Cách đọc biểu đồ báo cáo tài chính

October 10, 2021

4 min read

Chào các bạn, với những ai đã từng thực hiện phân tích dữ liệu với ngôn ngữ Python chắc sẽ không lạ gì Matplotlib - một thư viện rất mạnh và phổ biến dùng để dựng các loại biểu đồ thống kê với ngôn ngữ Python. Trong bài viết này, mình sẽ minh họa sơ bộ ứng dụng của matplotlib vào việc xây dựng các biểu đồ đơn giản nhằm làm nổi bật lên bức tranh tổng quan về sự phát triển của doanh nghiệp từ những con số khô khan trong báo cáo tài chính.

Trong các minh họa dưới đây mình sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính của Công tỵ Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn [SCSC] - một doanh nghiệp dịch vụ trong ngành hàng không, một ngành hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid. Tuy nhiên hãy cùng xem các con số trong báo cáo nói lên điều gì nhé.

1. Sử dụng biểu đồ cột

Chắc chúng ta không ai lạ gì biểu đồ cột, loại biểu đồ rất đơn giản và phổ biến khi cần quan sát sự khác biệt của một hoặc nhiều đại lượng nào đó giữa các đối tượng khác nhau. Ví dụ biểu đồ cột so sánh doanh số các loại xe ô tô, biểu đồ cột so sánh số lượng dân cư ở các khu vực, …

Đầu tiên chúng ta hãy dựng một biểu đồ cột để xem xu hướng thay đổi của doanh thu, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của SCSC qua từng năm. Để dễ dàng tái sử dụng thì mình có định nghĩa một hàm dựng biểu đồ cột dạng nhóm [grouped bar chart] với đầu vào là dữ liệu dưới dạng file csv như ở dưới. Như vậy khi cần dựng biểu đồ cột với dữ liệu khác thì chỉ cần tạo file csv khác với cấu trúc tương tự là được.

Ok giờ thì chuẩn bị một file csv tên là scs_yearly_doanh-thu_ln-gop_lnst.csv có dữ liệu doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế của SCSC qua từng năm với format như sau:

Lắp đường dẫn tới file csv trên vào hàm đã tạo ta được biểu đồ cột như sau.

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy ngay được doanh thu, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của SCSC có xu hướng tăng đều qua từng năm. Tuy nhiên năm 2020 thì kết quả kinh doanh có sự sụt giảm so với năm 2019. ở đây mình cũng chưa chau chuốt cho biểu đồ trông đẹp hơn, tuy nhiên với mục đích để dễ dàng nhìn thấy xu hướng thì với mình vậy là đủ. Chúng ta hoàn toàn có thể làm cho nó long lanh hơn, chẳng hạn thay đổi màu sắc cột, cỡ chữ, … bằng cách sử dụng thêm các tùy biến và hàm số của matplotlib.

Một dạng biểu đồ cột nữa cũng hay được dùng là biểu đồ cột chồng lên nhau [stacked bar chart]. Biểu đồ cột chồng lên nhau sẽ cho chúng ta thêm thông tin về cơ cấu của các đại lượng nhỏ hơn của một đại lượng nào đó. Để minh hoạ thì mình sẽ dựng biểu đồ cột chồng để nhìn tổng quan về thay đổi lượng tài sản của SCSC theo từng năm và cơ cấu tài sản [gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn] của SCSC như thế nào.

Đầu tiên mình sẽ định nghĩa hàm để vẽ biểu đồ cột chồng, về cơ bản format của file csv dữ liệu đầu vào và cách dựng biểu đồ tương tự như hàm vẽ biểu đồ cột theo nhóm, điều khác biệt là các đại lượng cấu thành sẽ được vẽ thành các cột chồng lên nhau.

Dữ liệu về cơ cấu tài sản từng năm của SCSC được lấy từ bảng cân đối kế toán và được chuẩn bị dạng file csv như sau:

Lắp đường dẫn tới file csv vào hàm đã định nghĩa ta được đồ thị như sau.

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy xu hướng tài sản ngắn hạn tăng dần qua từng năm, trong khi tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần, chứng tỏ SCSC không phải đầu tư liên tục vào tài sản dài hạn.

2. Sử dụng biểu đồ đường

Biểu đồ đường [line chart] thường được sử dụng để theo dõi và so sánh xu hướng biến động của một hay nhiều đại lượng theo thời gian. Để minh họa về biểu đồ đường, mình sẽ thử dựng biểu đồ đường để theo dõi xu hướng của các chỉ số biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng, và biên lợi nhuận EBIT [trước lãi vay và thuế] theo năm của SCSC. Đầu tiên là hàm để xây dựng biểu đồ đường.

Ok, tiếp theo như thường lệ là file csv chứa dữ liệu theo format tương tự như với biểu đồ cột.

Cuối cùng là gọi hàm và xem thành quả.

Từ biểu đồ có thể thấy rõ xu hướng tăng ổn định biên lợi nhuận, mặc dù các năm gần đây không tăng quá nhiều. Khoảng cách giữa các đường biên lợi nhuận thu hẹp dần và ổn định thể hiện sự tối ưu dần trong việc kiểm soát các chi phí liên quan.

Như vậy với việc kết hợp sức mạnh của thư viện matplotlib trong việc xây dựng các biểu đồ, việc trực quan hóa dữ liệu báo cáo tài chính được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và hoàn toàn có thể được tự động hóa. Sau đây là một số biểu đồ tham khảo về các thông số thống kê khác trong báo cáo tài chính của SCSC. Tuy là doanh nghiệp trong ngành hàng không nhưng qua các biểu đồ tổng quan về hoạt động kinh doanh và bản cân đối kế toán, có vẻ như SCSC không hề hấn gì trước dịch bệnh.

WiChart cung cấp Biểu đồ mặc định. Bên cạnh đó bạn có thể thêm nhanh các biểu đồ đã được khởi tạo sẵn theo các bước phía dưới.

Bước 1: Nhấp vào nút để mở danh sách biểu đồ mẫu Bước 2: Nhấp vào tên biểu đồ muốn thêm Bước 3: Nhấp chọn Lưu > hoàn thành

Mẹo: Bạn có thẻ chỉnh sửa [màu sắc, loại biều đồ, tiêu chí,..] theo hướng dẫn tại đây

Mẹo: Wichart tạo biểu đồ riêng cho từng nhóm doanh nghiệp/ngân hàng. Bạn hãy thử truy cập biểu đồ tài chính của VCB và thêm nhanh biểu đồ, chắc chắn sẽ rất thú vị với những người có sở thích phân tích nhóm ngân hàng.

Bước 1: Nhấp chọn Chỉnh sửa Bước 2: Nhấp giữ và kéo thả chuột để di chuyển biểu đồ đến ví trí mong muốn. Nếu muốn xóa biểu đồ, nhập chọn biểu tượng để xóa Bước 3: Nhấp chọn Lưu > hoàn thành chỉnh sửa

Sắp xếp/ Xóa biểu đồ đã chọn

Tùy chỉnh thời gian xem

Buớc 1: Nhấp chọn Chỉnh sửa Bước 2: Chọn số kỳ muốn xem Bước 3: Chọn mốc thời điểm Bước 4: Nhấp chọn Lưu > Hoàn thành

Sau khi đã làm quen với WiChart, bạn nên chỉnh sửa lại [màu sác, loại biểu đồ và chỉ số,..] để phù hợp hơn với sở thích của mình. Để thực hiện việc chỉnh sửa biểu đồ mẫu, bạn làm theobước sau:

Bước 1: Nhấp chọn Chỉnh sửa Bước 2: Nhập chọn Thêm đồ thị Bước 3: Chọn Biểu đồ gợi ý > Chọn biểu đồ muốn thay đổi Bước 4: Sửa lại loại biểu đồ, màu sắc, thêm bớt chỉ tiêu hoặc thứ tự hiển thị. Bước 5: Nhấp chọn Vẽ biểu đồ > Ghõ tên muốn lưu > Lưu tên > Chọn Thêm biểu đồ ngay nếu muốn Bước 6: Nhấp chọn Lưu > hoàn tất

Chỉnh sửa lại các biểu đồ mẫu của WiChart

Tự tạo biểu đồ trực quan

Khi đã sử dụng WiChart một thời gian và làm quen với việc chỉnh sửa biểu đồ mẫu. Bạn hãy tiến thêm một bước nữa là tự tạo những biểu đồ của riêng mình. Đây là tính năng rất hay và độc quyền mà chỉ riêng WiChart có.

Để tạo biểu đồ trực quan của mình, bạn làm theobước sau:

Bước 1: Nhập chọn Chỉnh sửa Bước 2: Chọn Thêm đồ thị Bước 3: Chọn Chỉ tiêu > Chọn các tiêu chí muốn vẽ biểu đồ Bước 4: Thay đổi loại biểu đồ, màu sắc, thứ tự phù hợp Bước 5: Chọn thời gianSố kỳ hiển thị > Chọn Vẽ đồ thị Bước 6: Nhập chọn Lưu > Thêm để hiện thị ngay nếu muốn

Hướng dẫn tự tạo Biểu đồ trực quan

Mẹo: Nếu đang sử dụng gói "Dữ liệu doanh nghiệp" bạn có thể vẽ được biểu đồ trực quan của dữ liệu thuyết minh. Hãy thử vẽ biểu đồ phân rã doanh thu tài chính của VIC, CII, MWG,... bạn sẽ thấy ngay những điều đặc biệt.

Tạo thêm Bố cục [Layout]

WiChart cho bạn tạo thêm layout ngoài layout mặc định. Điều này giúp bạn có thể phân nhóm biểu đồ ra thành các nhóm như: Thời gian [quý/năm], Loại chỉ tiêu [tài sản/nguồn vốn/dòng tiền],.... Để thêm layout mới bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Nhấp chọn Bước 2: Nhập tên Layout bạn muốn tạo Bước 3: Thêm nhanh / Tạo mới biểu đồ > Lưu

Wichart đã tích hợp tính năng xuất biểu đồ/dữ liệu dưới các định dạng như PNG, CSV, XLS... Để thực hiện tính năng xuất biểu đồ bạn làm theobước sau:

Bước 1: Nhấp chọn Chỉnh sửa > Chọn Thêm đồ thị Bước 2: Chọn biểu đồ muốn xuất > Vẽ biểu đồ Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng ở biểu đồ Bước 4: Chọn định dạng muốn xuất > Xuất

Chú ý: Để WiChart có cơ hội phát triển và nâng cấp dịch vụ mỗi ngày. Mong rằng bạn sẽ luôn ghi nguồn: Wichart.vn ®️ mỗi khi bạn chia sẻ hình ảnh hay những dữ liệu do WiChart cũng cấp!

Video liên quan

Chủ Đề