Cách ghi nhận xét môn mĩ thuật lớp 1

  • Cách ghi nhận xét môn mĩ thuật lớp 1
    Hướng dẫn quy trình nhận công chức không qua thi tuyểnNếu bạn thuộc đối tượng được tiếp nhận công chức không qua thi tuyển, bạn có thể tham khảo thủ tục tiếp nhận công chức không qua thi tuyển để nắm bắt được trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện thủ t ...

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG “NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ”
TRONG TIẾT DẠY MỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC
o0o
Khi dạy môn Mỹ thuật ở tiểu học không ít giáo viên còn lúng túng và chưa đưa
ra được các tiêu chí “nhận xét, đánh giá”, xếp loại bài thực hành của học sinh trên mỗi
tiết, từng phân môn. Đây đang còn là vướng mắc khá phổ biến cần được khắc phục để
hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mỗi giáo viên dạy chuyên Mỹ thuật.
Là giáo viên dạy Mỹ thuật nhiều năm, tôi xin mạnh dạn nêu ra những tiêu chí
cho từng phân môn dựa trên tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn Kiến thức – kỹ năng
nhằm giúp cho giáo viên thực hiện thành công Hoạt động “Nhận xét, đánh giá” (Hoạt
động 4 trong tiết dạy), như sau:
a-Phân môn Vẽ theo mẫu:
-Bố cục cân đối, vừa phần giấy.
-Hình vẽ rõ đặc điểm, gần giống mẫu.
-Màu sắc có độ đậm, nhạt.
b-Phân môn Vẽ trang trí:
*Với các lớp 1 và 2:
-Vẽ (hoặc vẽ tiếp) hoạ tiết cân đối.
-Tô (vẽ) màu đều, gọn trong hình, không lan ra ngoài.
-Màu sắc có đậm, có nhạt.
*Với các lớp 3, 4 và 5:
-Chọn và sắp xếp hoạ tiết phù hợp.
-Vẽ hình hoạ tiết cân đối.
-Màu sắc đều; có đậm, có nhạt.
c-Phân môn Vẽ tranh:
-Sắp xếp bố cục cân đối; có chính, có phụ.
-Hình vẽ rõ nội dung đề tài.
-Màu sắc hợp lý; có đậm, có nhạt.
d-Phân môn Tập nặn tạo dáng:
-Hình nặn cân đối, rõ đặc điểm, gần với mẫu.


-Sắp xếp có nội dung, đề tài.
-Màu sắc phong phú, sáng tạo.
e-Phân môn Thường thức mỹ thuật: (áp dụng phần nhận xét khi đại diện học
sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm).
-Nội dung thảo luận đủ ý, đúng yêu cầu câu hỏi.
-Trình bày lưu loát, hấp dẫn.
Tuy nhiên, có một số bài mang tính đặc thù riêng thì giáo viên linh hoạt dựa
vào các yếu tố về bố cục, hình vẽ và màu sắc mà “thêm” hoặc “bớt” nội dung của các
tiêu chí nhận xét- đánh giá sao cho phù hợp đảm bảo chuẩn kiến thức- kỹ năng và
hướng “giảm tải”.
Chẳng hạn:
*Đối với loại bài Vẽ trang trí - Vẽ màu vào hình có sẵn ở lớp 1 và 2,
giáo viên chỉ cần đưa ra 2 tiêu chí như sau:
1
-Vẽ màu đều, gọn trong hình, không lan ra ngoài.
-Màu sắc có đậm, có nhạt.
*Với bài Vẽ trang trí – Tìm hiểu về chữ nét đều (bài 24 - lớp 4), tiêu chí
như sau:
-Biết chọn và vẽ (tô) được màu dòng chữ nét đều.
-Vẽ (tô) màu đều, rõ chữ; phù hợp. (phù hợp là nếu màu dòng chữ đậm
thì màu nên nhạt và ngược lại).
*Với bài Vẽ trang trí - Tạo dáng và trang trí chậu cảnh (bài 32 - lớp 4):
giáo viên có thể đưa ra các tiêu chí:
-Tạo được dáng chậu cảnh.
-Chọn và sắp xếp hoạ tiết phù hợp, cân đối.
-Vẽ màu đều, rõ hình trang trí; có đậm, có nhạt.
*Đối với bài Vẽ trang trí - Tập kẻ chữ (bài 22 và 26 ở lớp 5): tiêu chí
như sau:
-Kẻ được dòng chữ cân đối, đúng mẫu.
-Vẽ màu đều; phù hợp (có đậm, có nhạt).

Trên đây là các tiêu chí mà tôi xây dựng để thực hiện hoạt động “Nhận
xét, đánh giá” trong tiết dạy Mỹ thuật ở tiểu học. Các tiêu chí này là căn cứ để giáo
viên và học sinh nhận xét tìm bài thực hành hoàn thành tốt (A
+
) ngay trên lớp.
*.Tiến hành thực hiện:
*Ở kế hoạch bài học:
-Giáo viên ghi cụ thể các tiêu chí trong phần hoạt động “Nhận xét, đánh giá”
(Hoạt động 4) của mỗi tiết khi soạn Kế hoạch bài học.
*Ở trên lớp:
**Đối với lớp 1:
-Do học sinh lớp Một đọc chưa thạo nên giáo viên chỉ cần nêu miệng các tiêu
chí ngắn gọn về bố cục (cách sắp xếp vừa phần giấy), hình vẽ (rõ hình dáng và đặc
điểm), màu sắc (vẽ màu đều, gọn trong hình, không lan ra ngoài; có đậm, có nhạt) để
học sinh nhận xét.
Bắt đầu từ giữa cuối học kỳ I, giáo viên thực hiện như các lớp khác.
**Đối với các lớp 2, 3, 4 và 5:
-Ghi trực tiếp lên bảng (hoặc ghi vào bảng phụ) trước khi tiến hành hoạt động
“Nhận xét, đánh giá” bài thực hành của học sinh. (Có thể nhân lúc học sinh đang thực
hành bài vẽ, giáo viên ghi tiêu chí nhận xét lên bảng. Như thế sẽ không làm mất thời
gian của thầy lẫn trò, không làm ảnh hưởng đến tổng thời gian của tiết dạy).
Giáo viên cũng có thể đưa ra các tiêu chí này ngay ở hoạt động 3 (hoạt động
Thực hành) khi giao việc theo đối tượng học sinh (làm rõ thêm việc dạy học theo
hướng phân hoá đối tượng học sinh).
Hoạt động “Nhận xét, đánh giá” trong tiết dạy Mỹ thuật có thể chia thành hai
phần chính: phần nhận xét chung và phần nhận xét riêng.
-Phần nhận xét chung:
+Dựa vào các bài thực hành mà giáo viên chọn trưng bày để nhận xét: Các bạn
đã hoàn thành bài vẽ chưa? (Ở đây, giáo viên nên chọn những bài thực hành của học
sinh đã hoàn thành theo mục tiêu tối thiểu của phân môn theo chuẩn Kiến thức - kỹ

năng và theo hướng dẫn “giảm tải”).
2
-Phần nhận xét riêng:
+Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào các tiêu chí đã nêu để nhận xét tìm bài
thực hành hoàn thành tốt, xuất sắc đạt A
+
.
***Ví dụ về cách tiến hành hoạt động “Nhận xét, đánh giá” trên lớp theo
các bước cụ thể như sau:
-Trưng bày sản phẩm: Giáo viên chọn bài hoàn thành với các mức độ khác
nhau để “Nhận xét, đánh giá”: (Đây là hoạt động rất cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả
việc Dạy của Thầy và việc Học của Trò).
+Giáo viên chọn từ 5 đến 7 bài đã hoàn thành trưng bày lên bảng để hướng dẫn
học sinh cùng nhận xét, đánh giá.
(Giáo viên đánh số thứ tự bài thực hành trên bảng của học sinh từ 1 đến hết).
-Phần nhận xét chung:
+Giáo viên: -Hãy cho biết, bài vẽ của các bạn đã hoàn thành chưa?
+Học sinh: -Thưa, các bạn đã hoàn thành bài thực hành!
+Giáo viên: -Chúng ta hãy cùng vỗ tay để biểu dương các bạn hoàn thành bài
thực hành!
+Giáo viên: -Những bài hoàn thành, đạt loại A! (Giáo viên dùng viết mực đỏ
phê trực tiếp lên bài vẽ của học sinh).
-Phần nhận xét riêng:
+Giáo viên: - (yêu cầu một học sinh đọc bảng tiêu chí nhận xét).
+Học sinh: (ví dụ đây là tiết Vẽ tranh đề tài).
**Tiêu chí nhận xét, đánh giá:
-Sắp xếp bố cục cân đối; có chính, có phụ.
-Hình vẽ rõ nội dung đề tài.
-Màu sắc hợp lý; có đậm, có nhạt.
+Giáo viên: -Các em thấy bài vẽ nào của bạn đạt được các tiêu chí trên.

+Học sinh: -(nêu ý kiến nhận xét cá nhân): Em thích bài số 3, bài số 3 đẹp vì
bài bạn vẽ “Sắp xếp bố cục cân đối; có chính, có phụ; hình vẽ rõ nội dung đề tài; màu
sắc phù hợp, có đậm, có nhạt”. (Tùy thời gian Gv mời số Hs nêu ý kiến nhận xét sao
cho phù hợp tình hình lớp).
+Giáo viên: -Nhận xét bổ sung và xếp loại những bài đạt A
+
.
Trên đây là toàn bộ diễn biến của Hoạt động “Nhận xét, đánh giá” trong
tiết dạy Mỹ thuật mà giáo viên cần phải thực hiện.
Với những tiêu chí cụ thể của từng phân môn vừa nêu mong nhận được đồng
cảm ủng hộ và những ý kiến thảo luận của quý đồng nghiệp nhằm giúp nhau thực hiện
ngày càng có hiệu quả nhiệm vụ công tác.
TRƯƠNG KỈNH NHƠN
(Giáo viên Trường tiểu học “A” thị trấn Phú Hoà)
TỔ BỘ MỸ THUẬT HUYỆN THOẠI SƠN
3