký sinh trùng nhưng không biết loài nào, điều trị với Thiabendazole thì triệu chứng bệnh giảm dần.

Cho đến nay, bệnh do giun đũa T. canis gây ra ở chó được quan tâm nghiên cứu nhiều vì tỷ lệ chó nhiễm bệnh ngày càng cao, ở giai đoạn ấu trùng có khả năng nhiễm và gây bệnh cho người.

5.7.2. Tác nhân gây bệnh

Bệnh do hai loài giun tròn là Toxocara canis, thuộc họ Anisakidae và Toxascaris leonina, thuộc họ Ascaridae gây nên. Giun ký sinh ở ruột non, dạ dày của chó, cáo, chó sói và nhiều loài ăn thịt khác.

Hình thái, cấu tạo

– Loài T. canis: giun màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng; có cánh đầu rộng, giữa thực quản và ruột có dạ dày nhỏ (đây là đặc điểm của họ Anisakidae). Giun đực dài 5 – 10 cm, đuôi cong hơi tù, có cánh đuôi và một đôi gai giao hợp dài bằng nhau (chiều dài 0,75 – 0,85 mm). Giun cái dài 9 – 18 cm, đuôi thẳng.

Trứng giun hơi tròn, vỏ trứng lỗ chỗ như tổ ong, vỏ dày, màu vàng, kích thước 0,08 – 0,085 x 0,064 – 0,072 mm.

– Loài T. leonina: giun có cơ thể màu vàng nhạt, cánh đầu rất hẹp, hơi cong về phía lưng. Giun đực dài 4 – 6 cm, đuôi nhọn không tù như T. canis, không có cánh đuôi, có một đôi gai giao hợp dài bằng nhau (dài 1,2 – 1,5 mm). Giun cái dài 6,5 – 10 cm. Trứng giun hơi tròn, vỏ ngoài nhẵn, đường kính 0,075 – 0,085 mm.

Vòng đời

– Đối với loài Toxocara canis: giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, sau 5 ngày thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Khi chó nuốt phải trứng này, tới ruột non ấu trùng nở ra, theo máu về gan, khí quản, vào miệng rồi trở lại ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Một số ấu trùng sau khi vào phổi không vào phế quản mà vẫn theo đại tuần hoàn về các tổ chức làm thành kén, ấu trùng ở trong kén không chết và cũng không phát triển. Nếu chó ăn phải kén có ấu trùng thì vào ruột, ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành. Ấu trùng có thể truyền từ mẹ vào thai (bằng chứng là có những trường hợp chó sơ sinh đã có giun đũa trưởng thành ký sinh).

– Đối với loài Toxascaris leonina: trứng giun theo phân chó ra ngoài, gặp nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, sau 3 ngày phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Chó nuốt phải trứng, trứng nở thành ấu trùng, sau 3 – 4 tuần phát triển thành giun trưởng thành.

Cách điều trị giun tròn ở chó

3. Dịch tễ học

Loài mắc bệnh

      Bệnh thấy ở chó, cáo, chó sói và nhiều động vật ăn thịt khác. Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm giun đũa, song loài T. canis ký sinh nhiều hơn ở chó con, còn T. leonina ký sinh nhiều hơn ở chó 6 tháng tuổi trở lên. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó giảm dần theo tuổi (chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi nhiễm 53%, 6 tháng – 1 năm tuổi nhiễm 25%, trưởng thành nhiễm 12%).

Chó ngoại và chó cái nhiễm giun đũa cao (chó đực nhiễm 17%, chó cái nhiễm 28%; chó ngoại nhiễm 40,6%, chó nội nhiễm 28,1%).

Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn ở chó nuôi tại Hà Nội, Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) cho biết, chó nhiễm giun đũa T. canis là 20%, T. leonina là 24,26%, tỷ lệ nhiễm giảm theo tuổi chó (chó dưới 3 tháng tuổi nhiễm T. canis 40,86%, 3 – 8 tháng tuổi nhiễm 25,89%, 8 – 12 tháng tuổi nhiễm 12,39%; đối với loài T. leonina: chó dưới 3 tháng tuổi không thấy nhiễm, chó 3 – 8 tháng tuổi nhiễm 33,9%, 8 – 12 tháng nhiễm 42,1%, trên 12 tháng nhiễm 19,2%).

Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ của Dương Đức Hiếu và cs (2014) cho biết, chó nhiễm Toxocara spp. là 66,67%

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2015) cho biết, chó ở Phú Thọ nhiễm T. canis qua mổ khám là 28,57%; cường độ nhiễm 1 – 6 giun/chó.

Chất chứa mầm bệnh

            Trứng giun đũa có trong phân của chó và những động vật mắc bệnh khác. Từ phân, trứng có thể phát tán và được lưu trữ trong đất, nước và lẫn vào thức ăn, nước uống của chó, người…

Phương thức truyền lây

Chó có thể nhiễm giun đũa T. canis qua 3 đường: qua thức ăn, nước uống; ăn thịt chó còn sống có kén mang ấu trùng; qua bào thai. Người nhiễm chủ yếu do nuốt phải trứng giun đũa chó qua thức ăn, nước uống, hoặc qua tiếp xúc với chó (bồng bế chó)

Trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh, có thể phát triển được trong các dung dịch clorua thuỷ ngân, sunfat đồng nồng độ cao.

Cơ chế sinh bệnh

Ở chó

Ấu trùng di hành làm tổn thương một số cơ quan, tổ chức (gan, phổi, mạch máu…). Nếu nhiều giun trưởng thành ký sinh thì gây tắc ruột, có khi thủng ruột. Giun chui vào ống dẫn mật làm tắc ống dẫn mật, chó có thể chết.

Ấu trùng giun còn mang vi khuẩn đến các cơ quan, tổ chức gây viêm.

Ở người

Giun đũa Toxocara spp. trưởng thành ký sinh ở chó, sau khi thụ tinh đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Người có thể nhiễm ấu trùng giun đũa Toxocara spp. do ăn phải thức ăn, nước uống có lẫn trứng có sức gây bệnh hoặc do dùng tay bị ô nhiễm trứng có sức gây bệnh cầm thức ăn ăn.

Vào cơ thể người, trứng Toxocara spp. giải phóng ra ấu trùng, ấu trùng này di hành đến mắt hoặc các cơ quan khác trong cơ thể (như não, mắt, các cơ quan nội tạng) và gây tác hại cho cơ thể người.

4. Bệnh ở chó

 Triệu chứng

Con vật gầy còm, chậm lớn, thiếu máu ăn kém, nôn mửa, táo bón, sau ỉa chảy. Bụng chướng to, lông xù. Có khi có triệu chứng giống thần kinh như động kinh hay bệnh dại.

Bệnh tích

            Xác chết gầy, lông xung quanh hậu môn dính phân bẩn. Mổ khám thấy nhiều giun đũa ở ruột non, có thể thấy giun tập trung thành búi, gây tắc ruột. Ruột non viêm cata, có nhiều điểm xuất huyết.

Chẩn đoán bệnh

Đối với chó còn sống: xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng giun đũa. Phân biệt trứng của hai loài giun trên, đồng thời theo dõi triệu chứng lâm sàng của con vật.

Đối với chó đã chết: mổ khám tìm giun đũa ở ruột non và dạ dày chó.

5. Bệnh ở người

Cortés N. N. và cs. (2015) đã kiểm tra 183 mẫu huyết thanh của trẻ em 3 – 16 tuổi tại Amecameca và Chalco thuộc México. Kết quả cho thấy, có 22 mẫu dương tính với T. canis, chiếm tỷ lệ 12,02%. Trong đó có 6,50% số bé trai và 5,4% số bé gái dương tính với bệnh do giun T. canis gây ra.

Borecka A. và Kłapeć T. (2015) cho biết: Tại Ba Lan, giai đoạn từ năm 1994 – 2005, kiểm tra 18.367 mẫu huyết thanh của người nghi ngờ bị nhiễm Toxocara, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu huyết thanh dương tính biến động qua các năm nghiên cứu từ 1,8 – 76%. Trong giai đoạn từ năm 1978 – 2009, đã ghi nhận 1.022 trường hợp thể hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh.

Antolová D. và cs. (2015) đã kiểm tra 429 mẫu huyết thanh người dân tộc Roma sống thành quần thể riêng thuộc Đông Slovakia, thấy 22,15 số mẫu dương tính với T. canis. Triệu chứng của những người bị bệnh bao gồm: nhức đầu, đau cơ bắp, tiêu chảy và có các triệu chứng giống bệnh cúm (ho, sốt bất thường khó thở…).

Triệu chứng

Người nhiễm ấu trùng giun đũa chó có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó xác định, phụ thuộc nhiều vào số lượng, vị trí ký sinh của ấu trùng và đáp ứng của cơ thể người bị nhiễm. Gồm có hai nhóm triệu chứng chính:

– Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, có các triệu chứng chung như: mệt mỏi, ăn kém, thể trạng yếu, sốt bất thường và có dạng dị ứng (nổi mẩn ngứa, nổi ban, mề đay…). Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng cho dù là điển hình, cũng rất dễ nhầm với các bệnh khác.

– Bệnh ấu trùng giun đũa chó ở mắt: bệnh có triệu chứng giảm thị lực, viêm mắt hoặc gây tác động có hại đến võng mạc. Thông thường thì mắt nào có ấu trùng ký sinh mới thể hiện triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, ít gặp nhóm thứ ba là bệnh “Toxocara spp. biến đổi” (Convert Toxocariosis). Trường hợp này thấy ở những bệnh nhân có huyết thanh chẩn đoán giun đũa chó dương tính kết hợp với một số triệu chứng hay dấu hiệu lâm sàng có tính hệ thống và khu trú ở một số vùng nhất định của cơ thể nhưbụng (đau bụng), thần kinh (khiếm khuyết về tâm thần, động kinh), phổi (suyễn), da (dị ứng kéo dài).

Theo Iddawela D. R. và cs. (2003), ấu trùng giun đũa Toxocara canis ký sinh ở người gây ra tình trạng đau bụng (45%), ho (30%), đau mình mẩy (23%), nổi mề đay (20%).

giun ở dạ dày của chó. Niêm mạc ruột non viêm cata, có nhiều điểm tụ huyết và xuất huyết.

Chẩn đoán

Do ấu trùng giunToxocara spp. không phát triển được thành dạng trưởng thành và không có khả năng sinh sản ở người, nên khi xét nghiệm phân người sẽ không chẩn đoán được bệnh. Chỉ có thể chẩn đoán bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người bằng phương pháp huyết thanh học để phát hiện kháng thể kháng Toxocara spp. trong máu người (có thể sử dụng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán bệnh ở người)..

6. Phòng, trị bệnh

8.1. Tẩy giun đũa cho chó

Có thể tẩy giun đũa cho chó bằng một trong các thuốc sau:

Piperazin hydrat: liều 100 – 150 mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn.

Piperazin citrat: liều 150 mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn.

Piperazin adipate: liều 100 mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn.

Levamisol: liều 15 – 20 mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn.

                   Hiệu quả tẩy rất cao và an toàn.

Mebendazol: liều 90 – 100 mg/kg TT. Trộn thức ăn cho chó ăn.

                  Thuốc an toàn và hiệu quả cao.

Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008) đã sử dụng thuốc levamisol, liều 15 mg/kg TT để tẩy giun đũa cho chó, kết quả cho thấy, thuốc có hiệu lực tẩy đạt 86,66%, trong khi dùng thuốc sanpet (liều 25 mg/kg TT), hiệu lực tẩy giun đũa và các giun tròn khác đạt 93,33%.

8.2. Điều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó cho người

Điều trị nội khoa: Phần lớn những trường hợp mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người mức độ nhẹ có triệu chứng không rõ ràng, vì vậy bệnh nhân thường không đến khám và diều trị tại các cơ sở y tế. Sau đó, bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng. Vấn đề điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng thường được áp dụng đối với những trường hợp người mắc bệnh nặng như tổn thương ở phổi, não, tim, hoặc ngứa ngáy, nổi mề đay nặng Có thể sử dụng một trong những thuốc sau:

 Albendazole: liều 10 – 15 mg/kgTT/ngày x 15 – 21 ngày.

 Mebendazole: liều 100 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày (thuốc này không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 tuổi).

 Thiabendazole: 50 mg/kgTT/ngày, chia 2 lần x 7 ngày, không vượt quá 3 gam/ngày.

 Dietylcarbamazine: 6 mg/kgTT/ngày, chia 3 lần x 10 ngày (thuốc này không khuyến cáo dùng cho trẻ em).

 Điều trị ngoại khoa: Biện pháp điều trị ngoại khoa được đặt ra đối với những trường hợp bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở mắt.  

Trần Trọng Dương (2013) đã sử dụngalbendazoleđiều trị bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, với liều 10 mg/kg/ngày ở trẻ em (5 – 15 tuổi) và 15 mg/kgTT/ngày ở người lớn (trên 15 tuổi) trong 21 ngày. Kết quả sauđiều trị 1 tháng cho thấy, các triệu chứng lâm sàng đều giảm đi rõ rệt: mẩn ngứa (37,3% – 4%), nổi mề đay (4,7% – 0,8%), đau mình mẩy (19% – 0), đau bụng (6,4% – 1,6%), đau đầu (8,7% – 0), sốt (4% – 0), rối loạn tiêu hóa (6,4% – 0,8%), các triệu chứng khác chiếm 13,5% – 1,6%; các xét nghiệm cận lâm sàng cũng cho thấy 96,0% số bệnh nhân có bạch cầu ái toan giảm đến mức giới hạn bình thường.

8.3. Phòng và kiểm soát bệnh

            Tăng cường quản lý đàn chó: không thả rông chó; nuôi chó nhốt trong cũi (chuồng), vệ sinh thức ăn và nước uống cho chó; định kỳ cọ rửa, tiêu độc cũi và nền chuồng.

            Để phòng nhiễm ấu trùng giun đũa chó, người cần thực hiện tốt việc ăn chín uống sôi, không tiếp xúc trực tiếp với chó, không bề bồng chó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Thị Ngân, Bùi Chí Vinh, Bùi Văn Dũng (2015). “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XXII. Số 4 – 2015, tr 68 – 75.
  2. Dương Đức Hiếu, Bùi Khánh Linh, Sử Thanh Long (2014), “Bước đầu nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVIII. Số 8 – 2014.
  3. Lê Văn Đoan, Võ Hữu Hội (2008), “Nhân 02 trường hợp nhiễm ấu trùng giun đũa chó nội tạng được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Nhi BV Đà Nẵng”, Nguồn: http://khoanhidanang.com.vn/detail.php?dm=1&id=5.
  4. Huỳnh Hồng Quang (2008), Toxocara canis và Toxocara cati một bệnh gây ra do ký sinh trùng, Nguồn: http://news.bacsi.com/kien-thuc/chuyen-khoa/toxocara-canis-va-toxocara-cati-mot-benh-gay-ra-do-ky-sinh-trung.
  5. Antolová D., Jarčuška P., Janičko M., Madarasová-Gecková A., Halánová M., Čisláková L., Kalinová Z. Reiterová K., Škutová M., Pella D., Mareková M. (2015), “Seroprevalence of human Toxocara infections in the Roma and non-Roma populations of Eastern Slovakia: a cross-sectional study”, Epidemiol Infect, 143(10), pp. 2249 – 2258.
  6. Borecka A., Kłapeć T. (2015), “Epidemiology of human toxocariasis in Poland – A review of cases 1978 – 2009”, Ann Agric Environ Med., 22(1), pp. 28 – 31.
  7. Cortés N. N., Núñez C. R., Guiliana B. G., García P. A., Cárdenas R. H. (2015), “Presence of anti-Toxocara canis antibodies and risk factors in children from the Amecameca and Chalco regions of México”, BMC Pediatr, 15 (65).
  8. Despommier D. (2003). “Toxocariasis: clinical aspects, epidemiology, medical ecology, and molecular aspects”. Clin Microbiol Rev, 16 (2), pp. 265 – 272.
  9. Holland, Celia and Smith H.V. (2006) Toxocara: The Enigmatic Parasite. Wallingford, UK and Cambridge, MA: CABI Publishing,
  10. Iddawela D. R., Kumarasiri P. V., de Wijesundera M. S. (2003), “A seroepidemiological study of toxocariasis and risk factors for infection in children in Sri Lanka”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, Vol. 34, No. 1, pp. 7 – 15.
  11. Marty, Aileen (2000). Toxocariasis Chapter 27, pages 411- 421 in Meyers WM, Neafie RC, Marty A. M., Wear D. J. (Eds) Pathology of Infectious Diseases Volume I: Helminthiases. Armed Forces Institute of Pathology, Washington DC.;http://www.afip.org/cgi-bin/description.cgi?item=FS28.