Cách dụng quẹt thẻ

Thẻ Visa là một loại thẻ thanh toán quốc tế ngày càng phổ biến hiện nay, bởi sự tiện lợi và hữu ích nó mang lại. Tuy nhiên, nhiều người khi mới sử dụng thẻ này cũng phân vân về độ an toàn của nó khi quẹt thẻ tại các cửa hàng, siêu thị. Dưới đây, Thebank sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc này.

Tìm hiểu thêm: Các thông tin cần biết về thẻ Visa.

Quẹt thẻ Visa ở các cửa hàng, siêu thị có nguy hiểm không?

Từ năm 2013, các tổ chức thanh toán Visa/ MasterCard buộc ngân hàng phải áp dụng chuẩn công nghệ chip EMV vào sản phẩm thẻ của họ. Công nghệ này giúp tăng cường mức độ bảo mật thông tin cao hơn rất nhiều so với thẻ từ thông thường như thẻ nội địa [thẻ ATM nhiều người dùng hiện nay], hạn chế nhiều giao dịch gian lận.

Thẻ chip EMV là gì? Tại sao nên dùng nó thay cho thẻ từ?

Tuy nhiên lại có một nhược điểm cực kỳ nguy hiểm khi thanh toán bằng thẻ quốc tế Visa/ MasterCard tại nhiều siêu thị, cửa hàng ở nước ta đó là: Quẹt thẻ không cần nhập PIN, mà nhân viên cửa hàng cũng chẳng kiểm tra lại thông tin chủ thẻ.

Quy trình quẹt thẻ Visa lỏng lẻo ở các điểm chấp nhận thẻ

Mặc dù bảo mật không cao bằng thẻ quốc tế sử dụng chip EMV, nhưng khi thanh toán bằng thẻ ATM thì vẫn cần nhập mã PIN bình thường, vậy mà thẻ quốc tế Visa lại bỏ qua bước rất quan trọng này.
Quy trình quẹt thẻ Visa ở nhiều cửa hàng, siêu thị trong nước:

  • Bạn đưa thẻ cho nhân viên bán hàng;
  • Nhân viên quẹt thẻ;
  • Bạn nhận thẻ và ký tên vào hóa đơn, hoàn tất thanh toán.

Khi thanh toán tại siêu thị thì nhiệm vụ của mã PIN thẻ tín dụng ở đâu?

Thanh toán mà không cần nhập PIN có thể tạm chấp nhận, nhưng bỏ qua bước kiểm tra lại thông tin của chủ thẻ thì không thể chấp nhận được. Rất nhiều cửa hàng sau khi quẹt thẻ Visa/ MasterCard, họ không bao giờ kiểm tra lại xem khách hàng có phải là chủ thẻ đó không.

Quy trình quẹt thẻ Visa lỏng lẻo ở các điểm chấp nhận thẻ

Ví dụ điển hình

Ngày 9/7/2017 gần đây, Khánh [đối tượng] lấy trộm 2 thẻ tín dụng của Robert [người Úc mà Khánh mới quen biết] để đi mua điện thoại. Khánh dùng thẻ tín dụng mua được 2 Iphone 7 Plus, mỗi cái hơn 21 triệu đồng, và bán lại với giá 18 triệu đồng. Sau đó, Khánh tới cửa hàng khác để mua tiếp điện thoại nhưng không được cửa hàng này chấp nhận, vì không phải là chủ thẻ tín dụng.

Rõ ràng là nhân viên ở cửa hàng đầu tiên không kiểm tra lại xem thẻ tín dụng đó có phải của Khánh hay không. Cửa hàng điện thoại thứ hai phát hiện Khánh không phải chủ thẻ, nên đã ngăn chặn được gian lận. Thật may là Khánh đã bị bắt ngay sau khi mua hàng thất bại. Nhưng rất rất nhiều người không may mắn được như Robert.

Nói một cách khác thì với quy trình lỏng lẻo này, bất kỳ ai lấy được thẻ Visa [dù là thẻ tín dụng, ghi nợ hay trả trước] của bạn đều có thể sử dụng để mua hàng, đúng với câu mất thẻ là mất tiền.

Quy trình quẹt thẻ Visa/ MasterCard ở nước ngoài

Ở nước ngoài khi quẹt thẻ Visa có thể không cần PIN, nhưng chí ít thì nhân viên sẽ xác minh xem bạn có phải là chủ thẻ Visa đó không.

Nhiều người chia sẻ rằng, nếu giá trị đơn hàng cao hơn một giới hạn nhất định [ví dụ 20 USD] thì họ phải nhập mã PIN để xác minh, nhiều ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải nhập mã PIN cho mọi giao dịch dù lớn hay nhỏ.

Quy trình quẹt thẻ ở nước ngoài

Phải xây dựng lại quy trình quẹt thẻ nghiêm ngặt hơn

Bằng cách nào đó các điểm chấp nhận cần phải phối hợp với các ngân hàng để xây dựng lại quy trình này chặt chẽ hơn.

  • Có ý kiến nói rằng, các điểm chấp nhận thanh toán thẻ phải yêu cầu khách hàng xuất trình thêm CMND, hoặc giấy tờ khác để xác nhận họ đúng là chủ thẻ đó.
  • Xa hơn nữa, tốt nhất các ngân hàng phát hành thẻ nên yêu cầu khách hàng nhập PIN mỗi khi thanh toán, cho dù đó là thẻ nội địa hay thẻ quốc tế Visa/ MasterCard, vì an toàn là trên hết.
  • Và điều quan trọng nhất, là bạn tuyệt đối không được cho người khác lấy được thẻ của mình kể cả người thân, cũng như chỉ nên giữ một số tiền nhất định trong tài khoản thẻ phòng rủi ro xảy ra.
Cảnh báo: Nếu không muốn bị rút trộm thì tốt hơn đừng để tiền trong tài khoản thẻ ATM.

Khi mua hàng trực tuyến bằng thẻ quốc tế Visa/ MasterCard cũng không cần mã PIN. Họ sẽ xác minh thông tin của bạn thông qua 2 lớp bảo mật: Số CVV/ CVC ở mặt sau thẻ và mật khẩu OTP - dịch vụ 3D SecureCode. Vì vậy, để an tâm hơn khi mua hàng online thì bạn hãy xóa số CVV, và đăng ký dịch vụ Verified by Visa/ MasterCard SecureCode.

Tìm hiểu thêm:

  • Số CVV/CVC? Vì sao nên xóa số này đi ngay sau khi nhận được thẻ?
  • Vì sao cần đăng ký Verified by VISA trước khi mua hàng trực tuyến?

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay

Video liên quan

Chủ Đề