Cách đoán đáp án trắc nghiệm

Bài thi trắc nghiệm là dạng đề thi khá phổ biến ở đại học, chắc chắn sinh viên sẽ phải thường xuyên làm bài kiểm tra hoặc bài thi dưới hình thức trắc nghiệm. Tất nhiên cách tốt nhất để làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm cao chính là hãy ôn tập thật kỹ và cân nhắc kỹ trước khi chọn đáp án. Tuy nhiên, nếu lỡ gặp phải những câu nằm ngoài nội dung mà mình chưa ôn thì phải làm thế nào? Các em có thể tham khảo cách đoán đáp án khi làm bài thi trắc nghiệm nhé!

>> Gian lận thi cử – Gian lận khi làm bài thi và cái kết

1. Cách đoán đáp án với trắc nghiệm “Đúng – Sai”

Thông thường, bài thi trắc nghiệm sẽ có 4 đáp án A, B, C, D – Tức là xác suất bạn chọn đại mà chính xác sẽ là 25%. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xác suất chọn đúng của bạn lên đến 50%, đó chính là với dạng trắc nghiệm chỉ có 2 đáp án “Đúng – Sai”. Đối với các câu trắc nghiệm “Đúng – Sai”, nếu trong câu hỏi có những từ khẳng định hoặc mang tính tuyệt đối như “tất cả”, “chắc chắn”, “luôn luôn”, “không bao giờ”,… thì bạn nên chọn đáp án “Sai”. Vì hầu như khá ít trường hợp mà những điều mang tính tuyệt đối lại chính xác cả, đa số mọi điều sẽ đều có những trường hợp ngoại lệ. Ngược lại, nếu trong câu hỏi có những từ mang tính tương đối như “một số”, “đôi khi”, “thông thường”,… thì bạn nên chọn đúng án “Đúng”.

2. Loại bỏ các đáp án lớn nhất, nhỏ nhất

Khi làm bài thi trắc nghiệm các môn tính toán, nếu không chắc chắn đáp án nào đúng, thì bạn có thể dùng phương pháp loại trừ. Hãy loại bỏ các đáp án lớn nhất và nhỏ nhất, vì thông thường đáp án đúng sẽ nằm ở khoảng giữa, chứ ít khi đáp án đúng lại là số lớn nhất hoặc nhỏ nhất. Tất nhiên, vẫn có một số trường hợp người ra đề sẽ cho đáp án đúng là số lớn nhất hoặc số nhỏ nhất, chứ không phải lúc nào đáp án đúng cũng nằm trong khoảng giữa. Nhưng dù sao cách đoán đáp án này cũng giúp bạn yên tâm hơn với sự lựa chọn của mình.

>> Cách giúp sinh viên học tốt các môn tính toán ở đại học

3. Tìm đáp án trong các câu hỏi khác

Thông thường, đề thi trắc nghiệm sẽ có nhiều mã đề khác nhau, tức là các câu hỏi sẽ khác nhau và thứ tự xuất hiện của các câu hỏi cũng sẽ bị đảo lộn một cách ngẫu nhiên. Chính điều này sẽ dẫn tới trường hợp nhiều khả năng trong cùng 1 đề thi sẽ xuất hiện 2-3 câu hỏi tương tự nhau, ở cùng một mảng kiến thức của môn học. Khi gặp một câu trắc nghiệm mà mình chưa biết đáp án, các em có thể đọc kỹ các câu hỏi tương tự với nó trong đề thi, vì nhiều khi trong các câu hỏi kia đã có luôn đáp án cho câu hỏi này rồi.

4. Chọn đáp án dài nhất khi thi trắc nghiệm

Cách đoán đáp án này cũng được đa số sinh viên áp dụng và thành công, đó chính là hãy chọn đáp án dài nhất khi thi trắc nghiệm. Có thể nó không chính xác hoàn toàn, nhưng khả năng chọn đáp án dài mà ra đáp án đúng cũng khá cao luôn ấy. Chính vì thế, đây cũng là một trong những cách đoán đáp án khi làm bài thi trắc nghiệm mà các em có thể tham khảo.

>> Sinh viên phải làm sao khi học trước quên sau?

5. Chọn đáp án quen thuộc trong đề thi trắc nghiệm

Tất nhiên trước khi thi thì các em sẽ ôn luyện bằng cách giải rất nhiều đề thi mẫu hoặc đề thi của những năm trước đúng không? Trong suốt quá trình giải đề đó, chắc chắn các em sẽ gặp phải những nội dung xuất hiện nhiều lần đến nỗi mình đã quá quen với chúng. Vậy thì khi làm bài thi trắc nghiệm, nếu câu đó không biết làm nhưng lại có đáp án quen thuộc xuất hiện thì các em cũng nên chọn nó, vì ít ra thì mình cũng đã từng thấy nó nhiều lần trong những lần giải đề, biết đâu đó cũng chính là đáp án đúng.

6. Chọn đáp án ít xuất hiện khi làm bài thi trắc nghiệm

Đây là cách đoán đáp án mà các em chỉ nên thực hiện khi mình đã quá bí, tức là không còn cách nào khác nữa. Vì thật sự cách đoán đáp án này sẽ có độ chính xác không cao. Đó chính là chọn đáp án ít xuất hiện. Cụ thể hơn, sau khi đã làm xong những câu trắc nghiệm khác, các em hãy nhìn lại một lượt xem trong số các đáp án A-B-C-D thì đáp án nào nãy giờ ít xuất hiện, sau đó, chỉ việc chọn đáp án đó với một niềm hy vọng rằng mình chọn đúng. Dù các đoán đáp án này mang tính hên xui khá cao, nhưng ít ra nó cũng giúp các em yên tâm hơn vì ít ra mình cũng có một xíu cơ sở để suy đoán.

Trên đây là một số cách đoán đáp án khi làm bài thi trắc nghiệm, các em có thể tham khảo để giúp mình làm tốt bài thi hơn. Tất nhiên chúng chỉ là những phương án để tham khảo chứ chưa chắc sẽ chính xác hoàn toàn, chứ nếu chỉ đoán thôi mà đúng hết thì đi học làm gì, mất công học bài để làm chi. Tốt nhất là các em cứ ôn tập đầy đủ và nghiêm túc, chỉ trường hợp bí bách quá, không biết nên chọn đáp án nào thì mới áp dụng những cách đoán đáp án này nhé!

>> Cách làm trắc nghiệm hiệu quả từ kinh nghiệm của thủ khoa

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


👍🏻 Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
👥 Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…

Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
👤 Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Hoàng Khôi Phạm

- Thủ khoa đầu ra ngành Marketing - Đại học Kinh tế TP. HCM [UEH] - Tốt nghiệp loại giỏi với điểm trung bình 8.45 - 8/8 học kỳ đều nhận được học bổng của trường - Sáng lập ra trang Tự tin vào đời, chia sẻ những kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.

Chủ Đề